K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2018

Bạn tham khảo bài này:

Trăng là đề tài muôn thuở của thi ca từ xưa đến nay. Trăng là tri kỉ, là bạn tâm tình, chia sẻ xúc cảm của thi nhân. Trăng là biểu tượng cho không gian thanh bình, hiền hoà. Và trăng trong bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy, là quê hương, là tuổi thơ, là kí ức chiến trường để thương để nhớ.

Bây giờ chiến tranh lùi xa, cuộc sống nơi thị thành nhộn nhịp, tràn ngập trong ánh điện đã làm cho con người lãng quên ánh trăng, quên đi vẻ đẹp giản dị, thanh bình của quê nhà rơm rạ. Quên những nơi, những người từng gắn bó với cuộc đời ta – lao động và chiến đấu. Chỉ đến lúc "thình lình đèn điện tắt", "vội bật tung cửa sổ/đột ngột vầng trăng tròn", con người mới bất chợt nhớ lại cuộc sống ngày xưa, trở về kí ức để tìm lại kỉ niệm, để trách mình đã hờ hững với trăng – biểu tượng của Tình nghĩa.

Đoạn thơ là cảm xúc của tác giả khi bất chợt gặp lại ánh trăng ở thành phố "vội bật tung cửa sổ, đột ngột vầng trăng tròn", mang theo bao nhiêu là kỉ niệm về cuộc đời đã qua. Với Nguyễn Duy trăng "là đồng", "là bệ", "là sông", "là rừng", là tất cả những gì thân thuộc nhất. Trăng hiện lên trong mắt nhà thơ là sự trở về của "tri kỉ”, của "hồn nhiên", "ngỡ không bao giờ quên ”khiến cho ông "rưng rưng" cảm động. Đã có một cuộc đối mặt tình cờ giữa tình nghĩa với người vô tình và cuộc đối diện lương tâm trong người vô tình. Có cái gì nghẹn ngào, sâu lắng làm nhà thơ không thốt nên lời. Có lẽ với bất kì ai, trăng luôn gợi nên kỉ niệm đẹp. Đã có lúc bất chợt ngước lên nhìn trăng tôi lại nhớ ngày xưa mỗi độ trăng tròn, bè bạn hò nhau trốn tìm, mùi rơm nếp thơm lừng cả không gian. Bởi thế, xúc cảm của nhà thơ cũng là điều dễ hiểu, nhất là với ông, trong quá khứ trăng là tri kỉ, trở thành thân thuộc không bao giờ quên suốt một quãng đời dài. Sau cảm xúc nghẹn ngào rưng rưng vì bất chợt được về với trăng của những kỉ niệm xưa, con người mới "giật mình" nhận ra rằng: Dường như cuộc sống mới đầy đủ hơn khiến cho ta lãng quên ánh trăng, quên những gì thân yêu nhất một thời: Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.

"Trăng cứ tròn vành vạnh" – Không phải chỉ là cái "vành vạnh" của vầng trăng thiên tạo mà là sự vẹn tròn tình nghĩa. Và ánh trăng im phăng phắc là một thái độ – Thái độ nghiêm khắc. Nếu trăng giận dữ, kể tội con người đã quên tình nghĩa thì trăng đã thành nhỏ mọn. Nhưng bằng phẩm chất cao thượng Trăng – người bị bội bạc đã khiến kẻ vô tình kia tỉnh ngộ.

Kể chuyện vầng trăng với cái hồn là ánh trăng, biểu tượng cho sự cao thượng của Đất và Người đầy ân tình với ta và sự vô tình của ta, nhà thơ không chỉ dùng để trách sự hờ hững với quá khứ, với những điều thiêng liêng nhất ta đã có trong cuộc đời mà còn nhắc nhở chúng ta hãy sống có tình nghĩa, sống thuỷ chung để không phải hối hận vì có lúc đã vô tình lãng quên, bội bạc với Ân nghĩa. Có thế, ta mới có thể trọn vẹn cuộc sống hạnh phúc làm người.


7 tháng 12 2018

"Vầng trăng" xuất hiện thật bất ngờ, khoảnh khắc ấy, phút giây ấy,… tác giả, bàng hoàng trước vẻ đẹp kì diệu của vầng trăng. Bao nhiêu kỉ niệm xưa bỗng ùa về làm tác giả cứ “rưng rưng" nước mắt:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng, là bể

như là sông, là rừng”.

Nguyễn Duy gặp lại ánh trăng như gặp lại người bạn tuổi thơ, như gặp lại người bạn từng sát cánh bên nhau trong những tháng năm gian khổ. Tác giả không dấu được niềm xúc dộng mãnh liệt của mình. “Vầng trăng" nhắc nhở tác giả đừng bao giờ quên những tháng năm gian khổ ấy, đừng bao giờ quên tình bạn, tình đồng chí đồng đội, những người đã từng đồng cam cộng khổ. chia ngọt sẻ bùi trong những tháng năm chiến dấu đầy gian lao thử thách.

