K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: BÀI HỌC TỪ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ Một ngày kia, một người cha cùng gia đình giàu có dẫn đứa con trai đi du lịch đến một đất nước với mục đích là cho con trai mình thấy ở nơi đó người ta sống nghèo khổ ra sao. Họ ở một ngày, một đêm trong nông trại của một gia đình nghèo khổ. Khi kết thúc chuyến đi, người cha hỏi con mình: -Con thấy chuyến đi như thế...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

BÀI HỌC TỪ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ

Một ngày kia, một người cha cùng gia đình giàu có dẫn đứa con trai đi du lịch đến một đất nước với mục đích là cho con trai mình thấy ở nơi đó người ta sống nghèo khổ ra sao.

Họ ở một ngày, một đêm trong nông trại của một gia đình nghèo khổ. Khi kết thúc chuyến đi, người cha hỏi con mình:

-Con thấy chuyến đi như thế nào?

-Rất thú vị cha ạ!

-Ngạc nhiên trước câu trả lời của đứa con, người cha hỏi lại:

-Con có nhìn thấy những người sống ở đó nghèo khổ đến thế nào không?

-Vâng, có!

-Vậy con đã học được những gì nào?

Cậu con trai trả lời:

- Con nhìn thấy chúng ta nuôi một con chó, họ có bốn con. Chúng ta có một cái hồ rộng đến giữa khu vườn, họ có một dòng suối nhỏ không có nơi kết thúc. Chúng ta có những bóng đèn thắp sáng khu vườn, họ có những vì sao. Sân trong nhà chúng ta kéo dài ra tận đến sân trước, họ có cả một chân trời.

Khi cậu con trai dứt lời, người cha im lặng không nói được gì.

Cậu bé nói tiếp:

-Cảm ơn cha đã cho con thấy họ nghèo khổ đến thế nào!

(Theo Quà tặng cuộc sống tr.101,102 - NXB Văn học, 2014)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Câu trả lời của người con cho thấy ai mới thật sự là người nghèo khó

Câu 3: Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật trong lời nói của cậu con trai: '' Con nhìn thấy chúng ta nuôi một con chó, họ có bốn con. Chúng ta có một cái hồ rộng đến giữa khu vườn, họ có một dòng suối nhỏ không có nơi kết thúc. Chúng ta có những bóng đèn thắp sáng khu vườn, họ có những vì sao. Sân trong nhà chúng ta kéo dài ra tận đến sân trước, họ có cả một chân trời.''

Câu 4: Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị qua câu chuyện trên?

mọi người ơi, giúp em với , em đang cần gấp

1
14 tháng 11 2018

Câu 1:

- PTBĐ chính: nghị luận

Câu 2:

Câu trả lời của người con cho thấy, trong quan niệm của cậu, gia đình cậu mới thật sự là người nghèo khó; còn gia đình người nông dân là những người giàu có.

Câu 4:

– Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì mình đang có và chỉ luôn đòi hỏi những gì không có.

– Sự vật hiện tượng được đánh giá ra sao còn phụ thuộc vào góc nhìn của mỗi chúng ta…

Các bạn ơi,giúp mình đọc hiểu và trả lời các câu hỏi này với :Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:– Con thấy chuyến đi thế nào?– Rất tuyệt...
Đọc tiếp

Các bạn ơi,giúp mình đọc hiểu và trả lời các câu hỏi này với :

Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:

– Con thấy chuyến đi thế nào?

– Rất tuyệt bố ạ!

Người bố hỏi:

– Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa?

– Vâng con thấy rồi ạ!

– Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?

Cậu bé trả lời: “Chúng ta có 1 con chó, họ có 4. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có TV, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.”

Người bố không nói lên lời. Cậu bé nói thêm: “Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!”.

Câu Hỏi : 

1 . Câu trả lời của cậu bé có gì độc đáo ? Qua câu trả lời đó ,em hiểu được điều gì ?

2. Tại sao người bố lại không nói nên lời trước suy nghĩ của đứa con ?

3. Hãy nêu nhận thức của em về sự giàu có và nghèo qua câu chuyện trên .

4.Nêu nội dung và bài học nhận thức được từ văn bản trên.

CẢM ƠN MỌI NGƯỜI,AI MÌNH THẤY HAY THÌ MÌNH SẼ TICK Ạ.

3
22 tháng 10 2021

em chịu

18 tháng 11 2021

CHO THÌ CHO GIỐNG TRẮC NGHIỆM IK

TUI TRẢ LỜI CHO

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:“Có một người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm một ngôi làng nghèo, để cho con trai của mình thấy hoàn cảnh của người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:–Con thấy chuyến đi thế nào?–Rất tuyệt bố ạ!–Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?Cậu bé trả lời: “Chúng ta...
Đọc tiếp

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

“Có một người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm một ngôi làng nghèo, để cho con trai của mình thấy hoàn cảnh của người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:–Con thấy chuyến đi thế nào?–Rất tuyệt bố ạ!–Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?Cậu bé trả lời: “Chúng ta có 1 con chó, họ có 4. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có TV, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.”

