Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về phong cách Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân, không một chút riêng tư. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh gồm 5 nội dung lớn, đó là những phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, rất cao xa nhưng cũng rất đời thường mà mỗi chúng ta ở những mức độ và cấp độ khác nhau đều có thể học tập và noi theo. Một là, tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Hai là, tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng. Ba là, tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bốn là, tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, bao dung, nhân hậu hết mực vì con người. Năm là, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và toàn diện, bao gồm phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt… Để học tập phong cách của Người, chúng ta có thể tập trung vào một số đặc trưng nổi bật như: phong cách quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương.
Qua đó, bản thân em luôn tự nhủ phải cố gắng rèn luyện cho mình đức tính giản dị: ăn nói rõ ràng, dễ hiểu; ăn mặc đến trường đúng theo quy định của một người học sinh; yêu thương, hòa đồng với mọi người; biết quý trọng những gì mình đang có, không xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách;...Tóm lại, em sẽ sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, để xứng đáng trong xã hội hiện nay, xứng đáng như lời của Bác Hồ dạy trong "Năm điều Bác Hồ dạy", xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ
Từ văn bản Phong cách Hồ Chí Minh em học tập từ Bác phương pháp học tập là : luôn học hỏi , tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay và tìm hiểu những nền văn hóa mới nhưng không được quên đi bản sắc dân tộc . Em thấy phương pháp học tập của Bác rất hay . Việc chúng ta luôn chủ động học hỏi sẽ tốt hơn là ỷ lại vào một ai đó và lười biếng . Như ta đã biết , tự học như một chìa khóa dẫn đến con đường thành công . Và phương pháp luôn học hỏi cũng vậy . Thật bổ ích và đáng học hỏi làm sao ! Tiếp đó là việc tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay . Đó cũng là một điều rất tốt . Vì khi ta tiếp thu một cái đẹp , tâm hồn ta sẽ cảm thấy thoải mái . Khi ta tiếp thu một cái hay , phẩm chất của ta lại được bồi đắp và tu dưỡng trọn vẹn . Chao ôi , Bác quả là một người đáng khâm phục khi thực hiện phương pháp này ! Cuối cùng là tìm hiểu những nền văn hóa mới nhưng không được quên đi bản sắc dân tộc . Tìm hiểu nền văn hóa khác giúp cuộc sống chúng ta muôn màu muôn vẻ hơn . Nhưng không được quên đi bản sắc dân tộc vì đó như cái đáng tự hào của chúng ta vậy . Tóm lại , từ văn bản Phong cách Hồ Chí Minh , em đã học hỏi được rất nhiều phương pháp học bổ ích .
Từ văn bản Phong cách Hồ Chí Minh em học tập từ Bác phương pháp học tập là :
luôn học hỏi , tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay và tìm hiểu những nền văn hóa mới nhưng không được quên đi bản sắc dân tộc . Em thấy phương pháp học tập của Bác rất hay . Việc chúng ta luôn chủ động học hỏi sẽ tốt hơn là ỷ lại vào một ai đó và lười biếng . Như ta đã biết , tự học như một chìa khóa dẫn đến con đường thành công . Và phương pháp luôn học hỏi cũng vậy . Thật bổ ích và đáng học hỏi làm sao ! Tiếp đó là việc tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay . Đó cũng là một điều rất tốt . Vì khi ta tiếp thu một cái đẹp , tâm hồn ta sẽ cảm thấy thoải mái . Khi ta tiếp thu một cái hay , phẩm chất của ta lại được bồi đắp và tu dưỡng trọn vẹn . Chao ôi , Bác quả là một người đáng khâm phục khi thực hiện phương pháp này ! Cuối cùng là tìm hiểu những nền văn hóa mới nhưng không được quên đi bản sắc dân tộc . Tìm hiểu nền văn hóa khác giúp cuộc sống chúng ta muôn màu muôn vẻ hơn . Nhưng không được quên đi bản sắc dân tộc vì đó như cái đáng tự hào của chúng ta vậy . Tóm lại , từ văn bản Phong cách Hồ Chí Minh , em đã học hỏi được rất nhiều phương pháp học bổ ích .
Tham khảo:
Thế hệ trẻ là một tầng lớp đông đảo và quan trọng trong xã hội Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của đất nước nhưng đa số họ lại chưa có một phong cách hay lối sống đích thực, chuẩn chỉ để định hướng tương lai. Họ sống theo cái kiểu ''đến đâu hay đến đó'' ''nước đến chân mới nhảy''. Có thể do điều kiện sống ngày một tốt, họ không thấu hiểu được nỗi khổ của sự thiếu thốn.
Do cách được giáo dục, từ bé đã không có lối suy nghĩ lành mạnh dẫn đến một nếp sống ăn chơi buông thả: xa đọa, nghiện ngập, quần áo hở hang, tóc xanh tóc đỏ, rồi thì lời nói cử chỉ thô tục, thiếu văn hóa. Và khi được đáp ứng quá đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần như thế thì sẽ dần tạo nên thói ích kỉ, chỉ suy nghĩ cho mình và mục tiêu sống sẽ là kiếm tiền để thỏa mãn nhu cầu riêng mà lờ đi những thứ đáng giá nhất đó là 'gia đình'.
Khi xưa thì điều kiện thiếu thốn phải vừa học vừa làm, rất vất vả. Còn ngày nay, tuổi trẻ có nhiều thời gian cho học tập, giải trí nhưng không ít bạn lại dành thời gian vào những việc vô bổ: ngày ngày, giờ giờ, luôn và suốt, đắm chìm trong game online, facebook và thế giới ảo mà quên đi nhiệm vụ học tập, sống xa dần với thế giới thực.
Cũng nhận thấy được rằng là giới trẻ hiện nay ngông cuồng liều lĩnh hơn, muốn chứng tỏ, muốn làm khác người, chính đó là muốn ''thể hiện". Một điều khá đặc biệt ở phong cách sống của giới trẻ hiện nay là dấu hiệu của sự vô cảm. Cái tâm cái tình ngày càng nghèo nàn, họ lờ đi, coi nhẹ trước cái xấu, giả tạo, thích sự hào nhoáng bên ngoài, ưa chuộng thời trang và ''mốt'' thay đổi liên tục để rồi cuối cùng chẳng thành một cái gì cả họ luôn sống gấp, sống vội, sống với cái trước mắt và có vẻ họ chỉ sống trong hiện tại và cho hiện tại.
Giới trẻ hiện nay như vậy thật tồi nhưng cũng không phải không có nhiều những bạn trẻ đàng hoàng với phong cách sống tốt có văn hóa. Các bạn ấy vẫn luôn nỗ lực chăm chỉ học tập, khám phá, tìm hiểu để tiếp thu thật nhiều kiến thức. Việc tìm hiểu của các bạn trẻ ấy luôn đi kèm với việc sàng lọc lấy những cái tốt học được để nhào nặn, bồi đắp thêm kiến thức cho bản thân, mở rộng hiểu biết mà không để mất đi bản sắc văn hóa dân tộc hay nói cách khác là chạy theo lối sống hiện đại không phù hợp.
''Phong cách Hồ Chí Minh'' là sự kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa nhân loại và gốc văn hóa dân tộc, rất giản dị tự nhiên mà cũng rất hiện đại, thanh cao và trang trọng. Thế hệ trẻ chúng em sẽ luôn noi gương Bác, luôn sống giản dị, sống đẹp, sống tốt theo lối sống văn hóa Việt, nêu cao tinh thần tự hào truyền thống văn hóa dân tộc. Mỗi người chúng ta cần luôn luôn tiếp tục học hỏi không ngưng nghỉ, học tập theo tấm gương, phong cách sống của Bác để tạo một phong cách sống tốt cho bản thân chính mình.
Tham khảo:
1. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Từ văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà, nêu suy nghĩ về phong cách của giới trẻ ngày nay. (Học sinh lựa chọn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân).
2. Thân bài:
a. Nội dung văn bản Phong cách Hồ Chí Minh:
Tác phẩm ca ngợi những đức tính quý báu của Bác Hồ. Tuy Người là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng ở Bác luôn tồn tại đức tính giản dị, mộc mạc, chan hòa với mọi người vô cùng thanh cao mà nhã nhặn.
Bác là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.
b. Phong cách của giới trẻ hiện nay:
Hiện nay, xã hội phát triển hội nhập, con người tiếp thu được nhiều nền tinh hoa văn hóa khác nhau tạo nên những phong cách riêng biệt, những cá tính, màu sắc khác nhau làm cho cuộc sống thêm đa dạng hơn.
Các bạn trẻ ngày nay với tư duy sáng tạo, khả năng nhạy bén nên đã có thể bắt kịp và hòa nhập với nền văn hóa của nhiều nước khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu roc và có ý thức giữ gìn nền văn hóa của đất nước mình.
Dù chúng ta có thay đổi hay có phong cách, cá tính như thế nào đi nữa thì chúng ta hãy luôn giữ phong cách sống giản dị, chân thật, giàu tình yêu thương để tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn.
3. Kết bài:
Khái quát lại vấn đề nghị luận (Từ văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà, nêu suy nghĩ về phong cách của giới trẻ ngày nay) và rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Tham khảo:
Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.
Tham khảo:
Thế hệ trẻ là một tầng lớp đông đảo và quan trọng trong xã hội Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của đất nước nhưng đa số họ lại chưa có một phong cách hay lối sống đích thực, chuẩn chỉ để định hướng tương lai. Họ sống theo cái kiểu ''đến đâu hay đến đó'' ''nước đến chân mới nhảy''. Có thể do điều kiện sống ngày một tốt, họ không thấu hiểu được nỗi khổ của sự thiếu thốn. Do cách được giáo dục, từ bé đã không có lối suy nghĩ lành mạnh dẫn đến một nếp sống ăn chơi buông thả: xa đọa, nghiện ngập, quần áo hở hang, tóc xanh tóc đỏ, rồi thì lời nói cử chỉ thô tục, thiếu văn hóa. Khi xưa thì điều kiện thiếu thốn phải vừa học vừa làm, rất vất vả. Còn ngày nay, tuổi trẻ có nhiều thời gian cho học tập, giải trí nhưng không ít bạn lại dành thời gian vào những việc vô bổ: ngày ngày, giờ giờ, luôn và suốt, đắm chìm trong game online, facebook và thế giới ảo mà quên đi nhiệm vụ học tập, sống xa dần với thế giới thực. Cũng nhận thấy được rằng là giới trẻ hiện nay ngông cuồng liều lĩnh hơn, muốn chứng tỏ, muốn làm khác người, chính đó là muốn ''thể hiện". Một điều khá đặc biệt ở phong cách sống của giới trẻ hiện nay là dấu hiệu của sự vô cảm. Cái tâm cái tình ngày càng nghèo nàn, họ lờ đi, coi nhẹ trước cái xấu, giả tạo, thích sự hào nhoáng bên ngoài, ưa chuộng thời trang và ''mốt'' thay đổi liên tục để rồi cuối cùng chẳng thành một cái gì cả họ luôn sống gấp, sống vội, sống với cái trước mắt và có vẻ họ chỉ sống trong hiện tại và cho hiện tại. Giới trẻ hiện nay như vậy thật tồi nhưng cũng không phải không có nhiều những bạn trẻ đàng hoàng với phong cách sống tốt có văn hóa. Các bạn ấy vẫn luôn nỗ lực chăm chỉ học tập, khám phá, tìm hiểu để tiếp thu thật nhiều kiến thức. Việc tìm hiểu của các bạn trẻ ấy luôn đi kèm với việc sàng lọc lấy những cái tốt học được để nhào nặn, bồi đắp thêm kiến thức cho bản thân, mở rộng hiểu biết mà không để mất đi bản sắc văn hóa dân tộc hay nói cách khác là chạy theo lối sống hiện đại không phù hợp. ''Phong cách Hồ Chí Minh'' là sự kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa nhân loại và gốc văn hóa dân tộc, rất giản dị tự nhiên mà cũng rất hiện đại, thanh cao và trang trọng. Thế hệ trẻ chúng em sẽ luôn noi gương Bác, luôn sống giản dị, sống đẹp, sống tốt theo lối sống văn hóa Việt, nêu cao tinh thần tự hào truyền thống văn hóa dân tộc. Mỗi người chúng ta cần luôn luôn tiếp tục học hỏi không ngưng nghỉ, học tập theo tấm gương, phong cách sống của Bác để tạo một phong cách sống tốt cho bản thân chính mình.
Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam năm 1990.
Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người "đã tiếp xúc" với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người "đã ghé lại" nhiều hải cảng, "đã thăm "các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người "đã sống dài ngày" ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh... Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:
Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi.
(Người đi tìm hình của nước)
Người "nói và viết thạo" nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga... Không phải là lắm tiền đi du lịch... mà trái lại cuộc đời Người "đầy truân chuyên", Người "đã làm nhiều nghề", và đặc biệt là "đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Hồ Chí Minh "đã tiếp thu" mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa, và "đã nhào nặn" tới cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại". Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế của Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.
