K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2018

Biển báo hiệu đường bộ gồm 5 nhóm, ý nghĩa từng nhóm như sau:

a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

Nhớ bấm tick cho mk

Mơn nhiều@

25 tháng 11 2018

Gồm 6 nhóm

1. Biển báo cấm: Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.

Tác dụng: Đây là loại biển báo giao thông để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành các điều đã được báo trên biển. Nhóm biển báo cấm gồm 39 kiểu, bao gồm các biển báo giao thông được đánh số từ 101 đến 139.

2. Biển báo nguy hiểm: Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.

Tác dụng: Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra được dùng để báo cho người sử dụng đường, chủ yếu là người lái xe cơ giới biết được tính chất của sự nguy hiểm trên tuyến đường phía trước để phòng ngừa. Khi gặp biển báo nguy hiểm người lái xe phải giảm tốc độ.

3. Biển báo hiệu lệnh: Nhóm biển báo giao thông có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng.

Loại biển báo giao thông đường bộ này nhằm báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông thi hành theo. Biển báo hiệu lệnh gồm 10 kiểu và được đánh thứ tự từ 301 đến 310.

4. Biển báo chỉ dẫn: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.

Biển chỉ dẫn nhằm dẫn hướng cho người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, giúp họ tham gia giao thông thuận lợi trên đường

5. Biển báo phụ: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính.

Biển phụ thường được kết hợp cùng với các loại biển báo giao thông khác như biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh để thuyết minh rõ hơn về các biển đó.

6. Vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe cũng như an toàn cho người tham gia giao thông.

Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Phân loại và dán các biển báo (bao gồm cả tên biển báo) theo từng nhóm biển báo (Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh, biển báo chỉ dẫn, biển báo phụ) 2. Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của mỗi nhóm biển báo đó? * Lưu ý: Trình bày trên giấy A0 đảm bảo khoa học, đủ nội dung.   PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2                                        Hình 1                           ...
Đọc tiếp

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Phân loại và dán các biển báo (bao gồm cả tên biển báo) theo từng nhóm biển báo (Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh, biển báo chỉ dẫn, biển báo phụ)

2. Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của mỗi nhóm biển báo đó?

* Lưu ý: Trình bày trên giấy A0 đảm bảo khoa học, đủ nội dung.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

                                       Hình 1                                                                                   Hình 2   

                                        Hình 3                                                                                            Hình 4

Quan sát hình 1, hình 2, hình 3, hình 4 và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Em hãy chỉ ra các hành vi sai của người tham gia giao thông.

Hình 1 ……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………………….

Hình 2 ……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………………….

Hình 3 ……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………………….

Hình 4 ……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………………….

Câu 2: Điều gì có thể xảy ra với các hành vi sai đó?

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

Câu 3: Em hãy nêu tầm quan trọng của các biển báo hiệu giao thông đường bộ?

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

0
30 tháng 1 2016

A. 5 nhóm

30 tháng 1 2016

thanksvui

Ý 1

- Hình 1:

+ Tên: Biển báo cấm xe đạp

+ Ý nghĩa: cấm xe đạp đi vào con đường có biển đó.

- Hình 2:

+ Tên: Biển báo cấm ô tô

+ Ý nghĩa: cấm xe ô tô đi vào con đường có biển đó

- Hình 3:

+ Tên: Biển báo công trường đang thi công.

+ Ý nghĩa: cảnh báo nơi đặt biển có công trường đang thi công, nguy hiểm

- Hình 4:

+Tên: Biển báo giao nhau với đường sắt có rào chắn.

+ Ý nghĩa: cảnh báo nơi đặt biển đó có đường giao với đường sắt.

- Hình 5:

+ Tên: Biển chỉ dẫn cầu vượt qua đường dành cho người đi bộ

+ Ý nghĩa: Hướng dẫn, thông báo cho người đi đường biết đó là cầu vượt qua đường dành cho người đi bộ

- Hình 6:

+ Tên: Biển chỉ dẫn nơi đỗ xe dành cho người tàn tật

+ Ý nghĩa: Hướng dẫn, thông báo cho mọi người biết đó là nơi đỗ xe dành cho người tàn tật.

Ý 2

- Các biển báo giống nhau về hình dáng màu sắc là: 1 và 2, 3 và 4, 5 và 6.

Ý 3

- Biển báo chỉ dẫn: 5 và  6

- Biển bảo cấm: 1 và  2

- Biển báo nguy hiểm:  3 và 4

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 11 2023

- Biển báo Cầu vượt qua đường cho người đi bộ

+ Ý nghĩa: chỉ dẫn, báo hiệu có cầu vượt qua đường

+ Màu sắc: xanh, trắng

+ Hình dạng: hình vuông

- Biển báo Bến xe buýt

+ Ý nghĩa: chỉ dẫn đây là bến xe buýt để mọi người đứng đợi và xe buýt sẽ đỗ ở đó.

+ Màu sắc: xanh, trắng, đen

+ Hình dạng: hình vuông

- Biển báo Đường người đi bộ sang ngang

+ Ý nghĩa: chỉ dẫn đường dành cho người đi bộ sang đường

+ Màu sắc: xanh, trắng, đen

+ Hình dạng: hình vuông

Biển báo cấm

- Biển báo Cấm đi ngược chiều

+ Ý nghĩa: báo hiệu cho người tham gia giao thông không được đi ngược chiều

+ Màu sắc: đỏ, trắng

+ Hình dạng: tròn

- Biển báo Cấm rẽ trái

+ Ý nghĩa: báo hiệu cho người tham gia giao thông không được rẽ trái

+ Màu sắc: đỏ, trắng, đen

+ Hình dáng: tròn

- Biển báo Cấm mô tô

+ Ý nghĩa: báo hiệu không cho người điều khiển mô tô đi trên đường đó.

+ Màu sắc: đỏ, trắng, đen.

Biển báo nguy hiểm

- Biển báo Giao nhau với đường sắt có rào chắn

+ Ý nghĩa: báo hiệu cho mọi người biết phía trước là giao nhau với đường sắt có rào chắn.

+ Màu sắc: đỏ, vàng, đen

+ Hình dạng: tam giác

- Biển Công trường

+ Ý nghĩa: thông báo phía trước có công trường đang thi công

+ Màu sắc: đỏ, vàng, đen

+ Hình dạng: tam giác

- Biển Trẻ em

+ Ý nghĩa: thông báo phía trước là đoạn đường thường có trẻ em đi ngang qua hoặc tụ tập trên đường như gần trường học, vườn trẻ,…

+ Màu sắc: đỏ, vàng, đen.

+ Hình dáng: tam giác

8 tháng 6 2023

-


-Biển chỉ dẫn bệnh viện: Để chỉ dẫn cho mọi người biết sắp tới bệnh viện. 

 Biển cấm xe mô tô: Báo đường này cấm tất cả các loại mô tô đi vào.

 Biển cảnh báo đường trơn: Báo trước sắp tới đoạn đường có thể xảy ra trơn trượt .

_

– Em phải thực hiện các quy định của biển báo giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi tham gia giao thông.

 Phương án nào dưới đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.                     B. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.                                                                                   C. Khi...
Đọc tiếp

 

Phương án nào dưới đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

 A. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.                     B. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.                                                                                   C. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.                                   D. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải trong cùng.

1
18 tháng 1 2021

 

Phương án nào dưới đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

 A. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.  

 B. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

 C. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.             

 D. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải trong cùng.

 

23 tháng 2 2019

Đáp án: C

28 tháng 8 2017

Đáp án D

12 tháng 1 2016

5 nhóm

12 tháng 1 2016

Biển báo hiệu đường bộ gồm 5 nhóm, ý nghĩa từng nhóm như sau: 
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm; 
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra; 
c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành; 
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết; 
e) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.