K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Mở bài: Giới thiệu về cảnh đẹp mà em mà em muốn giới thiệu

2. Thân bài:

* Miêu tả khái quát về cảnh đẹp:

- Tên đầy đủ của cảnh đẹp đó là gì? ( Người dân địa phương ca tụng nơi ấy như thế nào )

- Cảnh đẹp đó là tự nhiên hay do con người tạo ra? 

- Di chuyển đến nơi ấy bằng cách nào?

- Diện tích, phạm vi của cảnh đẹp 

* Miêu tả chi tiết cảnh đẹp đó:

- Những khu vực có trong cảnh đẹp ấy 

+  Giới thiệu theo trình tự nhất định (từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong…)

+ Những cây cối, đồ vậtt… có xuất hiện ở cảnh đẹp đó? 

+ Bầu trời, không khí… ở cảnh đẹp đó như thế nào? 

- Thường có những hoạt động, sự kiện gì xảy ra ở khu vực

-  Ý nghĩa của các hoạt động ấy

- Sau khi em tham quan xong có cảm giác như thế nào?

3. Kết bài:

- Đánh giá, suy nghĩ của em về cảnh đẹp đó

- Tình cảm của em dành cho cảnh đẹp em vừa miêu tả, hứa hẹn thêm một lần nữa ghé thăm 

25 tháng 8 2023

cảm ơn bạn rất nhiều

 

12 tháng 9 2018

Mở bài:

- Sau khi vua Hùng thứ 18 đã ra điều kiện: Hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ cưới được Mị Nương. 

Thân bài:

-Hôm sau Sơn Tinh đem sính lễ đến trước rước được Mị Nương, Thủy Tinh đem đến sau tức giận đuổi theo giao tranh.

- Trận chiến giữa hai chàng trai (Sơn Tinh, Thủy Tinh) xảy ra.

- Thủy Tinh tức giận hô mưa, gọi gió, dâng nước, Sơn Tinh bốc từng quả đồi,  dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ.

- Thủy Tinh đuối sức, đành phải rút lui.

- Trận chiến cứ như thế kéo dài hàng mấy tháng trời.

Kết bài:

- Hằng năm, cứ nhớ lại hận cũ Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão và lũ lụt để trả thù Sơn Tinh. Cho đến ngày nay ta vẫn thấy lũ lụt xảy ra hằng năm vào tháng 7, tháng 8.

26 tháng 3 2021

đề bài cs sai ko bn ơi sao mink ko tách đc

9 tháng 10 2018

Trong bài thơ, những chi tiết gợi lên hình ảnh một đêm trăng tĩnh mịch:

            Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông

            Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ

            Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.

Tuy tĩnh mịch, nhưng đêm trăng vẫn rất sinh động vì có tiếng đàn của cô gái Nga, có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và những sự vật đưa tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hóa: Công trường say ngủ, tháp khoan đang bận ngẫm nghĩ, xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.

2. Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà?

Trả lời:

Một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên trong đêm trăng sông Đà là:

            Chỉ còn tiếng đàn ngân nga

            Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà

Hình ảnh rất đẹp này gợi lên cho thấy sự gắn bó hòa quyện giữa con người, tâm hồn con người và thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông. Tiếng đàn ngân nga lan tỏa vào dòng sông chẳng khác nào một dòng trăng lấp loáng trên sông.

3. Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hóa?

Trả lời:

Những câu thơ trong bài sử dụng biện pháp nhân hóa là:

          Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông

          Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ

          Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ

          .................

          Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên

          Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả

Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.

9 tháng 10 2018

Chép mạng kìa Trương Lan Anh :))))

23 tháng 9 2016

Dàn ý ( Xây dựng bố cục để làm nổi bật lên cảnh sắc của quê hương đất nước )

Mở bài:- giới thiệu chung về cảnh sắc của đất nước

Thân bài: Tả về từng đặc điểm của từng mùa

- mùa xuân :+ không khí ấm áp , dễ chịu

                     +cây cối đâm chồi nảy lộc , hoa nở rực rỡ, chim muôn hót líu lo

-mùa hạ:+ tu hu kêu báo hiệu một mùa hè tới

                +nắng rực rỡ

                + phượng nở đỏ rực khắp sân trường

-mùa thu:+tiết trời se lạnh, thơm hương cốm mới

                 +là mùa khai trường

- mùa đông:không khí lạnh buốt

                     +ao ước được thưởng  thức một ngô nướng

Kết bài: - nêu cảm nghĩ về quê hương đất nước

               - là mời hẹn , chúc sức khẻo

Chúc bạn học tốt hihi

 

11 tháng 9 2018

Câu 1

 quân Lam Sơn mượn gươm thần vì:

- Giặc Minh đô hộ nước ta khiến cho nhân dân khổ cực, chúng làm nhiều điều ác → trái với đạo lý ⇒ cần phải đánh đuổi.

- Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân thế lực còn yếu → bị thua nhiều lần.

- Đức Long Quân muốn cho nghĩa quân thắng.

Câu 2

- Lê Lợi không trực tiếp nhận Gươm.

- Lê Thận nhặt được gươm ở dưới nước → Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên rừng → tra chuôi gươm vào thanh gươm thì vừa như in ⇒ Lê Thận dâng lên cho Lê Lợi.

- Ý nghĩa:

- Chuôi gươm trên cạn, gươm dưới nước → kết hợp lại ⇒ Tinh thần đoàn kết đánh giặc.

- Lưỡi gươm khắc chữa “thuận thiên” → cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa, hợp ý trời.

Câu 3 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:

     + Khí thế của nghĩa quân tăng lên → quân Minh sợ hãi.

     + Từ thế bị động chuyển sang chủ động tìm giặc đánh.

     + Gươm thần mở đường cho nghĩa quân chiến thắng.

Câu 4 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Đức Long quân đòi lại gươm trong hoàn cảnh: Giặc Minh bị đánh đuổi ⇒ đất nước có chủ quyển và vua dời đô về Thăng Long.

- Cảnh đòi gươm và trả gươm:

     + Vua ngự thuyền đi dạo → rùa vàng ngoi lên đòi gươm → vua đưa gươm cho rùa vàng → rùa vàng lặn xuống đáy nước.

Câu 5 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Ý nghĩa của sự tích Hồ Gươm:

     + Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân

     + Ca ngơi cuộc chiến thắng vè vang của nghĩa quân Lam Sơn

     + Giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm và khát vọng hòa bình dân tộc.

Câu 6 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Truyện An Dương Vương, Mị Châu –Trọng Thủy là truyền thuyết có hình ảnh rùa vàng.

- Hình tượng rùa vàng trong truyền thuyết tượng trưng cho tình cảm, trí tuệ của nhân dân

Câu 1 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:

     + Giặc Minh làm điều bạo ngược, tàn bạo với dân chúng

     + Nghĩa quân Lam Sơn làm điều nhân nghĩa, diệt quân bạo tàn là nhà Minh.

     + Long Quân muốn cho nghĩa quân Lam Sơn thắng giặc

Câu 2 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Lê Lợi không trực tiếp nhận được gươm thần:

     + Đầu tiên, người đánh cá Lê Thận kéo được lưỡi gươm.

     + Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận, lưỡi gươm phát sáng chữ “Thuận Thiên”

     + Lê Lợi tra chuôi gươm nạm ngọc bắt được trên cành cây tra vào lưỡi gươm của Lê Thận thì vừa như in

- Cách Long Quân cho mượn gươm thần có ý nghĩa:

     + Sức mạnh của thanh gươm là sức mạnh của cộng đồng, tập thể.

     + Mỗi bộ phận gươm ở một nơi, khi ghép lại vừa như in, chứng tỏ sự thống nhất ý chí chống giặc toàn dân tộc.

     + Chữ “Thuận Thiên” trên lưỡi gươm nhấn mạnh vai trò tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, ý trời của nghĩa quân.

Câu 3 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:

     + Khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên

     + Từ chỗ bị động, nay đã chủ động tìm đến giặc

     + Gươm thần tạo ra sức mạnh thống nhất và niềm tin vào sự đoàn kết cộng đồng trong đấu tranh ngoại xâm

Câu 4 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Long Quân đòi gươm khi đất nước thanh bình, Lê Lợi lên ngôi và ở kinh đô Thăng Long

- Cảnh trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng:

     + Nhà vua ngự thuyền rồng dạo trên hồ, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm

     + Khi Rùa Vàng nổi lên cất tiếng đòi gươm thì nhà vua dâng kiếm, Rùa ngậm kiếm và lặn xuống đáy hồ.

→ Cảnh đòi gươm diễn ra trang trọng, linh thiêng.

Câu 5 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa truyện Sự tích hồ Gươm:

- Ca ngợi tính chính nghĩa, tính chất nhân dân

- Niềm tự hào về sức mạnh đoàn kết và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa

- Lý giải tên gọi của hồ Gươm và truyền thống chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Câu 6 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyền thuyết khác của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng là An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy

Hình ảnh Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho vượng khí linh thiêng của trời đất, tình cảm và trí tuệ của nhân dân.