Người bố không nói nên lời. Cậu bé nói thêm: “Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thếnào!”

câu hỏi:Người con đã học được điều gì từ chuyến đi?

0
Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:–Con thấy chuyến đi thế nào?–Rất tuyệt bố ạ!Người bố hỏi:–Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa?–Vâng con thấy rồi...
Đọc tiếp

Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:
–Con thấy chuyến đi thế nào?
–Rất tuyệt bố ạ!Người bố hỏi:
–Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa?
–Vâng con thấy rồi ạ!
–Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?
Cậu bé trả lời: “Chúng ta có một con chó, họ có bốn. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có Internet, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.
”Người bố không nói lên lời. Cậu bé nói thêm: “Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!”.

1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản
2.Câu: “–Vâng con thấy rồi ạ!” liên quan phương châm hội thoại nào ? 
3. Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn cuối văn bản và trình bày ngắn gọn dấu hiệu đểxác định lời dẫn trực tiếp đó.
4. Theo văn bản, cậu bé đã học được gì từchuyến đi với bố?
5. Em nghĩ gì vềcâu nói của cậu bé “ Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!”.
6.Văn bản cho ta bài học gì trong cuộc sống ?

 

0
Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:- Con thấy chuyến đi thế nào? - Rất tuyệt bố ạ! Người bố hỏi: - Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa? - Vâng, con thấy...
Đọc tiếp

Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:

- Con thấy chuyến đi thế nào? 

- Rất tuyệt bố ạ! 

Người bố hỏi: 

- Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa? 

- Vâng, con thấy rồi ạ! 

- Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?

Cậu bé trả lời:

- Chúng ta có một con chó, họ có bốn. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có tivi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.

Cậu bé nói thêm: 

- Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!

Người bố vô cùng ngạc nhiên, ông nhìn cậu con trai, mỉm cười đáp:

- Chúng ta không giàu có chỉ vì có nhiều tiền. Tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có con ạ! 

(“Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào?”, dẫn theo http://quantrimang.com/cau-chuyen-y-nghia-ve-cuoc-song, 2018) 

Câu 1: Trong văn bản, các nhân vật chủ yếu được khắc họa ở phương diện nào? (Gợi ý: Hành động, lời nói, suy nghĩ, trang phục,...)

Câu 2: Tại sao người con lại thấy chuyến đi thăm ngôi làng “rất tuyệt”?

Câu 3: Lí do nào khiến nhân vật người bố “vô cùng ngạc nhiên” về con sau chuyến đi?

Câu 4: Xác định 03 cụm động từ và 03 cụm tính từ trong đoạn văn trên.

  
1

Câu 1: 

Trong văn bản, các nhân vật chủ yếu được khắc họa ở phương diện: 

- Hành động:

+ Người cha: dẫn con trai đến thăm thú một ngôi làng.

+ Người con: dành toàn thời gian tham quan cánh đồng. 

- Lời nói:

+ Người cha: mang tính giáo dục nhẹ nhàng con cái

+ Người con: hồn nhiên nhưng đầy thấu hiểu khiến người bố bất ngờ.

- Suy nghĩ:

+ Người cha: muốn con nhìn thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào.

+ Đứa con: cảm nhận một góc nhìn khác về sự giàu - nghèo.

Câu 2: 

Người con cảm thấy chuyến đi thăm ngôi làng rất tuyệt vì cậu bé nhìn thấy sự đủ đầy và hạnh phúc về đời sống tinh thần của những người ở ngôi làng này, điều mà cậu cảm thấy cuộc đời mình còn đang khuyết thiếu. 

Câu 3: 

 Lí do khiến nhân vật người bố "vô cùng ngạc nhiên" về con sau chuyến đi vì cậu bé đã có góc nhìn khác về sự giàu - nghèo. Ban đầu ông muốn con trai thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào không ngờ cậu bé lại nhận ra chính bố con họ là người nghèo nhất vì không có tình yêu, lòng trắc ẩn - những giá trị thực sự làm họ giàu có.

Câu 4: 

Cụm động từ: đã dành thời gian, đã cho con thấy, đã thấy người nghèo sống như thế nào.

Cụm tính từ: rất tuyệt, vô cùng ngạc nhiên, thực sự giàu có

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi BÀI HỌC TỪ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ Một ngày kia, một người cha cùng gia đình giàu có dẫn đứa con trai đi du lịch đến một đất nước với mục đích là cho con trai mình thấy ở nơi đó người ta sống nghèo khổ ra sao. Họ ở một ngày, một đêm trong nông trại của một gia đình nghèo khổ. Khi kết thúc chuyến đi, người cha hỏi con mình: - Con thấy chuyến đi như...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

BÀI HỌC TỪ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ

Một ngày kia, một người cha cùng gia đình giàu có dẫn đứa con trai đi du lịch đến một đất nước với mục đích là cho con trai mình thấy ở nơi đó người ta sống nghèo khổ ra sao.

Họ ở một ngày, một đêm trong nông trại của một gia đình nghèo khổ. Khi kết thúc chuyến đi, người cha hỏi con mình:

- Con thấy chuyến đi như thế nào?

- Rất thú vị cha ạ !

Ngạc nhiên trước câu trả lời của đứa con, người cha hỏi lại:

-Con có nhìn thấy những người sống ở đó nghèo khổ đến thế nào không?

- Vâng, có!

Vậy con đã học được những gì nào?

Cậu con trai trả lời:

- Con nhìn thấy chúng ta nuôi một con chó, họ có bốn con. Chúng ta có một cái hồ rộng đến giữa khu vườn, họ có một dòng suối nhỏ không có nơi kết thúc. Chúng ta có những bóng đèn thắp sáng khu vườn, họ có những vì sao. Sân trong nhà chúng ta kéo dài ra tận đến sân trước, họ có cả một chân trời.

Khi cậu con trai dứt lời, người cha im lặng không nói được gì.

Cậu bé nói tiếp:

- Cảm ơn cha đã cho con thấy họ nghèo khổ đến thế nào!

( Theo Quà tặng cuộc sống tr.101,102 - NXB Văn học, 2014)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2: Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật tương phản lời nói của cậu con trai: " Con nhìn thấy ...... có cả một chân trời"

Câu 3: Vì sao ngươi cha lại " nín lặng không nói được gì" sau khi nhận được câu trả lời của cậu con trai ?

Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với a/c thông qua câu chuyện trên?

Giúp với ạ. Mình cần gấp

1
31 tháng 10 2019

Bạn tham khao nhâ, mk cx không chắc là đúng hoàn toàn đâu:)))

CÂU 1:

Phương thức biểu đạt chính: tự sự/ Phương thức tự sự

CÂU 2:

- Đối lập tương phản:… tài sản của cha con cậu bé tưởng là nhiều nhưng lại là ít và tài sản của những người dân nghèo tưởng là thiếu thốn nhưng lại là nhiều trong cái nhìn của cậu bé.

- Tác dụng: làm nổi bật sự khác biệt giữa cuộc sống của gia đình cậu bé với những người nghèo khổ, từ đó cho thấy một thái độ sống, một cách nhìn khác về sự giàu - nghèo trong xã hội.

CÂU 3:

Người cha lại “im lặng không nói được gì ” sau khi nhận được câu trả lời của cậu con trai, vì mục đích ban đầu của ông là muốn cho con trai thấy nơi đó người ta sống nghèo khổ ra sao nhưng hóa ra, con trai ông lại giúp ông nhận ra không phải người ta nghèo khổ mà cha con ông mới là người nghèo khổ.

CÂU 4:

Rút ra một trong những bài học sau:

- Cần nhìn nhận cuộc sống bằng thái độ tích cực, lạc quan, yêu đời và cả sự hài hước, dí dỏm.

- Sự giàu nghèo trong cuộc sống chỉ mang tính chất tương đối.

- Điều đáng quý đối với cuộc sống con người không phải là sự giàu có về vật chất mà là sự giàu có về tinh thần.

- Sự nghèo khổ về vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn…

 Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là một cách để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” – người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình.Sau khi ở lại và tìm hiểu...
Đọc tiếp

 

Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là một cách để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” – người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình.
Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ lại trở về nhà. Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười : “Chuyến đi như thế nào hả con ?”
– Thật tuyệt vời bố ạ !
– Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy !
– Ô, vâng.
– Thế con rút ra được điều gì từ chuyến đi này ?

Đứa bé không ngần ngại:

- Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi dài đến giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải treo những chiếc đèn lồng vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào đêm. Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân thì họ có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống và họ có cả những cánh đồng trải dài. Chúng ta phải có người phục vụ, còn họ lại phục vụ người khác. Chúng ta phải mua thực phẩm, còn họ lại trồng ra những thứ ấy. Chúng ta có những bức tượng bảo vệ xung quanh, còn họ có những người bạn láng giềng che chở nhau…
Đến đây người cha không nói gì cả.

