K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2016

Văn Lang là một nước nông nghiệp, ở mỗi vùng, tùy theo đất đai, người Lạc Việt có cách gieo cấy trên ruộng đồng hay trên nương rẫy của mình.
Thóc lúa đã trở thành lương thực chính của cư dân Văn Lang ; ngoài ra, họ còn biết trồng thêm khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối, cam... và trồng dâu, chăn tằm. Nghề đánh cá, nuôi gia súc đều phát triển.
Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, lụa, xây nhà, đóng thuyền được chuyên môn hóa.
Nghề luyện kim được chuyên môn hóa cao. Ngoài việc đúc lưỡi cày, vũ khí người thợ thủ công còn đúc những trống đồng, thạp đồng. Điều đó vừa thể hiện trình độ kĩ thuật, vừa là vật tiêu biểu cho nền văn hóa của người Lạc Việt. Họ cũng bắt đầu biết rèn sắt.
 

27 tháng 12 2016

lúc bạn trả lời là buổi tối nên mình thi xong rùi! đáng nhẽ bạn đăng lúc sáng có phải hơn ko?

14 tháng 12 2021

a

14 tháng 12 2021

A

15 tháng 2 2023

a

15 tháng 2 2023

A

26 tháng 11 2017

thủ công nghiệp trong nhân dân:làm đồ gốm,rèn sắt,đúc đồng,làm giấy,khắc ván in,nghề mộc,xây dựng,..

29 tháng 11 2017
Thủ công nghiệp nhà nước

Kế tục nhà Lý, nhà Trần tiếp tục xây dựng quan xưởng. Thủ công nghiệp nhà nước gồm nhiều ngành nghề khác nhau.

  • Nghề gốm:

Đây là một bộ phận quan trọng của quan xưởng. Kết quả khảo cổ cho nhiều phế tích ở Thiên Trường. Trên địa phận thôn Bối xã Mỹ Thịnh (ngoại thành Nam Định) xưa thuộc hương Tức Mặc, các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều chồng bát đĩa, bao nung và vết tích lò gốm. Lò gốm quan xưởng chủ yếu sản xuất đồ dùng thiết yếu như bát, đĩa, chén, đồ thờ cúng hoặc vật liệu xây dựng như gạch, ngói.

  • Nghề dệt:

Nghề dệt được triều đình chú trọng, đặt ngay trong cung đình. Đồ dệt của vua chủ yếu là tơ tằm.

  • Chế tạo vũ khí:

Các quan xưởng chế tạo vũ khí phục vụ cho quân đội. Thợ làm việc ở đây đều có thân phận thấp kém, được gọi chung là quan nô. Họ bị cưỡng bức lao động và bị lệ thuộc vào triều đình.

Sản phẩm những người thợ này làm ra để phục vụ triều đình chứ không phải sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Ngoài ra, triều đình còn trưng dụng những người thợ giỏi để phục vụ cho các công trình lớn.

Thủ công nghiệp nhân dân Mãnh bình gốm thời Trần.

Đây là bộ phận quan trọng và phổ biến của tiểu thủ công. Họ là những hộ sản xuất sản phẩm thủ công nghiệp mang trao đổi, buôn bán tại các chợ, phố, lị sở, các chợ phủ lộ và kinh thành Thăng Long.

Các ngành nghề chính trong nhân dân gồm có:

  • Nghề gốm: sản xuất đồ sinh hoạt hằng ngày của nhân dân. Nổi tiếng nhất là làng Bát Tràng[1], Thổ Hà, Phù Lãng[2].
  • Nghề rèn sắt: Nhiều làng rèn chuyên nghiệp đã hình thành thời Trần. Tại các phủ Diễn Châu, Nghệ An có 2 làng Tùng Lâm và Hoa Chàng. Lò rèn được đặt ở nơi gần quặng sắt là núi Trường Sắt cách Nho Lâm 10 km về phía nam. Cuối thế kỷ 14, nghề rèn sắt truyền từ Hoa Chàng (Hà Tĩnh) ra làng rèn Hoa Chàng mới (Vân Chàng, Nam Định).
  • Nghề đúc đồng: Có vị trí khá quan trọng. Trung tâm đúc đồng tại làng Bưởi (tức làng Đại Bái, Gia Lương, Bắc Ninh). Người thợ đúc đồng ở đây tạo ra nhiều sản phẩm từ tượng Phật, đồ thờ đến đồ gia dụng
  • Nghề làm giấy và in: Nhu cầu giao lưu văn hóa thúc đẩy ngành này ngày càng phát triển và mở rộng.
  • Nghề mộc và xây dựng: Nghề mộc tạo đồ dùng gia đình, đồ thờ cúng và tạo dựng nhà ở. Các thành tựu lớn nhất của hai ngành này là các công trình kiến trúc ở kinh thành Thăng Long, Tức Mặc, các phủ đệ Vạn Kiếp.
  • Nghề khai khoáng: Hầu hết các mỏ khai thác ở phía tây và phía bắc như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Oai, Tuyên Hóa. Các mỏ kim loại khai thác gồm có vàng, bạc, đồng, chì, thiếc, diêm tiêu.
16 tháng 1 2018

-kĩ thuật làm đất dùng lưỡi cày và sức kéo của trâu để làm đất

-cây trồng: trồng lúa, khoai, đậu, cà, bầu, bí,... và trồng dâu nuôi tằm

-chăn nuôi gia súc, đánh cá phát triển

20 tháng 12 2016

Câu 4.

Đời sống vật chất

- Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.

- Làng, chạ gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.

- Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Họ còn biết làm muối, làm mắm cá, dùng gừng để làm gia vị.

- Ngày thường, nam thì đống khố, mình trần, đi chân đất; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu: hoặc cắt ngắn, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam.

- Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi. Phụ nữ mặc váy xoè kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.

Đời sống tinh thần

- Người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Trong ngày hội, họ thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được " mưa thuận gió hòa", mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.

- Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước.Người chết được chôn trong thạp, bình, trông mộ cây, mộ thuyền, kèm theo những dụng cụ và đồ trang sức quý giá.

18 tháng 5 2016

+Những biện pháp 

-Lập nhiều xưởng thủ công nhà nước tập trung nhiều thợ khéo tay trong nước, chuyên rèn đúc vũ khí, đóng thuyền đúc tiền may mũ áo cho vua , quan và binh sĩ,

-Nghề xây dựng được chú trọng

-Các nghề thủ công cổ truyền trong nhân dân tiếp tục phát triển 

+Có được kết quả trên do đất nước được độc lộc , các nghề thủ công cổ truyền , những thợ thủ công lành nghề không bị bắt sang Trung Quốc làm việc như trước . Thêm vào đó nhân dân ta có kinh nghiệm có óc sáng tạo có tinh thần cần củ trong lao động