Rùa Vàng trong truyện Sự tích Hồ Gươm là sứ giả của Long Quân, thể hiện tình cảm, khát vọng hòa bình của dân tộc

29 tháng 10 2017

Anh hùng Cù Chính Lan sinh năm 1930 trong một gia đình bần nông ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Khi cách mạng tháng Tám bùng nổ, anh mới 16 tuổi nhưng đã đi theo người lớn đi giành chính quyền ở huyện và gia nhập đội thiếu niên ở làng. Năm sau anh tham gia dân quân xã và tích cực công tác. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu anh là thế hệ thanh niên đầu tiên trong xã tình nguyện nhập ngũ lên đường giết giặc. Vào quân ngũ, anh kiên nhẫn tập luyện và cần cù học hỏi. Anh luôn ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng: căm thù giặc, thi đua liên tục, nêu cao tinh thần gương mẫu phục vụ nhân dân. Trong chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà Nam Ninh năm 1951) anh cùng đại đội của mình tuy trang bị còn thiếu thốn chiến đấu với năm đại đội địch, cướp súng địch diệt địch. Sau trận đánh này, anh được tuyên dương “ anh hùng tay không giết giặc”.

Tháng 11/1951, thực dân Pháp mở rộng cuộc tấn công ra vùng tự do ở Hòa Bình với âm mưu nối lại”Hành lang Đông-Tây” nhằm cắt đứt liên lạc của ta giữa Việt Bắc và khu 3, khu 4 để giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính. Ở Hòa Bình chúng thực hiên âm mưu thành lập”Xứ Mường tự trị” để phá hoại khối đoàn kết dân tộc. Trước tình hình đó Trung ương Đảng chỉ thị đánh địchtrên cả hai mặt trận là Hòa Bình và sau lưng địch là đồng bằng Bắc Bộ.

Ngày 24/11/1951 Tổng quân ủy quyết định mở chiến dịch Hòa Bình sử dụng ba Đại đoàn 306, 312, 304 vây hãm và tiêu diệt quân cơ giới ở mặt trận Hòa Bình. Hai Đại đoàn 320, 316 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân phá “bình định”, phát triển chiến tranh ở vùng sau lưng địch.

Trong trận Giang Mỗ lần thứ nhất: Ngày 7/12/1951 khi bố trí trận địa đã bị lộ, địch bắn dữ dội, ra lệnh tạm thời rút lui. Anh hùng Cù Chính Lan dũng cảm đi sau cùng dùng súng máy bắn kiềm chế địch cho đơn vị rút rồi quay lại tìm anh em bị thương đưa được 3 đồng chí về đơn vị an toàn.

Trận Giang Mỗ lần thứ hai: ngày 13/12 /1951 địch lọt vào trận địa, cả đơn vị nổ súng quyết liệt, diệt gọn một đại đội địch, lúc chuẩn bị rút thì xe tăng địch tiếp viện tới bắn dữ dội vào đội hình ta, chặn đường rút và làm nhiều anh em thương vong. Cù Chính Lan xông lên, anh nhảy lên xe tăng kề tiểu liên vào khe hở trên tháp xe bóp cò, nhưng không may tiểu liên bị hóc, chiếc xe vẫn vừa chạy vừa bắn.Cù Chính Lan hô anh em tập trung lựu đạn đến cho mình rồi lai nhanh nhẹn nhảy lên xe, giật nắp quăng lựu đạn vào trong xe, giặc nhặt lựu đạn ném ra và hốt hoảng lái xe tăng chuyển hướng.Thời cơ diệt xe tăng địch ngay trước mắt, không thể để xe chạy thoát Cù Chính Lan dũng cảm táo bạo mở chốt lựu đạn, chờ cho khói thuốc xì ra được một vài giây rồi mới ném vào buồng lái, lựu đạn nổ những tên giặc trong xe chết đè lên nhau, chiếc xe dừng lại tại chỗ, trận đánh kết thúc thắng lợi. Đây chiếc xe tăng do Mỹ sản xuất mang số hiệu “B2885498 USA”. Hiện xác chiếc xe này đang được lưu giữ tại Sở VH,TT&DL tỉnh Hòa Bình

Trong trận thắng oanh liệt tại dốc Giang Mỗ với tinh thần anh dũng tuyệt vời, Anh hùng Cù Chính Lan và các chiến sĩ tiểu đoàn 353 trung đoàn 66 đã diệt xe tăng của thực dân Pháp do Mĩ trang bị, mở đầu phong trào đánh xe tăng phương tiện chiến đấu hiện đại của địch bằng vũ khí thông thường. Với chiến công này anh được Bộ Tổng tư lệnh tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba với danh hiệu Anh hùng đánh xe tăng. Danh tiếng “ Anh hùng đường số 6” lẫy lừng từ đấy. Ở khắp nơi trong toàn quân mọi người đều học tập và noi gương Cù Chính Lan, một “phong trào Cù Chính Lan” được phát động.

Sau đó ít ngày, ngày 29/12/1951 Cù Chính Lan tham gia trận đánh tiêu diệt đồn Cô Tô. Mặc dù bị thương rất nặng nhưng anh vẫn không rời trận địa, tiếp tục chỉ huy tiểu đội liên tiếp phá 5 hàng rào dây thép gai vào lô cốt địch. Khi đồn chính đã bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn cũng là lúc đồng chí trút hơi thở cuối cùng. Năm đó anh vừa tròn hai mươi tuổi, tiểu đội trưởng bộ binh, Đại đoàn 304, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trên tấm bia liệt sĩ Cù Chính Lan đặt ở nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hòa Bình được xây cất rất chu đáo, khang trang giữa trán bia có một ngôi sao vàng năm cánh, vàng ngoài bia opps gạch màu nâu nhạt, Mặt trước bia trân trọng ghi dòng chữ màu trắng:”Liệt sĩ Cù Chính Lan- Anh hùng quân đội”.Huân chương chiến công hạng nhì.Huân chương quân công hạng ba.Huân chương quân công hạng nhì.Huân chương kháng chiến hạng nhất.Huân chương kháng chiến hạng ba.Hy sinh ngày 28/12/1951 trong trận đồn Gô Tô chiến dịch Hoà Bình.”

Cù Chính Lan là một hình ảnh sáng ngời của người chiến sĩ thi đua Ái quốc, đã biểu hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong mọi hoạt động của đời mình. Ngày 19/5/1952, liệt sĩ Cù Chính Lan là 1 trong 7 người đầu tiên trên toàn quốc được Đảng và Chinh phủ truy tặng Anh hùng LLVTND. Ngày 10/8/1952 tại buổi lễ Tuyên dương công trạng khi nghe đọc báo cáo của Anh hùng Cù Chính Lan, từ trên Đoàn Chủ tịch, Bác Hồ đề nghị toàn thể đứng dậy mặc niệm người con ưu tú của dân tộc.

29 tháng 10 2017

Anh hùng Cù Chính Lan sinh năm 1930 trong một gia đình bần nông ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Khi cách mạng tháng Tám bùng nổ, anh mới 16 tuổi nhưng đã đi theo người lớn đi giành chính quyền ở huyện và gia nhập đội thiếu niên ở làng. Năm sau anh tham gia dân quân xã và tích cực công tác. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu anh là thế hệ thanh niên đầu tiên trong xã tình nguyện nhập ngũ lên đường giết giặc. Vào quân ngũ, anh kiên nhẫn tập luyện và cần cù học hỏi. Anh luôn ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng: căm thù giặc, thi đua liên tục, nêu cao tinh thần gương mẫu phục vụ nhân dân. Trong chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà Nam Ninh năm 1951) anh cùng đại đội của mình tuy trang bị còn thiếu thốn chiến đấu với năm đại đội địch, cướp súng địch diệt địch. Sau trận đánh này, anh được tuyên dương “ anh hùng tay không giết giặc”.

Tháng 11/1951, thực dân Pháp mở rộng cuộc tấn công ra vùng tự do ở Hòa Bình với âm mưu nối lại”Hành lang Đông-Tây” nhằm cắt đứt liên lạc của ta giữa Việt Bắc và khu 3, khu 4 để giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính. Ở Hòa Bình chúng thực hiên âm mưu thành lập”Xứ Mường tự trị” để phá hoại khối đoàn kết dân tộc. Trước tình hình đó Trung ương Đảng chỉ thị đánh địchtrên cả hai mặt trận là Hòa Bình và sau lưng địch là đồng bằng Bắc Bộ.

Ngày 24/11/1951 Tổng quân ủy quyết định mở chiến dịch Hòa Bình sử dụng ba Đại đoàn 306, 312, 304 vây hãm và tiêu diệt quân cơ giới ở mặt trận Hòa Bình. Hai Đại đoàn 320, 316 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân phá “bình định”, phát triển chiến tranh ở vùng sau lưng địch.