“Bố ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi…” – cậu bé nói thêm.
Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì mình đang có và chỉ luôn đòi hỏi những thứ gì không có. Cũng có những thứ không giá trị với người này nhưng lại là mong mỏi của người khác. Điều đó còn phụ thuộc vào cách nhìn và đánh giá của mỗi người. Xin đừng quá lo lắng, chờ đợi vào những gì bạn chưa có mà bỏ quên điều bạn đang có, dù là chúng rất nhỏ nhoi.

2
7 tháng 11 2016

Bai van rat hay!haha

28 tháng 4 2020

Âu shịt bét bài văn

  ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: CHIẾC HỘP YÊU THƯƠNG Có một người cha nghèo đã quở mắng đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà màu vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một chiếc hộp giấy. Sáng sớm hôm sau, cô bé mang chiếc hộp đến và nói với cha: “Con tặng cha”. Người cha...
Đọc tiếp

 

 

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 

CHIẾC HỘP YÊU THƯƠNG

 

Có một người cha nghèo đã quở mắng đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà màu vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một chiếc hộp giấy. Sáng sớm hôm sau, cô bé mang chiếc hộp đến và nói với cha: “Con tặng cha”.

 

Người cha cảm thấy bối rối vì cơn giận dữ của mình hôm trước nhưng rồi cơn giận dữ lại bùng lên khi ông mở ra thấy cái hộp trống rỗng.

 

Ông mắng đứa con gái. Cô bé ngước nhìn cha, nước mắt rưng rưng: “Cha ơi, đó đâu phải là chiếc hộp rỗng, con d tilde a thổi đầy những nụ hôn để tặng cha mà!”

 

Người cha giật mình. Ông vòng tay ôm lấy cô con gái bé nhỏ cầu xin con tha thứ.

 

Đứa con gái nhỏ sau đó không bao lâu qua đời trong một tai nạn. Nhiều năm sau người cha vẫn giữ khư khư chiếc hộp giấy bên cạnh mình. Mỗi khi gặp chuyện nản lòng, ông lấy ra một nụ hôn tưởng tượng và nghĩ đến tình yêu mà cô con gái bé bỏng của ông dã thổi vào chiếc hộp.

 

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ và đã nhận được những chiếc hộp quý giá chứa đầy tình yêu và những nụ hôn vô tư từ con cái chúng ta, từ bè bạn, từ gia đình. Trên đời này, chúng ta không thể có được những tài sản nào quý giá hơn những chiếc hộp chứa đầy tình yêu vô tư như thế.

 

(Trích phụ san Thế hệ trẻ)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 . Chiếc hộp yêu thương biểu tượng cho điều gì? 

1
16 tháng 12 2021

Câu 3. Theo văn bản, người cha đã có những sự thay đổi cảm xúc như thế nào kể từ khi nhìn thấy đứa con làm chiếc hộp giấy?

30 tháng 4 2017

9 người

9 người

Đọc truyện và trả lời câu hỏi:CẬU BÉ HAM HỌCDưới thời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nông dân nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Lên 6 tuổi, Nguyễn Hiền đi học. Cậu rất thông minh, học đến đâu nhớ đến đó. Sau vì nhà nghèo phải nghỉ học, nhưng ngày nào cậu cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Ban đêm, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để học, dùng lá chuối khô thay...
Đọc tiếp

Đọc truyện và trả lời câu hỏi:

CẬU BÉ HAM HỌC

Dưới thời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nông dân nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Lên 6 tuổi, Nguyễn Hiền đi học. Cậu rất thông minh, học đến đâu nhớ đến đó. Sau vì nhà nghèo phải nghỉ học, nhưng ngày nào cậu cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Ban đêm, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để học, dùng lá chuối khô thay giấy để tập viết, để làm bài. Cậu nổi tiếng là văn hay chữ tốt.

Năm 13 tuổi, Nguyễn Hiền đi thi và đậu Trạng nguyên. Đó là vị Trạng nguyên trẻ nhất

(Phỏng theo Trinh Đường, Tiếng Việt 4, tập một, NXB Giaos dục Việt Nam, 2015, trang 104)

- Nêu những biểu hiện ham học hỏi của Nguyễn Hiền.

- Việc ham học hỏi đã giúp Nguyễn Hiền đạt được kết quả gì?

1
31 tháng 5 2023

a. Những biểu hiện ham học hỏi của Nguyễn Hiền:

- Nhà nghèo phải nghỉ học nhưng ngày nào Nguyễn Hiền cũng đứng ngoài lớp nghe giảng 

- Nguyễn Hiền bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn học

- Dùng lá chuối khô thay giấy để tập viết, để làm bài

b. Việc ham học hỏi đã giúp Nguyễn Hiền thi đậu Trạng nguyên