Khổ cuối bài thơ, Nguyễn Duy đưa người đọc cùng đắm chìm trong suy tư, trong chiêm nghiệm về “vầng trăng tình nghĩa" một thời:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình... ”

Trăng vẫn thủy chung mặc cho ai thay đổi, vô tình với trăng. Trăng bao dung và độ lượng biết bao! Tấm lòng bao dung độ lượng ấy "đủ cho ta giật mình" mặc dù trăng không một lời trách cứ. Trăng tượng trưng cho phẩm chất cao quý của nhân dân, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững của tình bạn, tình chiến đấu trong những tháng năm “không thể nào quên".

“Ánh trăng" của Nguyền Duy gây được nhiều xúc động đối với nhiều thế hệ độc giả bởi cách diễn tả bình dị như những lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc nhở chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng. Tứ thơ bất ngờ, mới lạ. “Ánh trăng” còn mang ý nghĩa triết lí về sự thủy chung khiến người đọc phải “giật mình" suy nghĩ, nhìn lại chính mình để sống đẹp hơn, nghĩa tình hơn.



16 tháng 3 2021

a. mùa xuân nho nhỏ - thanh hải

-Bài thơ viết vào tháng 11-1980 trong hoàn cảnh đất nức đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách, không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại với đời.

 

20 tháng 3 2022

A

20 tháng 3 2022

A

22 tháng 12 2021

Câu thơ có cái hay chính là sử dụng thành ngữ độc đáo: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá. Hình ảnh thơ gần gũi, hiện thực. Đó chính là cơ sở tạo nên tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó

22 tháng 12 2021

Câu thơ nói về xuất thân của những người lính, họ đều là những người xuất thân từ vùng quê nghèo, đất đai cằn cỗi, khó nhọc nhưng đều có chung 1 lòng yêu nước sâu sắc. 

18 tháng 2 2018

Trả lời

............

Rồi Bác đi dém chăn 

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

..........

- Đoạn văn trên nằm trong bài văn Đêm nay Bác không ngủ

-Của Minh Huệ

18 tháng 2 2018

Rồi Bác đi dém chăn 
Từng người từng người một 
Sợ cháu mình giật thột 
Bác nhón chân nhẹ nhàng. 

Anh đội viên mơ màng 
Như nằm trong giấc mộng 
Bóng Bác cao lồng lộng 
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

- Đoạn thơ nằm trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của chủ tịch Hồ Chí Minh

- Bài thơ Đêm nay bác không ngủ sáng tác năm 1951, dựa trên sự kiện có thực trong chiến dịch Biên giới 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân.

3 tháng 3 2021

, Đoạn thơ trên đã thể hiên nỗi nhớ tiếc, xót xa ngậm ngùi của nhà thơ đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền dân tộc. 

3 tháng 3 2021

Với cách sử dụng thành công các biện pháp tu từ, Vũ Đình Liên đã tái hiện hình ảnh ông đồ, trong chúng ta, với cái "vết tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn". Chúng ta cảm thương cho số phận của ông đồ. Ông đã không còn trong mùa hoa đào năm ấy và những giá trị tinh thần của một thời đại cũng biến theo

1 tháng 5 2018

Đoan thơ trên trích trong bài “Bếp lửa” của Bằng Việt.

- Hoàn cảnh sáng tác: “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, khi ông đang là sinh viên khoa pháp lí trường Đại học tổng hợp Ki – ép (Liên xô cũ).

20 tháng 5 2021

a. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

b. 

- Nhân hóa: "vất vả và gian lao" ➩ thể hiện sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu, mồ hôi và cả nước mắt của các thế hệ, của những tháng năm đằng đẵng lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm.
- So sánh: "Đất nước như vì sao / Cứ đi lên phía trước". ➩ ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng, thể hiện niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.

21 tháng 12 2021

giúp mik với

 

21 tháng 12 2021

Tham khảo:

Đoạn thơ diến tả tâm trạng xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa trong xóm nhỏ lúc dừng chân trên chặng đường hành quân.

21 tháng 12 2016

Đoạn thơ viết theo phương thức biểu cảm.

21 tháng 12 2016

Xuân Quỳnh là tác giả nổi tiếng của thi ca Việt hiện đại, Chị đã rất nhiều bài thơ nổi tiếng. “Tiếng gà trưa” không phải là tác phẩm được nhắc đến nhiều, nhưng nó trở thành nổi tiếng khi được tuyển vào sách giáo khoa Ngữ văn. Bài thơ như một dòng hoài niệm về quá vãng ấu thơ thân thương gắn với hình ảnh người bà và qua những kỉ niệm êm đềm. Tuy nhiên, thi phẩm không chỉ dừng lại ở những hoài niệm, dường như có một mạch ngầm nào đấy chảy da diết mang theo bao điều suy tưởng...
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.