Trong trận Giang Mỗ lần thứ nhất: Ngày 7/12/1951 khi bố trí trận địa đã bị lộ, địch bắn dữ dội, ra lệnh tạm thời rút lui. Anh hùng Cù Chính Lan dũng cảm đi sau cùng dùng súng máy bắn kiềm chế địch cho đơn vị rút rồi quay lại tìm anh em bị thương đưa được 3 đồng chí về đơn vị an toàn.

Trận Giang Mỗ lần thứ hai: ngày 13/12 /1951 địch lọt vào trận địa, cả đơn vị nổ súng quyết liệt, diệt gọn một đại đội địch, lúc chuẩn bị rút thì xe tăng địch tiếp viện tới bắn dữ dội vào đội hình ta, chặn đường rút và làm nhiều anh em thương vong. Cù Chính Lan xông lên, anh nhảy lên xe tăng kề tiểu liên vào khe hở trên tháp xe bóp cò, nhưng không may tiểu liên bị hóc, chiếc xe vẫn vừa chạy vừa bắn.Cù Chính Lan hô anh em tập trung lựu đạn đến cho mình rồi lai nhanh nhẹn nhảy lên xe, giật nắp quăng lựu đạn vào trong xe, giặc nhặt lựu đạn ném ra và hốt hoảng lái xe tăng chuyển hướng.Thời cơ diệt xe tăng địch ngay trước mắt, không thể để xe chạy thoát Cù Chính Lan dũng cảm táo bạo mở chốt lựu đạn, chờ cho khói thuốc xì ra được một vài giây rồi mới ném vào buồng lái, lựu đạn nổ những tên giặc trong xe chết đè lên nhau, chiếc xe dừng lại tại chỗ, trận đánh kết thúc thắng lợi. Đây chiếc xe tăng do Mỹ sản xuất mang số hiệu “B2885498 USA”. Hiện xác chiếc xe này đang được lưu giữ tại Sở VH,TT&DL tỉnh Hòa Bình

Trong trận thắng oanh liệt tại dốc Giang Mỗ với tinh thần anh dũng tuyệt vời, Anh hùng Cù Chính Lan và các chiến sĩ tiểu đoàn 353 trung đoàn 66 đã diệt xe tăng của thực dân Pháp do Mĩ trang bị, mở đầu phong trào đánh xe tăng phương tiện chiến đấu hiện đại của địch bằng vũ khí thông thường. Với chiến công này anh được Bộ Tổng tư lệnh tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba với danh hiệu Anh hùng đánh xe tăng. Danh tiếng “ Anh hùng đường số 6” lẫy lừng từ đấy. Ở khắp nơi trong toàn quân mọi người đều học tập và noi gương Cù Chính Lan, một “phong trào Cù Chính Lan” được phát động.

Sau đó ít ngày, ngày 29/12/1951 Cù Chính Lan tham gia trận đánh tiêu diệt đồn Cô Tô. Mặc dù bị thương rất nặng nhưng anh vẫn không rời trận địa, tiếp tục chỉ huy tiểu đội liên tiếp phá 5 hàng rào dây thép gai vào lô cốt địch. Khi đồn chính đã bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn cũng là lúc đồng chí trút hơi thở cuối cùng. Năm đó anh vừa tròn hai mươi tuổi, tiểu đội trưởng bộ binh, Đại đoàn 304, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trên tấm bia liệt sĩ Cù Chính Lan đặt ở nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hòa Bình được xây cất rất chu đáo, khang trang giữa trán bia có một ngôi sao vàng năm cánh, vàng ngoài bia opps gạch màu nâu nhạt, Mặt trước bia trân trọng ghi dòng chữ màu trắng:”Liệt sĩ Cù Chính Lan- Anh hùng quân đội”.Huân chương chiến công hạng nhì.Huân chương quân công hạng ba.Huân chương quân công hạng nhì.Huân chương kháng chiến hạng nhất.Huân chương kháng chiến hạng ba.Hy sinh ngày 28/12/1951 trong trận đồn Gô Tô chiến dịch Hoà Bình.”

Cù Chính Lan là một hình ảnh sáng ngời của người chiến sĩ thi đua Ái quốc, đã biểu hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong mọi hoạt động của đời mình. Ngày 19/5/1952, liệt sĩ Cù Chính Lan là 1 trong 7 người đầu tiên trên toàn quốc được Đảng và Chinh phủ truy tặng Anh hùng LLVTND. Ngày 10/8/1952 tại buổi lễ Tuyên dương công trạng khi nghe đọc báo cáo của Anh hùng Cù Chính Lan, từ trên Đoàn Chủ tịch, Bác Hồ đề nghị toàn thể đứng dậy mặc niệm người con ưu tú của dân tộc