Luận điểm thứ hai mà tác giả đưa ra là lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam của Hồ Chí Minh. Lê Anh Trà đã sử dụng 3 luận cứ (nơi ở, trang phục, cách ăn mặc) để giải thích và chứng minh cho luận điểm này. Cái "cung điện "của vị Chủ tịch nước là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để "tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ" đồ đạc "rất mộc mạc, đơn sơ". Trang phục của Người "hết sức giản dị" với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp "thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn". Cách ăn uống của Hồ Chí Minh "rất đạm bạc": cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa..., đó là "những món ăn dân tộc không chút cầu kì". Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới. Nhiều người đã nói, đã viết, nhiều hồi kí đã kể lại mà ta đã biết. Nhưng Lê Anh Trà đã viết một cách giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca.
Phần còn lại, tác giả đã bình luận phong cách Hồ Chí Minh. So sánh với cuộc sống của một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiền..., rồi ông ngạc nhiên khẳng định Hồ Chí Minh đã "sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy". Lê Anh Trà "bất giác nghĩ đến", liên tưởng đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích dẫn hai câu thơ của Trạng Trình: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh, của các vị danh nho không phải là "tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời mà là "lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc, thanh cao cho tâm hồn và thể xác
Tóm lại, Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca "Nhà văn hóa lớn, nhà đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi với mọi người".
Đọc bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta học tập được bao điều tốt đẹp về phong cách HỒ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
2. Cảm Nhận Về Bài Phong Cách Hồ Chí Minh, Mẫu 2:
Có rất nhiều các tác phẩm nói về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đó có tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà, ta thấy được rất nhiều những nét đẹp trong phong cách của Người. Phong cách Hồ Chí Minh chính kết quả của sự kết hợp tinh hoa văn hoa nhân loại với cái gốc văn hóa dân tộc, "để trở thành một nhân cách rất Việt Nam". Cho dù ở bất cứ cương vị nào, thì Hồ Chí Minh luôn coi mình chỉ là một người dân bình thường, một đồng bào yêu nước, một người nguyện hi sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân.
Trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược, cuộc sống dân chúng lầm than, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết ra đi tìm cứu nước. "Trên những con tàu vượt trùng dương, Người ghé lại nhiều hải cảng thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga... và Người làm nhiều nghề". Tất cả đều được Người tìm hiểu học hỏi một cách chắt lọc, tiếp thu những cái đẹp, cái hay cái mới, phê phán những cái tiêu cực. Phải đối mặt với hàng trăm hàng nghìn có khi hàng triệu những khó khăn, gian khổ của cuộc sống nhưng Người vẫn luôn cố gắng trau dồi kiến thức, tích lũy những điều hay, điều tốt để có thể một ngày mang những tri thức đó về cứu dân cứu nước. Dù đi "Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Nét đẹp của Bác ở đây chính là ý chí kiên định, kiên cường, vượt qua khó khăn thử thách để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại một cách chắt lọc và uyên thâm.
Nét đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua lối sống vô cùng giản dị nhưng đầy thanh cao của Người. "Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ"."Trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ ...". "Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc...," "tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm của cuộc đời..." Áo bà ba, áo trấn thủ, đối dép lốp, cá kho, rau luộc, ...tất cả những món dân dã, trang phục đó đều là nhứng thứ mà tất cả những chiến sĩ ngoài mặt trận và người Việt Nam bình thường lúc bấy giờ đều ăn, đều mặc, Người cũng như bao con người đồng bào quê hương Việt Nam không có chút khác lạ nào.
Dù ở cương vị nào thì Bác đối đãi với mọi người cũng đều vô cùng ân cần chu đáo, từ những anh lính canh phủ chủ tịch, những cháu nhỏ hay cụ già, Bác đều chu đáo yêu thương như những người ruột thịt. Tình yêu của Bác đối với đất nước, đối với nhân dân không có gì so sánh được.
Sự thanh cao giản dị của Bác "như các vị danh nho những phải là tự thần thánh hóa, khác đời, khác người". Mà đó chính là "một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác."
Qua đây chúng ta cần học tập và noi theo tâm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năng động, cần cù siêng năng, vận dụng tri thức có được vào trong học tập và trong công việc. Cuộc sống lành mạnh, không chạy theo điều phù phiếm, hào nhoáng, biết quan tâm và chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh, yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ,...
Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, ở Người ta thấy được "một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại". Phong cách Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng cho mỗi thế hệ con người Việt Nam nhất là đối với sinh viên, học sinh chúng ta cần phải học tập và noi theo tấm gương sáng của Bác.
hc tốt!
cre: hoidap24