K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2018

Dưới lớp vỏ của tôm có chứa sắc tố cũng giống cua thôi khi chết thì lớp sắc tố ấy bị vỡ ra và cũng tạo cho tôm hoặc cua khi chết thì có màu 

4 tháng 11 2018

Vì sắc tố hô hấp trong máu tôm là hemoxianin (huyết thanh tố) có nhân đồng => tôm chết sẽ có màu xanh của đồng.

20 tháng 11 2018

tim tôm ko bt

máu tôm cso màu lên mạng mà xem máu có màu nha

tôm có .... k bt

vì Đó là do trong vỏ của tôm cua có nhiều loại sắc tố, trong đó có một loại carotenoid gọi là astaxanthin, tạo nên sắc đỏ cam cho tôm

phân bt là sun là ở biển mọt ẩm là ở những nơi ẩm ướt

cua có dđ là trong SGK có

không bt

29 tháng 11 2018

cảm ơn bạn nha

14 tháng 11 2016

Khi tôm được nấu chín, dưới tác dụng của nhiệt độ, phần crustacyanin bị tách ra, và astaxanthin trở lại với màu vàng cam nguyên thủy của nó.các protein khác bị phá hủy và phân giải ở nhiệt độ cao, sẽ làm hiện ra màu đỏ cam do astaxanthin chưa bị phân hủy. Vì thế tôm cua bị hấp hay luộc sẽ có màu đỏ tươi mà không có thêm màu nào khác, thậm chí những con tôm hay cua màu xanh hoặc vàng cũng đều biến thành màu đỏ cam như vậy.

cấu tạo của tôm:

Phần đầu-ngực có:

mắt kép

hai đôi râu

các chân hàm

các chân ngực(càng, chân bò)

Phần bụng:

các chân bụng(chân bơi)

tấm lái

vỏ cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin

trong tôm có cơ quan tiêu hóa và cơ quan thần kinh

18 tháng 11 2016

bạn giỏi wa theo dõi mình nha

22 tháng 12 2016

Vì vỏ của tôm có chứa sắc tố nên màu sắc của tôm thay đổi theo màu sắc của môi trường => Khi tôm chết ( dưới sự tác động của nhiệt độ như rang ) sắc tố đó biến đổi thành zooêrytrin, có màu hồng

10 tháng 11 2016

Đó là do trong vỏ cứng của cua các loại sắc tố, trong đó có màu đỏ tôm. Do màu đỏ tôm trộn lẫn với các sắc tố khác nên bình thường không thể hiện rõ sắc đỏ tươi vốn của nó. Nhưng sau khi luộc chín, các sắc tố khác bị phá huỷ và phân giải dưới nhiệt độ cao, khi chúng biến mất thì màu đỏ sẽ hiện ra

20 tháng 12 2020

Đó là do trong vỏ cứng của cua có các loại sắc tố, trong đó có màu đỏ tôm. Do màu đỏ tôm trộn lẫn với các sắc tố khác nên bình thường không thể hiện rõ sắc đỏ tươi vốn có của nó. Nhưng sau khi luộc chín, các sắc tố khác bị phá huỷ và phân giải dưới nhiệt độ cao, khi chúng biến mất thì màu đỏ sẽ hiện ra.

  • Khi chín vỏ tôm có màu hồng vì: vỏ của tôm có chứa sắc tố nên màu sắc của tôm thay đổi theo màu sắc của môi trường, khi bị chín (dưới sự tác động nhiệt độ khi rang, nấu) sắc tố của nó sẽ bị phá hủy nên có màu hồng.
7 tháng 1 2022

Khi chín vỏ tôm có màu hồng vì vỏ của tôm có chứa sắc tố nên màu sắc của tôm thay đổi theo màu sắc của môi trường , khi chín ( dưới sự tác động nhiệt độ khi rang , nấu ) sắc tố của nó sẽ bị phá hủy nên có màu hồng

3 tháng 12 2021

tk

Đó là do trong vỏ của tôm có nhiều loại sắc tố, trong đó có một loại carotenoid gọi là astaxanthin, tạo nên sắc đỏ cam cho tôm (astaxanthin cũng chính là sắc tố tạo nên màu sắc đặc trưng của cá hồi).

3 tháng 12 2021

tham khảo

 

Mỗi loài tôm khác nhau sẽ có màu sắc khác nhau và mang tính đặc trưng cho từng loài. Với tôm, màu sắc cơ thể được sử dụng để ngụy trang, truyền tín hiệu, điều hòa thân nhiệt, giảm sự căng thẳng và bảo vệ khỏi tia cực tím. 

Các sắc tố màu vàng, cam và đỏ, hiện diện trong sinh vật dưới nước chủ yếu là do carotenoids. Trong số 750 carotenoids được tìm thấy trong tự nhiên thì có hơn 250 loại có nguồn gốc từ biển. Động vật biển (như giáp xác) không tổng hợp được carotenoids và vì vậy chúng có trong tôm nhờ sự tích lũy trực tiếp từ thức ăn hoặc biến đổi một phần thông qua các phản ứng trao đổi chất. Carotenoids chứa trong một số vi sinh vật, nấm, tảo và thực vật bậc cao. 

15 tháng 9 2015

Do màu đỏ tôm trộn lẫn với các sắc tố khác nên bình thường không thể hiện rõ sắc đỏ tươi vốn có của nó. Nhưng sau khi luộc chín, các sắc tố khác bị phá huỷ và phân giải dưới nhiệt độ cao, khi chúng biến mất thì màu đỏ sẽ hiện ra. Do vậy, tất cả cua nấu chín đều sẽ biến thành màu đỏ.

Trên vỏ cứng của cua, sự phân bố của màu đỏ tôm cũng không đều. Tất cả những chỗ có nhiều màu đỏ tôm, ví dụ phần lưng thì hiện lên rất đỏ. Phần dưới của chân thì màu hiện lên nhạt một chút. Do phần bụng của cua vốn không có màu đỏ tôm, bởi vậy dù đun nấu thế nào thì cũng không thể có màu đỏ được.

12 tháng 12 2016

Trên vỏ của tôm cua đã luộc chín có lớp sắc tố màu đỏ tươi, có tên khoa học là astaxanthin (cùng họ với beta caroten).
Các loại giáp xác như tôm, cua khi còn sống, sắc tố của chúng kết hợp với protein trong lớp chitine của vỏ, lúc này chúng không có màu gì đặc biệt. Tuy nhiên, khi luộc chín, dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ khiến các protein có tên beta-crustacyanin thay đổi cấu trúc phân tử, phá vỡ các liên kết giữa chúng (beta-crustacyanin) và sắc tố astaxanthin, sắc tố bị tách riêng ra dẫn đến việc màu đỏ của astaxanthin xuất hiện rõ ràng khiến vỏ ngoài của tôm, cua trở thành màu đỏ.
Sự biến đổi màu sắc của các loài động vật giáp xác này gần giống với sự thay đổi màu của lá cây. Ở trạng thái sinh trưởng khỏe mạnh bình thường, sắc tố vàng (Xanthophyll) có trong lá cây bị che phủ bởi những sắc tố màu lục (diệp lục tố, Chlorophyll). Khi mùa thu về, những phân tử chlorophyll bị phá vỡ, và do vậy, các sắc tố màu vàng cam có cơ hội xuất hiện. Nhờ đó, lá cây đổi sang màu vàng đặc trưng.

30 tháng 12 2017

2.

Khi tôm còn sống, sắc tố đó là Cyanoristalin, nhưng khi tôm chết do dưới ảnh hưởng của nhiệt độ nên sắc tố đó biến đổi thành chất zooerytrin có màu gạch nên khi rang , phơi tôm có màu đỏ .

Nếu sai thj cho tớ xin lỗi trước nha

17 tháng 11 2016

Vì vỏ cơ thể tôm có chứa các sắc tố làm tôm có màu sắc của môi trường.

- Khi tôm sống, sắc tố đó là cyanocristalin.

- Khi tôm chết (dưới tác động của nhiệt độ như phơi hoặc rang) sắc tố đó biến đổi thành zooêrytrin có màu hồng.

17 tháng 11 2016

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hoàng gia London và Đại học Manchester cho biết, bản thân astaxanthin có màu vàng cam. Khi gắn với beta-crustacyanin, khả năng hấp thụ ánh sáng của nó bị thay đổi, và astaxanthin chuyển sang màu xanh. Khi tôm được đun lên, dưới tác dụng của nhiệt độ, phần crustacyanin bị tách ra, và astaxanthin trở lại với màu vàng cam nguyên thủy của nó.

Các nhà khoa học kết luận, chính chất dạng caroten astaxanthin chịu trách nhiệm về việc làm tôm hùm biến màu từ xanh sang hồng trong quá trình đun nấu. Phân tử này là một chất chống ôxy hóa mạnh, có khả năng bảo vệ màng tế bào và các mô khỏi bị tổn thương. Vì vậy, phát hiện trên có thể đưa tới những liệu pháp chữa trị mới cho nhiều căn bệnh ở người, trong đó có ung thư. Chẳng hạn, các bác sĩ sẽ sử dụng astaxanthin như là một chất vận chuyển các loại thuốc không hòa tan đi vào cơ thể. Nó cũng mở ra tiềm năng về một loại chất màu thực phẩm tự nhiên hơn.