K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2018

-Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt đã hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị ngay cuộc phòng vệ. Ba chủ trương lớn được ban hành:
- Các tù trưởng dân tộc bố trí lực lượng sẵn sàng chiến đấu.
- Cử một đạo thuỷ binh mạnh đóng ở vùng ven biển Đông Bắc, sẵn sàng đánh tan thuỷ quân của giặc.

- Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu)
- Cuối năm 1706, quân Tống kéo sang xâm lược nước ta
- Quách Quỳ mang theo 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 10 vạn quân phu tiến vào nước ta.
- Trận chiến diễn ra ác liệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt
- Quân ta chặn quân thủy ở ngoài biển, Quách Quỳ cho quân đóng bè tiến công ta. Phòng tuyến tưởng chừng như sắp vỡ.
- Lý Thường Kiệt cho quân đánh vào doanh trại giặc làm cho chúng khiếp sợ, bỏ chạy.

Kết quả:
- Quân Tống chết quá nửa, phải rút về nước. Nền độc lập của dân tộc được giữ vững.

-Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống:
+ Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường của các tầng lớp nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược Tống bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc, trong đó có đồng bào các dân tộc ít người.
+ Kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trên dưới một lòng, dưới sự chi huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt. Chiến công của ông xứng đáng được sử sách dân tộc lưu mãi muôn đời.
+ Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ hoàn toàn mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.
- Xây dựng chiến tuyến sông Như Nguyệt với quyết tâm chặn giặc, không cho chúng tiến xuống phía Nam để vào thành Thăng Long.

-Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt:
- Chặn giặc ở chiến tuyến Như Nguyệt.
- Diệt thuỷ quân của giặc, đẩy giặc vào thế bị động.
- Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến.
- Giặc thua nhưng lại giảng hoà với giặc.

11 tháng 11 2018

thanks

5 tháng 10 2016

1 Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc 
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch. 
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch. 

Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao. 
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.

2.Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống vì: - Sông Như Nguyệt như một chiến tuyến tự nhiên rất khó có thể vượt qua. - Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) và Thăng Long. Việc chọn phòng tuyến Như Nguyệt sẽ thuận lợi cho ta phòng thủ và khó cho địch khi tiến công.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!haha

5 tháng 1 2021

MỌI NGƯỜI ƠI LÀM ƠN GIÚP EM VỚI NGÀY MAI EM KIỂM TRA HỌC KÌ RỒI HUHUHUkhocroikhocroikhocroi

5 tháng 1 2021

đợi tí đang tìm

 

1 tháng 11 2016

Sông Như Nguyệt thuộc 1 nhánh sông Cầu, có vị trí hiểm yếu chiến lược, có thể là đòn bẩy cho quân Tống tiến về Thăng Long hoặc Lí Thường Kiệt đánh bại chúng tại đây và thắng lợi. Do có vai trò quan trong nên mới được Lí Thường Kiệt chọn làm địa điểm quyết chiến với giặc.

Còn nguyên nhân, diễn biến, kết quả có trong sách rồi nhé. Mk chỉ tl bài vận dụng thôi!

3 tháng 11 2016

-Nguyên nhân : Sông Như Nguyệt là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long. Giặc chắc chắn sẽ đi con đường này nên Lý Thường Kiệt đã cho quân xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt

- Diễn Biến : SGK

- Kết quả : Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh = đề nghị giảng hòa, quân Tống chấp nhận ngay vội đem quân về nước

- Ý nghĩa : Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được giữ vững

4 tháng 1 2017

Câu số 1

Nhà Tống muốn bành trướng thế lực và giải quyết khó khăn tài chánh ,xã hội trong nước .

- Nhà Tống cấm buôn bán ở biên giới , dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ,xúi Chămpa đánh lên phía nam, nhằm làm suy giảm lực lượng của nhà Lý.

- Nhà Lý cử Thái úy Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến; tăng cường lực lượng quốc phòng .

- Để ổn định phía nam, Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Chămpa

Diễn biến

Ngày 27 tháng 10 năm 1075, Vi Thủ An từ Tô Mậu vào đánh Cổ Vạn, chiếm được trại Cổ Vạn. Tin tức đến tận trung tuần tháng 11 mới tới được triều đình Biện Kinh của Tống tức gần tháng rưỡi. Nhưng người Tống mới chỉ nghĩ là những việc cướp nhỏ mà thôi, Tống Thần Tông còn bảo Lưu Di kể tên những người có chiến công và giúp đỡ những người có nhà bị cướp và bị đốt.

Tháng 10 năm 1075 Thường Kiệt tập trung thủy quân Đại Việt ở Đồ Sơn (vịnh Hạ Long) theo lối sau các núi đá mà tiến vào Khâm Châu; còn đi đánh Ung Châu (Nam Ninh) lục quân của quân Lý cũng chia nhiều đường:

  1. Từ Quảng Nguyên theo bờ sông Tả tiến đánh trại Thái Bình.
  2. Từ hai châu Tô, Mậu vượt núi qua Lộc Châu, Cổ Vạn, Tư Lăng, Thượng Tứ.
  3. Từ châu Quảng Lăng tiến qua Thái Bình, Bằng Tường, Tư Minh và trại Vĩnh Bình.

Về mặt địa lý thì các vùng về phía Tây Bắc biên giới hai nước lúc này chưa định rõ, các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu ngày nay cũng không phải đất của nhà Lý, cũng không thuộc triều Tống. Biên giới mà Tống-Lý trực tiếp giao nhau là Ung Châu gồm các trại Thiên Long, Cổ Vạn tiếp giáp Vĩnh An, Tô Mậu (Quảng Ninh); trại Vĩnh Bình tiếp một phần Quang Lang (Lạng Sơn, Lạng Châu) và một phần Quảng Nguyên (Cao Bằng); các trại Thái Bình và Hoành Sơn tiếp Quảng Nguyên. Khâm Châu sát trại Thiên Long và tiếp Vĩnh An của nhà Lý ở cửa Để Trạo.

Theo kế hoạch, nếu thủy quân chiếm được Khâm Châu thì tiến thẳng lên Ung Châu. Đề phòng người Tống xâm nhập vào đất Việt, quân Đại Việt cũng chia ra đóng ở nhiều căn cứ theo dọc đường biên giới. Đại khái quân hạ du của Lý đóng ở Vĩnh An và thượng du thì theo dọc biên thùy từ các châu Quảng Nguyên, Quảng lăng, Tô Mậu. Tổng số quân Đại Việt có từ 8 đến 10 vạn.

Câu số 2

* Chuẩn bị :
- Sau khi rút quân khỏi thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt cho quân bố phòng:
+ Cho quân mai phục ở biên giới.
+ Cử Lý Kế Nguyên giữ vùng biển Quảng Ninh để chặn quân thủy.
+ Xây dựng phòng tuyến Sông Cầu (sông Như Nguyệt), do Lý Thường Kiệt chỉ huy gồm cả quân thủy và quân bộ.
Phòng tuyến sông Cầu xây dựng ở bờ Nam sông Như Nguyệt (sông Cầu), đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Trung Quốc vào Thăng Long, phòng tuyến dài 100 km được đắp bằng đất cao, vững chắc. Được ví như chiến hào tự nhiên, khó vượt qua.
Diễn biến:
Cuối năm 1076 quân Tống tấn công nước ta bằng 2 cánh quân thủy bộ:
- Quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu. Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu.
- Quân bộ vượt ải Nam Quan vào Lạng sơn bị Thân cảnh Phúc chặn đánh phải dừng lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt, chờ quân thủy tiếp viện, nhưng quân thủy đã bị Lý kế Nguyên đánh bại.

Câu số 3

Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Hết rồileuleu

28 tháng 12 2017

Câu số 2:

-Diễn biến:

+ Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân đánh vào đất Tống.

+ Lý Thường Kiệt cho yết bản nói rõ cuộc tiến công để tự vệ.

- Kết quả:

+ Sau 42 ngày đêm, ta hạ thành Ung Châu, tướng giặc tự tử.

+ Lý Thường Kiệt chủ động rút quân về nước, xây dựng phòng tuyến chuẩn bị kháng chiến.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Làm thay đổi kế hoạch xâm lược của nhà Tống và làm chậm lại bước tiến quân xâm lược của nhà Tống.

22 tháng 12 2016

3.Các cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Chủ động tiến công trước để tự vệ
- Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến
- Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Thần (Nam quốc sơn hà)
- Cách tấn công bất ngờ: đang đêm cho quân tấn công
- Kết thúc chiến tranh nhân đạo: đề nghị giảng hòa

22 tháng 12 2016

Phòng tuyến như nguyệt

Lược đố trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt

* Ý nghĩa:
- Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm.
- Nền độc lập tử chủ của Đại Việt được củng cố.
- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.

 

12 tháng 1 2017

Sau khi chủ động tiến công vào đất tống,Lý Thường Kiệt rút quân về nước và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến:

-Lý Thường Kiệt ở địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng, chọn phòng tuyến sông Cầu làm nơi đối phó với nhà Tống

Cuộc kháng chiến chống tống tại phòng tuyến Như Nguyệt theo lược đồ:

-Cuối năm 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn theo hai đường thủy bộ tiến vào Đại Việt

-Tháng 1/1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy vượt qua biên giới Lạng Sơn tiến xuống

-Quân ta chặn đánh, đến trước bờ sông Như Nguyệt, quân Tống bị ta chặn lại. Quân Tống đóng ở bờ Bắc sông Cầu, ko lọt qua được

-Cánh quân thủy của nhà tống bị Lý Kế Nguyên chặn đánh, ko thể vào hỗ trợ quân bộ.

-Quách Quỳ chờ mãi ko thấy quân thủy bèn vượt sông, tiến vào phòng tuyến bị ta phản công quyết liệt đẩy lùi chúng về phía bờ Bắc

-Một đêm cuối xuân năm 1077, quân ta lặng lẽ vượt sông Như Nguyệt, bất ngờ đánh vào doanh tại của giặc

Kết quả,ý nghĩa lịch sử:

Kết quả:

-Quân Tống 10 phần thì chết hết 5-6 phần. Giữa lúc đó, Lý Thường Kiệt đề nghị "giảng hòa". Quách Quỳ chấp nhận, vội vã rút về nước.

Ý nghĩa lịch sử:

-Đây là cuộc kháng chiến tuyệt vời nhất trong lịch sử

-Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi vẻ vang

-Nền độc lập của Đại Việt được củng cố

-Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt

Nét độc đáo trong cách đánh giặc của lý Thường Kiệt từ năm 1075 đến năm 1077:

- Tiến công trước để dành thế chủ động

- Sự chuẩn bị chu đáo: lợi dụng địa thế tự nhiên để xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.

- Dùng biện pháp tâm lý để làm cho giặc hoang mang, lo sợ và khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta bằng cách đọc bài thơ thần

- Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc bằng phương pháp giảng hòa nhằm:

+Đảm bảo mối hòa hiếu giữa 2 nước

+Đảm bảo hòa bình lâu dài

+Giữ thể diện, ko làm tổn hại danh dự của 1 nước lớn

+Thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc ta

Nhớ tick cho mk nha, bài này mk làm mệt lắm!hiuhiu

12 tháng 1 2017

bạn tham khảo ở đây nha : Bài 11 : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) | Học trực tuyến (ý 3 thì kéo xuống đến câu hỏi 25 nhé bạn)

Câu 6. Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 1075 Lý Thường Kiệt đã thực hiện chủ trươngA. “ tiến công trước để tự vệ”.B. “tự vệ”.                 C. “ xin hòa”.       D. “ tiến công”.              Câu 7. Sau khi rút quân về nước Lý Thường Kiệt đã chọn sông ........................làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống.A. HồngB. Như Nguyệt                                                       C. Bạch...
Đọc tiếp

Câu 6. Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 1075 Lý Thường Kiệt đã thực hiện chủ trương

A. “ tiến công trước để tự vệ”.

B. “tự vệ”.                 

C. “ xin hòa”.       

D. “ tiến công”.              

Câu 7. Sau khi rút quân về nước Lý Thường Kiệt đã chọn sông ........................làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống.

A. Hồng

B. Như Nguyệt                                                       

C. Bạch Đằng                    

D. Đáy

Câu 8.Thời Tiền Lê quân đội gồm những bộ phận nào?

A.Cấm quân và quân địa phương.

B.Quân địa phương và quân các lộ.   

C. Cấm quân và quân các lộ.

D. Bộ binh, tượng binh và kị binh.     

Câu 9. Nhà Lý chia cả nước thành bao nhiêu lộ, phủ ?

A.24

B.20

C.42

D.12

Câu 10. Vua Trần đã có thái độ như thế nào đối với các sứ giả của Mông cổ?

A. trục xuất về nước

B. bắt giam vào ngục

C. mở tiệc tiếp đã nồng hậu

D. chém đầu

2
26 tháng 12 2021

6.A

7.B

8.A

9.A

10.B

26 tháng 12 2021

6A

7B

8A

9A

10B