VAI TRÒ CỦA HUYẾT TƯƠNG, CẤU TẠO VÀ VAI TRÒ CỦA HỒNG CẦU, BẠCH CẦU, TIỂU CẦU?
MONG MẤY BẠN TRẢ LỜI LIỀN GIÚP MIK.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vai trò của hồng cầu Hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất, chứa huyết sắc tố (chất làm cho máu có màu đỏ).Nhiệm vụ của hồng cầu là vận chuyển khí oxy (O2) từ phổi đến các mô, đi khắp mọi nơi trong cơ thể. Dọc đường, hồng cầu tiếp thu chất thải và đem trở lại phổi, nhận lại khí cacbonic (CO2) từ các mô trở về phổi để đào thải.Vòng đời trung bình của hồng cầulà 120 ngày, hồng cầu già sẽ bị tiêu hủy ở lách và gan. Tủy xương sẽ có nhiệm vụ sinh các hồng cầu mới để thay thế và duy trì lượng hồng cầu đã mất trong cơ thể.Nếu thiếu hồng cầu, con người cảm thấy mệt mỏi và yếu sức. Có người dễ bị mệt và tái xanh, vì cơ thể không có đủ lượng oxy cần thiết. Tình trạng thiếu hồng cầu gọi là thiếu máu.
-Hồng cầu : vận chuyển khí O2 từ phổi đến các mô, đi khắp mọi nơi trong cơ thể. Dọc đường, hồng cầu tiếp thu chất thải và đem trở lại phổi, nhận lại khí cacbonic (CO2) từ các mô trở về phổi để đào thải.
-Tiểu cầu:hỗ trợ chức năng cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Nếu mạch máu bị tổn thương (thí dụ như bị cắt hay bầm tím), các tiểu cầu sẽ dồn đến điểm này và bám dính vào nhau, tạo thành 'nút chặn vết hở'.
-Bạch cầu :đóng vai trò chủ chốt trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể tránh xa những tác nhân gây các bệnh như nhiễm khuẩn , nhiễm độc,…
mình nghĩ bạn nên viết hẵn câu trả lời để tránh CTV nghĩ rằng bạn đang spam ạ!
- Huyết tương có vai trò vận chuyển nguyên liệu quan trọng của cơ thể như glucose, sắt, oxy,… Bệnh nhân chảy máu cấp hoặc thiếu antithrombine III,… thường được chỉ định truyền huyết tương.
- Cấu tạo của hồng cầu: Hồng cầu chiếm hơn 99% trong các thành phần hữu hình của máu. Ở động vật như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, hồng cầu hình bầu dục có nhân; ở đa số thú khác hồng cầu dạng hình đĩa lõm hai mặt và không có nhân như hồng cầu của người. Hồng cầu trưởng thành, lưu thông trong máu là tế bào không có nhân. Ở người trong điều kiện tự nhiên, hồng cầu có hình đĩa hai mặt lõm, đường kính 7-8 μm, bề dày phần ngoại vi 2-2,5 μm và phần trung tâm 1 μm, thể tích trung bình 90-95 μm3.Vai trò của hồng cầu:
+ Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc làm tăng khả năng khuếch tán khí thêm 30% so với hồng cầu cùng thể tích mà có dạng hình cầu.
+ Làm cho hồng cầu trở nên cực kỳ mềm dẻo, có thể đi qua các mao mạch hẹp mà không gây tổn thương mao mạch cũng như bản thân hồng cầu.
+Cấu trúc của hồng cầu đặc biệt thích ứng với chức năng vận chuyển khí oxy.
+Các tế bào máu (chiếm 45% thể tích) và có -hồng
cầu,bạch cầu,tiểu cầu
+Huyết tương(chiếm 55% thể tích)
và có nước
(90%),protein,lipit,glucose,vitamin,muố...
khoáng,chất tiết,chất thải
_Chức năng của các thành phần:
+Hồng cầu:thành phần chủ yếu của hồng cầu là
Hb có khả năng liên kết lỏng lẻo với O2 và Co2
giúp vận chuyển O2 và Co2 trong hô hấp tế bào
+Bạch cầu:có chức năng bảo vệ cơ thể chống các
vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng
thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm
bệnh
+Tiểu cầu:đễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại
enzim gây đông máu
+Huyết tương:duy trì máu ở thể lỏng và vận
chuyển các chất dinh dưỡng,chất
thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan