Câu 1 : Cơ thể Tôm sông chia làm mấy phần ? Hãy kể tên và nêu chức năng của các phần phụ ở mỗi phần.
Câu 2 : Cơ thể hình nhện có mấy phần ? Vai trò của mỗi phần cơ thể.
Câu 3 : Thế nào là hình thức biến thái hoàn toàn và hình thức biến thái ko hoàn toàn ?
Câu 4 : Nêu vai trò thực tiễn của Sâu bọ ? Có những biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường ?
Câu 1: Cơ thể tôm sông gồm:
– Đầu ngực:
+ Mắt, râu định hướng phát hiện mồi.
+ Chân hàm: giữ và xử lí mồi.
+ Chân ngực: bò và bắt mồi.
– Bông:
+ Chân bông: bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng (con cái).
+ Tấm lái: lái, giúp tôm nhảy.
Câu 2:
* Cơ thể hình nhện gồm có 2 phần là:
- Phần đầu- ngực: tấn công, định hướng, di chuyển.
- Phần bụng: có nội quan, cơ quan hô hấp, cơ quan sinh sản, cơ quan chăng tơ.
Câu 3:Biến thái hoàn toàn: Con non khác hẳn với ***** về kiểu hình ngoài. Vòng đời chủ yếu đều bắt đầu từ trứng, đến nhộng, một số sinh vật có thêm vòng kén, ấu trùng rồi trưởng thành. Biến thái hoàn toàn chỉ gặp ở côn trùng và lưỡng cư.
Biến thái không hoàn toàn: đa số ở các loài sinh vật. Con non giống hệt con mẹ, chỉ khác về kích thước, hoặc một số chi tiết nhỏ như không có cánh, chưa có lông...
Câu 4 : * Vai trò thực tiễn của sâu bọ :
- Làm thuốc chữa bệnh: Ong mật
- Làm thực phẩm: nhộng tằm
- Thụ phấn cây trồng: Ong, bướm
- Làm thức ăn cho động vật khác: Châu chấu
- Diệt các sâu hại: Ong mắt đỏ
- Hại hạt ngũ cốc: Sâu mọt
- Truyền bệnh: Ruồi muỗi
- Làm sạch môi trường: Bọ hung
Có các biện pháp như :
- bắt sâu hại
- dùng vợt bắt sâu, bệnh hại.
- bẫy đèn
- bẫy dính côn trùng
- đặt bẫy feromol
- ngắt những lá già, lá bị sâu bệnh và ngắt những lá có trứng sâu, bệnh hại.
- trồng cây trong nhà kính
- nuôi các loại sinh vật để diệt sâu hại như : nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch,..
Câu 1 :
Cơ thể tôm được chia thành 2 phần :
- Đầu - ngực :
+ Mắt kép : định hướng phát hiện mồi
+ 2 đôi râu
+ Các chân hàm : giữ và xử lý mồi
+ Các chân ngực : bắt mồi và bò
- Bụng :
+ Các chân ngực : bơi , giữ thăng bằng ôm trứng
+ Tấm lái : lái và giúp tôm bơi giật lùi
Câu 2;
Cơ thể nhện gồm có hai phần :
- Phần đầu _ ngực : + Có 1 đôi kìm có móc độc => bắt mồi,tự vệ
+Có đôi chân xúc giác để cảm giác và dò đường
+Bốn đôi chân bò để di chuyển và chăng lưới
- Phần bụng :
+ Phía trước có đôi lỗ thở => hô hấp
+ Ở giữa là lỗ sinh dục => sinh sản
+Phía sau có các núm tơ => sinh ra tơ nhện
câu 3 :
Biến thái hoàn toàn: Con non khác hẳn với ***** về kiểu hình ngoài. Vòng đời chủ yếu đều bắt đầu từ trứng, đến nhộng, một số sinh vật có thêm vòng kén, ấu trùng 2... rồi trưởng thành. Biến thái hoàn toàn chỉ gặp ở côn trùng và lưỡng cư.
Biến thái không hoàn toàn: đa số ở các loài sinh vật. Con non giống hệt con mẹ, chỉ khác về kích thước, hoặc một số chi tiết nhỏ như không có cánh, chưa có lông...
Câu 4:
- Vai trò thực tiễn
- Làm thuốc chữa bệnh: ong mật,...
- Làm thực phẩm: châu chấu, ấu trùng ong, ấu trùng ve sầu,...
- Thụ phấn cây trồng: ong, ruỗi, bướm,...
- Thức ăn cho động vật khác: muỗi, ruồi, bọ gậy,...
- Diệt các sâu hại: bọ ngựa, ong mắt đỏ,...
- Hại ngũ cốc: châu chấu,...
- Truyền bệnh: ruồi, muỗi,...
- Một số biện pháp :
+biện pháp là trồng rau trong nhà kính giúp hạn chế sâu bọ và không gây ô nhiễm môi trường
+bắt sâu
+vệ sâu bọ có ích
+hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu
+dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu rầy hại mùa màng; nuôi ong mắt đô để diệt sâu đục thân; trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong