K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2018

Từ xưa đến nay, môn Văn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đạo học. Văn chương giúp đời sống tinh thần của con người thêm phong phú hơn, giúp ta ứng xử lịch sự, văn minh hơn. Nhưng bây giờ chúng ta đang bước vào thế kỉ XXI-thế kỉ của khoa học, công nghệ hiện đại- do đó vì thế vị trí của môn Văn trong các trường đã bị suy giảm. Nhiều phụ huynh học sinh thích chạy theo những môn học thời thượng như các môn tự nhiên: Toán, Lí, Hóa và môn xã hội Anh, Tin học mà không thích con mình học môn Văn, vì theo tư tưởng của họ cho rằng thế kỉ XXI là thế kỉ hiện đại, các quốc gia, dân tộc đang cố gắng phát triển để hội nhập với toàn thế giới. Là một học sinh đang cắp sách đến trường như em không đồng tình với họ.

Văn chương là một phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người. Trong xã hội phong kiến thời xưa, văn chương là môn thi duy nhất để các sĩ tử khẳng định mình trong các khoa thi. Đã có rất nhiều người thành đạt trên con đường văn chương như đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Lê Quý Đôn, Hồ Xuân Hương…Họ đã để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ khi ai từng đọc qua thì cảm động, ngưỡng mộ, thông cảm cho cuộc đời của những người nông dân dưới thời phong kiến và lên án bọn địa chủ độc ác.

Còn trong xã hội ngày nay, việc học Văn càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nhất là trong trường học, nó giúp con người nhận thức được cái hay, cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống. Vì văn học là những tinh hoa văn hòa nhân loại, lưu truyền những cái tốt đẹp của con người qua các thời đại. Văn chương dẫn chúng ta vào một thế giới mà sự cho đi không đòi hỏi sự đáp lại. Văn chương chân chính dù ở bất kì thời đại nào cũng đều dề cao tình yêu thương, lòng nhân ái, sự công bằng. Giúp em nhận thấy thế giới này sẽ đẹp hơn nhiều từ những điều giản dị nhất, có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn, lành mạnh. Chẳng hạn đọc tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, ta thấy được một bức tranh xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công đen tối. Hay là đọc bài thơ Bánh trôi nước của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, ta lại thấy được số phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ…

Không những thế văn chương còn làm cho thế giới ngôn ngữ của mỗi con người thêm phong phú hơn, trong sáng hơn. Nó trau dồi lời ăn, tiếng nói của mỗi con người trong cuộc sống hằng ngày.

Mỗi môn học, mỗi một lĩnh vực đều có một sứ mệnh riêng của nó. Đi sâu vào đời sống tình cảm của con người, làm thế giới tình cảm phong phú hơn, sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn cho tâm hồn, cho trái tim của mỗi con người rung lên là sứ mệnh của văn chương.

Như vậy văn chương là không thể thiếu trong cuộc sống xưa và nay. Thế mà trong xã hội ngày nay, việc học Văn lại bị xem nhẹ. Nếu như một ngày nào đó, môn Văn dần dần bị lãng quên thì xã hội của chúng ta sẽ buồng tẻ, nhàm chán và khô khan, hạn hẹp đến thế nào?

Chẳng hạn, một người thành đạt bộ môn khoa học tự nhiên đẻ ra rất nhiều tiền hoặc một bạn nói tiếng Anh như gió, giao tiếp với người nước ngoài lưu loát, trôi chảy nhưng khi giao tiếp với người Việt thì ấp a ấp úng, từ ngữ khi giao tiếp thiếu chính xác. Vì sao lại vậy? Vì bạn không có vốn hiểu biết về văn chương, vốn từ không phong phú, có khi họ chỉ muốn xuất ngoại nên họ đã không tôn trọng nền văn học văn hóa Việ Nam. Có rất nhiều bạn phải tốn hàng tiếng đồng hồ để viết một bức thư cho người thân. Ở thời đại này đã xuất hiện những máy vi tính, họ làm việc, viết thư, đánh chữ thay cho việc viết bằng tay. Nhiều người cho rằng đánh máy cho nhanh, kiểu chữ trên máy tính dễ đọc, dễ nhìn hơn là viết tay. Trên mạng thì có thêm ngôn ngữ “chat” mà nhiều bạn trẻ hiện nay rất ưa chuộng. Em cũng là giới trẻ nên cũng nằm trong trường hợp trên. Nó có thể viết nhanh, gọn nhưng nó lại làm cho chúng ta dần dần quên đi ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Vì vậy, Văn học dạy em biết yêu quý tiếng nói dân tộc mình, đất nước mình vì đó là nguồn cội của chính mỗi con người dân Việt. Làm em nhớ về những bài thơ về chữ cái vào lần đầu tiên em tập viết:” o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ thì có râu”…Cho nên Văn học rất quan trọng nếu không chúng ta sẽ rơi vào bi kịch như một nhà văn Mê-hi-cô đã từng nói: Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn. Chúng ta phải công nhận rằng Toán, Lí, Hóa, Anh, Tin học là rất quan trọng trong xã hội ngày nay nhưng đừng vì thế mà xem thường môn Văn.

Môn Văn là môn thuộc nhóm công cụ, học Văn tốt sẽ có tác động tích cực đến các môn khác. Chẳng hạn như là muốn soạn thảo một văn bản bạn phải có vốn hiểu biết Ngữ Văn, học tốt phần Tiếng Việt, Tập làm văn trong ghế nhà trường. Do vì lối sống, suy nghĩ thực dụng của học sinh, phụ huynh muốn con em mình học bộ môn đó để làm ra tiền hoặc do đội ngũ giáo viên dạy nghề càng thiếu tâm huyết, nhiều thầy cô là do gánh nặng cuộc sống làm mất đi niềm say mê văn học vốn có. Trường học thì chưa có đầu tư, bồi dưỡng giáo viên, chưa có hoạt động ngoại khóa văn chương để thu hút học sinh, sinh viên… Đó là nguyên nhân đẫn đến hiện tượng học sinh, sinh viên không thích học Văn.

Nếu như vậy thì cần có sự quan tâm hợp sức của toàn xã hội nhất là trong gia đình, nhà trường hướng học sinh chú ý đến vai trò và ý nghĩa của việc học Văn. Cần có những giải thưởng tôn vinh tài năng văn học của một số học sinh yêu thích bộ môn này. Mở rộng ngành nghề cho khối thi các bộ môn xã hội… Đó là một số phương pháp giúp việc học Văn của bạn trẻ hiện nay sẽ tốt hơn, phát triển hơn.

Như vậy, văn chương là một phần tất yếu trong cuộc sống, giúp chúng ta trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, các bạn và các bậc phụ huynh đừng xem nhẹ môn Văn. Đừng có nghĩ một cách nông cạn mà cho rằng môn Ngữ Văn là không cần thiết, không ứng dụng nhiều trong xã hội hiện nay.

13 tháng 11 2018

Mọi người ơi giúp em với ạ

4 tháng 4 2022

Tham khảo:

https://hocnguvan.net/nghi-luan-xa-hoi-ve-van-nan-bao-luc-hoc-duong-hien-nay

4 tháng 4 2022

hocnguvan

??? =)

6 tháng 8 2023

Một số ý:

* Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề: Tình trạng học sinh hút thuốc lá hiện nay.

* Thân bài:

- Thực trạng học sinh hút thuốc lá hiện nay:

+ Hiện nay một bộ phận học sinh có sự tha hóa về mặt đạo đức, mắc phải những tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè và nghiện hút thuốc lá. Đây là một thực trạng đáng buồn và đáng lên án, bởi các bạn vẫn đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường mà lại có những hành động đáng chê trách như vậy.

- Nguyên nhân học sinh hút thuốc lá:

+ Trước hết là do bản thân học sinh có nhận thức không đúng đắn. Tuổi học trò là tuổi muốn thể hiện và khẳng định bản thân mình, một số bạn có suy nghĩ sai lệch cho rằng phải hút thuốc lá, uống rượu bia,.. mới là sành điệu, như vậy bản thân mới được tôn trọng, đề cao. => Nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn lệch lạc.

+ Thứ hai, có thể là do không nhận được sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục đầy đủ từ phía gia đình. Cha mẹ luôn là tấm gương để con cái nhìn vào để học tập, noi theo, bởi vậy, trong gia đình nếu bố hoặc mẹ hút thuốc cũng là hình ảnh xấu có thể khiến đứa trẻ làm theo.

+ Do bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê.

- Tác hại khi hút thuốc lá:

+ Trước hết là ảnh hưởng tới sức khỏe của chính học sinh sử dụng thuốc lá, hút nhiều bào mòn sức khỏe, ảnh hưởng tới kết quả học tập.

+ Làm mất đi hình ảnh tốt đẹp trong mắt bạn bè, thầy cô.

+ Là học sinh chúng ta chưa làm ra tiền, bởi vậy để đáp ứng nhu cầu của bản thân sẽ dẫn đến hành vi sai trái lệch lạc như ăn trộm tiền của bố mẹ.

- Giải pháp.

+ Trước hết các bạn học sinh phải nhận thức được tác hại của thuốc lá, bỏ thuốc ngay từ bây giờ.

+ Gia đình cần quan tâm hơn đến con cái.

+ Nhà trường tăng cường thêm các tiết học ngoại khóa để học sinh thấy được những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá.

* Kết bài: Khẳng định lại vấn đề: Học sinh phải nói không với thuốc lá.

6 tháng 8 2023

Hiện nay, khi xã hội phát triển giàu mạnh, văn minh thì song song với đó vẫn còn nhiều mặt tối nhức nhói được mọi người quan tâm. Một trong số đó chúng ta phải nhắc đến chính là việc hút thuốc lá. Hiện tại, nó đã được phổ biến với một dạng khác, một hình dáng bắt mắt hơn, đó chính là thuốc lá điện tử, một loại thuốc lá nhưng hiện đại hoá. Dù vậy, tác hại của nó cũng ngập tràn chứ không vi hiện đại mà mất đi, bằng chứng là bệnh viện Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh) đã tiếp nhận 4 học sinh (SN 2008) nhập viện với các triệu chứng ngộ độc sau khi sử dụng thuốc lá điện tử. Cảm giác choáng váng, khó chịu toàn thân, bủn rủn, run tay chân, tức ngực, khó thở, buồn nôn và nôn nhiều là những thứ thuốc lá điện tử mang lại sau những giờ phút phê pha vui vẻ nhưng có lẽ chừng này là chưa đủ đáng sợ để răn đe tới các bạn học sinh vẫn đang ngày ngày coi thường mạng sống của bản thân mà không biết tới hệ luỵ sau này như ung thư, đột quỵ,. Việc tuyên truyền và nâng cao kiến thức đã được thực hiện vô số lần nhưng một số bộ phận học sinh luôn coi thường điều ấy và có suy nghĩ đấy là một điều thật ngầu và tiếp tục hút, mặc kệ những lơi can ngăn, giáo dục. 

TK:

Xuân Quỳnh được biết đến là một hồn thơ dịu dàng, nữ tính. Chị không chỉ mang đến cho thi đàn những vần thơ nồng nàn, cháy bỏng của trái tim đang thổn thức trong tình yêu mà chị còn mang cả thế giới trẻ thơ, thế giới cổ tích, thế giới của bà với cháu vào trong thơ mình. Trái ngược với cái dữ dội, ác liệt của cuộc chiến chống đế quốc Mĩ, đọc thơ Xuân Quỳnh, người ta vẫn thấy một khung cảnh thật êm đềm, một tâm hồn thật tinh tế với những kỉ niệm, cảm xúc mãnh liệt. Chỉ từ một âm thanh quen thuộc là tiếng gà trưa của xóm nhỏ trên đường hành quân, chị đã nhớ tới người bà thân thương của mình để rồi, kết lại bài thơ là những câu nói như thủ thỉ, tâm tình nhưng lại đầy quyết tâm:

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì tình yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Những người lính trên đường hành quân khi nghe thấy tiếng gà bỗng nhớ tới quê hương và những người thân thuộc của mình. Họ chiến đấu chống lại kẻ thù là vì tình yêu tổ quốc, yêu quê hương. Họ chiến đấu vì để bảo vệ xóm làng thân thuộc - nơi họ đã sinh ra và lớn lên. Nhưng quan trọng hơn nữa, cuộc chiến đấu ấy là vì người bà của mình vì tiếng gà cục tác - Ổ trứng hồng tuổi thơ. Mọi kí ức về bà đều gắn liền với tiếng gà cục tác, với ổ trứng của con gà mái mơ. Đó có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất, hạnh phúc nhất trong tâm trí của đứa cháu. Chẳng có ai muốn rời xa nơi bình yên và hạnh phúc mà lao vào cuộc chiến sinh tử với một kẻ thù quá mạnh. Chẳng có ai đủ dũng cảm để lìa xa người mình yêu thương nhất mà ra đi không biết ngày nào mới trở về. Chỉ có tình yêu mới đủ sức mạnh để thôi thúc con người ta hi sinh cá nhân để bảo vệ những điều lớn lao hơn thế. Và dĩ nhiên, với những đứa con, đứa cháu, sự hi sinh ấy rốt cuộc cũng chỉ vì người thân yêu. Có ai đó đã từng nói, lòng yêu nước bắt nguồn từ việc yêu những thứ bé nhỏ nhất. Và với những người dân Việt Nam lúc bấy giờ, yêu bà, yêu mẹ, yêu gia đình, yêu xóm làng chính là yêu nước. Yêu nên mới sẵn sàng hi sinh. Yêu nên mới quyết tâm chiến đấu để bảo về. Và cũng vì yêu nên hình ảnh của người bà chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí để rồi chỉ cần nghe thấy âm thanh quen thuộc ấy thôi, đứa cháu cũng bồi hồi nhớ về bà.

Cũng viết về tình cảm bà cháu, nhưng hình ảnh người bà của Bằng Việt lại hiện về trong tâm trí của đứa cháu gắn liền với hình ảnh của bếp lửa chờn vờn. Nếu bếp lửa là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và ước mơ mà người bà dành cho cháu thì ổ trứng gà là nơi ấp ủ, nâng niu hạnh phúc đời thường của người bà. Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh và Bếp lửa của Bằng Việt tuy khác nhau về cội nguồn khơi gợi song lại gặp nhau ở tình cảm thiêng liêng cao cả của tình bà cháu. Tình cảm ấy chính là sợi dây để gắn kết những người con trên cùng một mảnh đất hướng về quê hương, Tổ quốc của mình.

Dù là tiếng gà hay bếp lửa, hình ảnh người bà cũng hiện lên với vẻ tảo tần, vất vả, với tình yêu bao la mà bà dành cho cháu.

1 tháng 5 2023

Đăng 1 lần 1 đề thôi.

Bạo lực học đường:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.

* Bàn luận vấn đề

- Bạo lực học đường là gì?

+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Thực trạng bạo lực học đường:

+ Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác.

+ Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

+ Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

+ Thầy cô xúc phạm đến học sinh.

+ Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh

- Nguyên nhân:

+ Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

+ Chưa có sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

+ Ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực.

- Hậu quả.

Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

Với người gây ra bạo lực:

Phát triển không toàn diện.  Mọi người chê trách, xa lánh.

- Cách khắc phục:

+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.

+ Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.

+ Bản thân mỗi học sinh cũng cần ý thức những nguy hại của bạo lực học đường và tránh xa chúng.

- Liên hệ bản thân.

* Tổng kết vấn đề.

23 tháng 10 2017

Bước 1:

- Chọn vấn đề nghị luận: Thanh niên ngày nay cần có ý thức vươn lên trong học học tập và làm việc

* Lập dàn ý

Đặt vấn đề: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

- Giải quyết vấn đề:

+ Khẳng định rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập, công tác là yêu cầu tối cần thiết với quy luật phát triển con người, thời đại mới

+ Phải rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập, công tác cho thanh niên ngày nay

+ Phê phán, bác bỏ những việc làm sai trái của một số thanh niên hiện nay

+ Làm thế nào để rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác

- Kết thúc vấn đề:

+ Nêu ý nghĩa vấn đề đặt ra

+ Bài học đối với bản thân

b, Bước thứ hai

- Trình bày luận điểm trong dàn ý

c, Bước thứ ba

Diễn đạt các ý thành đoạn văn nghị luận trình bày trước lớp

18 tháng 4 2023

Giúp em với 

7 tháng 12 2023

Trong xã hội ngày nay, sinh viên thường tiếp cận tình yêu và các mối quan hệ với sự cởi mở, độc lập và khả năng thích ứng. Với quyền truy cập vào nhiều nền tảng xã hội và kỹ thuật số, sinh viên có nhiều cơ hội hơn để khám phá và thể hiện những ham muốn cũng như bản sắc lãng mạn của mình. Bối cảnh kỹ thuật số này đã định hình cách học sinh tham gia vào tình yêu, khi họ định hướng hẹn hò trực tuyến, giao tiếp ảo và nâng cao nhận thức về các mô hình mối quan hệ đa dạng. Hơn nữa, nhiều sinh viên ưu tiên phát triển cá nhân, giáo dục và khát vọng nghề nghiệp, thường dẫn đến hành động cân bằng giữa việc theo đuổi học tập và nỗ lực lãng mạn. Trong khi một số sinh viên tìm kiếm các mối quan hệ lâu dài và cam kết, những sinh viên khác lại theo đuổi những thỏa thuận phi truyền thống, giao tiếp cởi mở và tự do khám phá cảm xúc cũng như mong muốn của mình. Ngoài ra, sinh viên ngày nay tích cực ủng hộ quan hệ đối tác toàn diện và tôn trọng, đánh giá cao những phẩm chất như sự đồng cảm, bình đẳng và tương thích. Nhìn chung, hành vi của sinh viên đang yêu phản ánh cách tiếp cận hiện đại, toàn diện và năng động đối với các mối quan hệ, được đặc trưng bởi tính cá nhân, kết nối kỹ thuật số và cam kết phát triển cá nhân và cảm xúc.

9 tháng 4 2023

bn tham khảo nha.

“Tiên học lễ, hậu học văn’’ là bài học đầu khi bước chân vào lớp một. Nhưng lớn lên, rất nhiều học sinh đã lãng quên điều đó, để rồi có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô, bạn bè, người lớn tuổi ngay trong môi trường giáo dục. Đây là vấn đề cấp thiết không chỉ của nhà trường mà toàn xã hội phải quan tâm.

Ứng xử thiếu văn hóa là tình trạng xuống cấp của văn hóa học đường được hiểu là tình trạng xuống cấp trong lối giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thầy cô. Có thể thấy ứng xử thiếu văn hóa diễn ra ở nhiều nơi, đang dóng lên hồi chuông cảnh báo cho xã hội hiện nay .

Đi giữa sân trường chúng ta có thể nghe thấy những câu nói tục, chửi bậy của một số bạn học sinh - một hành vi ứng xử thiếu văn hóa của các cô cậu được xem là nam thanh, nữ tú. Nhiều bạn học sinh cho rằng chửi bậy, nói tục là một phương pháp hiệu quả để giảm căng thẳng, stress thậm chí còn cho đó là “cá tính” của mình, dám nói tức là dám thể hiện cá tính. Hơn thế nữa, hằng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện rất nhiều những phát ngôn gây sốc của các thần tượng nổi tiếng khiến các bạn học sinh lầm tưởng đó là cách gây được sự chú ý, lập tức tung hê và áp dụng ngay vào trong trường học. Ai cũng biết rằng lứa tuổi học trò không ai là chưa từng sai phạm lỗi lầm. Không ai dám tự nhận mình là hoàn hảo. Nhưng các bạn học sinh hiện nay đang cố gắng thể hiện cá tính một cách không đúng đắn. Khi cắp sách đến trường chúng ta khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với bạn bè. Trước đây, những xích mích đó chỉ là những chuyện bình thường, tranh luận để tìm ra cái sai, để tập nói tiếng xin lỗi, cám ơn và đôi khi lại có thêm bạn mới. Nhưng hiện nay, những xích mích không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà nó vượt ra ngoài xã hội. Gần đây, dư luận bàng hoàng với các video đăng rầm rộ trên mạng xã hội các vụ đánh nhau của học sinh mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các clip trên đều là học sinh nữ. Các bạn học sinh nam nữ hiện đại có lẽ đang xem nhẹ việc bạo lực học đường. Cứ ngỡ cách ứng xử thiếu văn hóa của các bạn học sinh chỉ dừng lại ở đó, nhưng không - ngoài chửi thề, nói bậy, cãi vã thì còn có bạn cãi lại thầy cô. Thầy cô là người chúng ta phải mang ơn thật nhiều nhưng có lẽ một số bạn học sinh đã không nhận ra điều đó. Chỉ ở việc nhỏ nhặt nhất là cúi chào thầy cô thôi mà cũng thật khó khăn. Một số bạn xem việc chào thầy cô thật vất vả. Khi thầy cô quan tâm khuyên nhủ thì lòng “tự ái” đã lấn át tất cả mọi thứ và họ cãi lại thầy cô. Một cách ứng xử khác là việc sai phạm nội quy trường lớp ở một số học sinh nữ trong việc tô son đánh phấn và các bạn nam có các kiểu tóc phản cảm...

Nếu như cứ than trách về cách ứng xử của học sinh, thì có lẽ chúng ta cũng nên nhìn xem điều gì đã khiến các bạn ấy như vậy? Điều gì đã khiến các bạn ấy trở thành một bộ phận học sinh của nhà trường thiếu văn hóa trong cách ứng xử? Đầu tiên có lẽ là sự giáo dục từ gia đình. Vì nhiều lí do khác nhau mà cha mẹ các bạn học sinh không thể quán xuyến được con em mình, không trang bị cho con em kĩ năng sống. Có thể tổ ấm gia đình tan vỡ, cha mẹ không gương mẫu, nuôi dạy con cái không đúng cách là một trong những lí do cốt lõi đưa đầy các bạn học sinh đến tình trạng phạm tội, sống ngoài vòng pháp luật và tạo thêm sức ép cho xã hội . Bên cạnh đó, trên các trang mạng xã hội có trò chơi trực tuyến gây ảnh hưởng không ít đối với các bạn học sinh. Một số bạn thường xuyên chơi game online – loại hình giải trí đông người tham gia - dẫn đến việc nghiệm game rồi trở thành “con nghiện” và quên cuộc sống thực của mình, sa đà vào cuộc sống ảo giác và thực hiện những hành vi bạo lực, những hành vi vi phạm pháp luật. Cách ứng xử thiếu văn hóa lại càng rõ hơn khi các bạn học sinh thích thể hiện cá tính của mình không kiểm soát được hành vi và rất dễ bị kích động. Tất cả những cách ứng xử trên không tốt đối với học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường.

Chúng ta cần phải nhìn nhận và thay đổi lại bản thân, phân biệt được điều đúng, sai và học theo những việc làm tốt. Cần có sự chung tay góp sức của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần quan tâm con em mình nhiều hơn nữa. Trường học chú trọng nâng cao văn hóa ứng xử của học sinh. Cần có nhiều bài học về đạo đức và cách ứng xử của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. Bên cạnh đó cần đặt ra những hình phạt nghiêm khắc cho các học sinh vi phạm.

Dân gian thường nói “có tiền mua tiên cũng được”. Tiền có lẽ giúp chúng ta được nhiều việc, tiền có lẽ mua được nhiều thứ quý giá nhưng lại không bao giờ mua được nhân cách của một con người. Cho dù có tài giỏi thế nào mà không có nhân cách thì cũng là người không tốt. Cái quan trọng nhất của một con người cớ sao ta không gìn giữ, cớ sao ta lại làm cho nó xuống cấp? Nhìn qua cách ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận học sinh trong nhà trường, em cảm thấy mình cần rèn kỹ năng sống và hoàn thiện bản thân hơn. Bên cạnh đó, tất cả học sinh cần có ý thức hơn trong việc giữ gìn lối sống văn hóa, để tạo một mội trường học tập lành mạnh, thân thiện.

23 tháng 2 2017

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn khóc tế các nghĩa sĩ tử trận, xây dựng hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ kiên cường, bất khuất, ghi dấu mốc lịch sử bi thương mà hào hùng của dân tộc

   + Nghệ thuật bài văn tế: viết theo lối cổ nhưng giàu cảm xúc nhà thơ, đủ để lay động triệu trái tim

- Thanh niên ngày nay cần nuôi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc. Phải học tập để đáp ứng những yêu cầu cần thiết của xã hội trong thời kì mới