K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2018

1. Vị trí địa lí và địa hình

a. Vị trí

  • Nằm ở phía Nam Châu Á
  • Nằm ở vĩ độ khoảng 9oB – 37oB
  • Tiếp giáp với: Biển A – Rap, vịnh Ben – gan, Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á.

b. Địa hình

- Nam Á có ba miền địa hình chính:

  • Phía Bắc: Dãy Hi – ma – lay – a
  • Ở giữa: Đồng bằng Ấn – Hằng.
  • Phía Nam: Sơn nguyên

2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên

a. Khí hậu

  • Nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa
  • Lượng mưa phân bố không đồng đều

b. Sông ngòi

  • Nam Á có nhiều sông lớn: Sông Ấn, sông Hằng, sông Bra – ma – pút.

c. Cảnh quan

  • Nam Á có các cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc, núi cao. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể.
5 tháng 12 2017

câu 4 nếu trả lời thì phải kể tên hết các khu vực ở châu á hả mọi ng 

5 tháng 12 2017

Châu Á là nơi ra đời của những tôn giáo lớn như: Đạo Hồi, Phật giáo, Kito giáo, 

Dân cư chủ yếu thuộc chủng tộc Mô-gô-lô-it, Ốt-xtra-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it

Châu Á có dân số đông nhất thế giới, nhưng vấn đề về bùng nổ dân số cũng đang xảy ra rất nghiêm trọng.

Vị trí : Châu Á kéo dài từ điiểm cực Bắc đến phía xích đạo

Tiếp giáp với Thái BÌnh Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, các châu Âu, Phi

Sông ngòi dày đặc nhiều sông lớn nhưng không đồng đều.

+ Bắc Á: sông dày đặc : Lê-na, I-ê-nit-xây, Ôbi

+Đông, NAm, Đông NAm Á: dày đặc, nhiều sông lớn

+Tây Nam Á, Trung Á: kém phát triển: Ti giơ, Ô-phrat

24 tháng 12 2016

1. Khu vực Bắc Phi
a. Khái quát tự nhiên
– Ở rìa Tây Bắc là dãy núi trẻ Átlát, các đồng bằng ven biển và sườn núi hướng về phía biển có mưa khá nhiều. Rừng sồi, dẻ rậm rạp, vào sâu nội đại mưa giảm dần: Xavan, cây bụi.
– Phía Nam hoang mạc Xahara khí hậu khô nóng, lượng mưa rất nhỏ. Thực vật cây cỏ gai thưa thớt, ở những ốc đảo thực vật chủ yếu là cây chà là.
b. Khái quát kinh tế-xã hội
– Dân cư Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập và người Béc-be thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít, theo đạo hồi.
– Kinh tế tương đối phát triển trên cơ sở ngành dầu khí và du lịch.

24 tháng 12 2016

2. Khu vực Trung Phi
a. Khái quát tự nhiên
– Phần phía Tây: có 2 môi trường: Xavan và môi trường nhiệt đới.
– Phần phía Đông sơn nguyên trên mặt có nhiều đỉnh núi, hồ à khí hậu xích đạo gió mùa.
b. Khái quát kinh tế – xã hội
– Dân cư Trung Phi chủ yếu là người Ban -Tu thuộc chủng tộc Nê-grô-ít có tín ngưỡng đa dạng.
– Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản, khoáng sản và trồng cây công nghiệp xuất khẩu.

28 tháng 12 2017

Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á tác động đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực :

—Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

+ Hệ thống sông ngòi dày đạc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

- Khó khăn :

+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.

+ Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.

12 tháng 11 2019

Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á

Phần đất liền của Đông Nam Á mang tên bán đảo Trung Ấn vì nằm giữa hai nước Trung Quốc và Ấn Độ. Phần hải đảo có tên chung là quần đảo Mã Lai với trên một vạn đảo lớn nhỏ. Ca-li-man-tan là đảo lớn nhất trong khu vực và lớn thứ ba trên thế giới. Xu-ma-tơ-ra, Gia-va, Xu-la-vê-di, Lu-xôn cũng là những đảo lớn. Ngoài ra còn nhiều biển xen kẽ các đảo.

Vị trí cầu nối của khu vực ngày càng trở nên quan trọng hơn khi các nước trong vùng châu Á - Thái Bình Dương phát triển mạnh mẽ và có nhiều nước trên thế giới đến khu vực để đầu tư phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa.


TL
12 tháng 11 2019

Phần đất liền của ĐNÁ mang tên bán đảo Trung Ấn vì nằm giữa 2 nước Trung Quốc và Ấn Độ.Phần hải đảo có tên chung là quần đảo Mã lai với 1 vạn đảo lớn nhỏ,Vd:Ca-li-man-tan là đảo lớn nhất trong khu vực và lớn thứ 3 thế giới.Xu-ma-tơ-ra,Gia-va,...cũng là những đảo lớn.Ngoài ra còn nhiều đảo xen kẽ nhau.

Vị trí cầu nối ngày càng trở nên quan trọng hơn khi các nước trong vùng châu Á-Thái Bình Dương phát triển mạnh mẽ và có nhiều nước trên thế giới đến khu vực để giao lưu hàng hóa và đầu tư phát triển sản xuất.

22 tháng 1 2018

1. Vị trí địa lí và phạm vi khu vực Đông Á
– Khu vực Đông Á gồm hai bộ phận: đất liền và hải đảo.
– Vị trí nằm về phía đông của châu Á. Lãnh thổ Đông Á giới hạn trong khoảng vĩ độ từ 50oB đến 20oB.

2. Đặc điểm tự nhiên
a. Địa hình và sông ngòi:
Tự nhiên của khu vực có sự phân hoá từ đông sang tây.
+ Phần đất liền: chiếm 83,7% diện tích khu vực.
– Tại đây có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa phía tây.
– Vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng lớn ở phía đông ven vùng duyên hải.
– Mạng lưới sông dày đặc có các sông lớn: A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang.
+ Phần hải đảo: là vùng núi trẻ có vị trí nằm trong vòng đai núi lửa Thái Bình Dương.
b. Khí hậu và cảnh quan:
+ Nửa phía đông phần đất liền và hải đảo: Có khí hậu gió mùa, mùa đông khô lạnh, mùa hạ mát ẩm mưa nhiều.
+ Nửa phía tây phần đất liền: Với khí hậu mang tính chất lục địa khô hạn nên cảnh quan phổ biến là hoang mạc, bán hoang mạc và miền núi cao.

Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía nam Trung Quốc, phía đông Ấn Độ và phía bắc của Úc, rộng 4.494.047 km² và bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Brunei. Vào năm 2014, dân số của cả khu vực lên đến 612.7 triệu người (số liệu năm 2015[1]), trong đó hơn 1/6 sống trên đảo Java (Indonesia). Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều gia nhập ASEAN (Association Southeast Asian Nations) trừ Timor Leste.

Địa hình Nam Á chia làm 3 miền :

- Phía Bắc: Dãy Himalaya : Hướng Đông Nam, dài 2600 km, rộng 320 - 400 km

- Ở giữa : Đồng bằng Ấn Hằng: Dài 3000 km, rộng 250 - 350 km.

- Phía Nam : Sơn nguyên Đê can

Đặc điểm sông ngòi:

- Do mưa nhiều nên mạng lưới sông ngòi dày đặc, lũ lớn vào cuối hạ đầu thu.

- Nam Á có nhiều sông ngòi lớn: Sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút

Cảnh quang chính:

- Cảnh quang Nam Á rất đa dạng: rừng nhiệt đới ẩm, xa-van, núi cao, hoang mạc,...

4.Là nơi qua lại của 3 châu lục : Á, Âu, Phi

Tiếp giáp với biển và các đại dương

Nguồn tài nguyên dồi dào chủ yếu là dầu mỏ

30 tháng 1 2018

1Khu vực Đông Nam Á được nhìn nhận như một "cầu nối" giữa châu Á với châu Đại Dương một phần do nhìn trên bản đồ thế giới phần bán đảo kéo dài của Malaixia, Xingapo với các hải đảo của Inđônêxia, của Niu Ghinê tới Ôxtrâylia tạo nên hình tượng của cây cầu không liền mạch giữa hai châu lục này; mặt khác, nhiều tuyến đường thủy, hàng không nối giữa các châu lục, đại dương đi qua đây.

30 tháng 1 2018

2Khu vực Đông Nam Á được nhìn nhận như một "cầu nối" giữa châu Á với châu Đại Dương một phần do nhìn trên bản đồ thế giới phần bán đảo kéo dài của Malaixia, Xingapo với các hải đảo của Inđônêxia, của Niu Ghinê tới Ôxtrâylia tạo nên hình tượng của cây cầu không liền mạch giữa hai châu lục này; mặt khác, nhiều tuyến đường thủy, hàng không nối giữa các châu lục, đại dương đi qua đây.