K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2018

viết dài thì tốt

2 tháng 11 2018

Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội, thực hiện thi khảo sát chất lượng đối với HS lớp 12 THPT năm học 2018, chiều 14/3, tất cả HS lớp 12A, trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (huyện Ứng Hòa) tập trung học quy chế thi tại điểm thi trường THPT Ứng Hòa A. Sau khi học xong, trên đường về cách cổng trường THPT Ứng Hòa khoảng 50m, một số HS trường Nguyễn Thượng Hiền đã xô xát, em N.Đ.Đ. đã dùng dao đâm em P.V.V. (2 HS cùng lớp 12A). Do vết thương quá nặng, P.V.V. tử vong sau đó.

 Ảnh minh họa.

Trước đó là việc một HS lớp 8 ở Bến Tre, chỉ vì không muốn nghe cô phê bình bạn đã bóp cổ cô giáo ngay trước sự chứng kiến của các bạn cùng lớp và các giáo viên khác. Không chỉ vậy, khi hết thời hạn chịu kỷ luật của trường là tạm đình chỉ học 1 tuần, quay trở lại lớp học HS này vẫn tiếp tục gây ra các hành vi phản đối, thiếu văn hoá. Trước tình trạng này, hiệu trưởng nhà trường buộc phải quyết định đình chỉ 1 năm học đối với HS này.
Ông Bùi Văn Linh - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác HS, sinh viên, Bộ GD&ĐT cho biết, trước thực trạng ứng xử thiếu văn hoá của HS cũng như bạo lực học đường gia tăng thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã khẩn trương rà soát, đánh giá việc thực hiện nền nếp của các trường học trên cả nước và báo cáo thực trạng, kiến nghị để nâng chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho HS, SV hiện nay

2 tháng 11 2018

Một trong những vụ bạo lực học đường gây sốc nhất và tốn nhiều giấy mực của báo chí, cũng như gặp phải sự phản ứng quyết liệt của dư luận Nhật Bản xảy ra vào năm 1986, liên quan đến vụ tự tử của cậu học sinh lớp 8 tại trường Nakano, Tokyo.
Học sinh Hirofumi Shikagawa đã tự tử, để lại một lá thư tuyệt mệnh nói rằng những bạn học cùng trường đã hành hạ cậu. Shikagawa đã nhiều lần bị chọc ghẹo, bị đem ra làm trò đùa, thậm chí bị đánh đập. Cậu bé xấu số đã từng bị vẽ ria mép nguệch ngoạc lên mặt bằng bút lông, bị bắt trèo cây và hát trong khi bạn cậu đứng cười vào sự xấu hổ của cậu.

Đêm thứ bảy, 9.6.2015, một nhóm bạn đến tham dự lễ hội tại Kariya, Nhật Bản. Trong khi vui đùa, một thiếu niên trong nhóm bạn 4 người đã cưa cẩm một cô gái mặc dù cậu ta đã có người yêu. Ba “người bạn” còn lại trừng phạt cậu bằng cách đánh đập liên tục và ép cậu nhảy xuống dòng sông tối đen như mực. Các bạn cậu bảo rằng nếu như chịu bơi qua sông từ bờ này sang bờ kia, họ sẽ tha thứ cho. Nhưng sau khi bơi được hơn 30m, cậu thanh thiếu niên đã thét lên “tôi không thể bơi được nữa” và chìm xuống dòng sông đen ngòm, theo tờ Japan Today.

Cậu thiếu niên xấu số, nạn nhân của bạo lực học đường chỉ mới 15 tuổi và các bạn kia cũng mới 16 tuổi, 14 tuổi và 15 tuổi. Ta lại thấy được một hiện trạng giống như ở Mỹ chính là vấn đề bạo lực nói chung và bạo lực học đường nói riêng trở nên quá phổ biến và ảnh hưởng lên tâm lý giới trẻ ở tuổi vị thành niên, độ tuổi mà con người vẫn chưa ý thức được mức độ tệ hại của hậu quả mà mình có thể gây ra.

2 tháng 11 2018

Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.

Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng ên mạng xã hội. Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay , ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý,suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân. Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn gian như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu rếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.

3 tháng 5 2023

Một số ý chínnh:

- Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay. - - - Tác hại:

+ Nó gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các em. 

+ Bạo lực học đường còn có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, như tự tử hoặc giết người.

=> Do đó, chúng ta cần phải nói không với bạo lực học đường.

- Biện pháp:

+ Chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường.

+ Chúng ta cần tăng cường giáo dục về tình bạn, tôn trọng và sự đồng cảm. Các em học sinh cần được hướng dẫn để biết cách giải quyết xung đột một cách hòa bình và không bạo lực.

+ Khuyến khích các em học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với những người khác.

+ Tạo ra một cộng đồng xã hội không bạo lực. Chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ và hành động của mình để trở thành những người sống trong một môi trường không bạo lực.

+ Biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ.

- Kết luận:

+ Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó.

+ Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các em học sinh.

2 tháng 11 2018

Bài làm 1

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.

Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.

Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là "bình thường".

Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…

Tôi vẫn nhớ như in, từ lúc bắt đầu vào lớp một – ngày đầu tiên cắp sách đến trường cho đến hôm nay là một học sinh THPT, mỗi khi bước vào lớp, đập vào mắt tôi là dòng chữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Người ta học lễ nghĩa, học văn hóa, người ta học làm người trước rồi mới đến những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Người Việt Nam tôn trọng đạo đức hơn tất cả. Ấy thế mà chỉ vì những lý do không đáng, một số học sinh sẵn sàng ra tay đánh bạn giữa chốn đông người, chà đạp nặng nề lên nhân phẩm người khác. Đó là bản thân họ đã có lỗi, họ đã không nhìn ra cái sai để sửa chữa. Một phần nữa ta cũng nên nhìn nhận rằng xã hội bây giờ quá thờ ơ. Thế nên mới có cảnh nhiều người ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị một bạn khác đánh mà vẫn làm ngơ như kiểu: “đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Hay có nhiều người khác lại quan tâm bằng cách quay hình lại truyền mạng.

Một trong những nguyên nhân cơ bản như đã nêu trên là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người. Đạo đức dần bị bỏ quên. Học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác. Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.

Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng.

Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp. Tiếp đến là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan. Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.

Là công dân Việt Nam, là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi luôn nỗ lực học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức, chính trị, học tập văn hóa xã hội để có kiến thức bền vững, để trở thành một công dân tốt, để đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn sánh vai cùng năm châu.

Bài làm 2

Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.

Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc… gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng.

Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu"…

Ông Phạm Ngọc Lưu, Trợ lý thanh niên Phòng Giáo dục quận 9, Tp Hồ Chí Minh cho rằng: Vấn đề bạo lực học đường hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết, đang có nguy cơ nổ bùng và lan rộng. Và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bản thân các em tìm cách tự trả thù theo kiểu "xã hội đen" mà không cần đến sự giúp đỡ của thầy cô, nhà trường.

Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.

Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:

Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sock về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Vụ ba học sinh ở thành phố Vinh (Nghệ an) hành hung bạn, vụ học sinh Hà Nội hành hạ bạn giữa vườn hoa công viên: túm tóc, lột áo. Vụ học sinh trường THCS Chu Văn An (Tp Hồ Chí Minh) đánh bạn, quay phim… làm nhức nhối dư luận trong thời gian qua. Chưa hết bàng hoàng thì vừa qua vào tháng 5 năm 2010 học sinh lớp 10 ở trường THPT Hồng Bàng tỉnh Đồng Nai đâm chết bạn ngay tại cửa lớp. Thầy Nguyễn Văn Đạo (42 tuổi), dạy môn Vật lý của trường THPT Trần Quang Diệu, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi bị một nhóm học sinh đánh bị thương nặng phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đặng Thuỳ Trâm, huyện Đức Phổ. Những thông tin này trong một bài viết ngắn không thể đem lên hết được nhưng cũng đủ để chúng ta gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy đồi đạo đức của một bộ phận giới trẻ Việt Nam.

Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải sây sát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy…

Giải pháp nào cho Bạo lực học đường?

Theo phapluat.vn có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường:

Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.

Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.

Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.

Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.

Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.

Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.Theo bản thân người viết: Hs cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.

Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình – nhà trường- xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.

3 tháng 11 2018

Dàn ý nghị luận về bạo lưc học đường 

Dàn ý nghị luận về bạo lưc học đường



I. Mở bài: giới thiệu về bạo lực học đường
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sang, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa được. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

II. Thân bài: nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:

- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình
- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh
- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
- Hành vi này càng ngày càng phổ biến
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác
- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè
- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô
- Thầy cô xúc phạm đến học sinh
- Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh
3. Nguyên nhân dãn đến hiện tượng bạo lực học đường:
- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình
- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường
- Xã hội dửng dung trước những hành động bạo lực
- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất
- Làm cho gia định họ bị đau thương
- Làm cho xã hội bất ổn
b. Với người gây ra bạo lực:
- Phát triển không toàn diện
- Mọi người chê trách
- Mất hết tương lai, sự nghiệp
5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
- Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất
- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái
- Tự bản thân có trách nhiệm xa lách tính trạng bạo lực học đường

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường
- Đây là một hành vi không tốt
- Em sẽ làm gi để ngăn chặn tình trạng này

3 tháng 11 2018

Nhưng mà lớp 6 làm gì có đề này!

3 tháng 11 2018

cái này ko nằm trong chương trình ngữ văn lp 6

20 tháng 3 2019

Trong xã hội ngày nay vấn đề đang được quan tâm nhiều đó là sự sống và tính mạng của con người, nhưng chúng ta không biết rằng người nông dân chỉ cần thương người tiêu dùng một chút là đã không nhẫn tâm tưới thuốc độc lên rau củ quả để đào huyệt chôn đồng bào và chôn sống chính mình, hiện nay không chỉ có những quan chức cấp cao tham ô khiến dân chúng nghèo khổ mà ngay cả những người dân cũng đang tự hãm hại nhau. Con người hiện nay đang sống vì đồng tiền, mà họ sẵn sàng giẫm đạp lên tính mạng sức khỏe của người khác. Việc này xảy ra là do ý thức của người dân đang còn chưa hiểu biết, họ chưa nhận thức được sự quý trọng sự sống và tính mạng con người, hoặc họ cố tình làm để thu lợi nhuận cho bản thân. Chúng ta cần chung tay để tuyên truyền giáo dục những con người đang có ý định làm những việc độc ác ấy, ngoài ra chính quyền cơ quan có thẩm quyền cần phải xử phạt những hành vi này để làm gương cho người khác. Chúng ta không thể sống tốt trong một môi trường toàn thực phẩm bẩn, bởi vậy nếu muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn thì phải tự bản thân mình sống đúng và hãy tố giác, khuyên răn những người đang có hành vi đó. Sức khỏe và tính mạng là hai thứ quý giá của đời mình, nếu chúng ta ngang nhiên cướp đoạt nó đi thì chính là người không có lương tâm. Vì vậy Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết “sống trên đời sống cần có một tấm lòng”.

20 tháng 3 2019

Bộ ko biết đọc chữ hả

3 tháng 4 2019

Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

  • Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
  • Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
  • Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Hành vi này càng ngày càng phổ biến.
  • Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.
  • Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
  • Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
  • Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
  • Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.
  • 3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:

  • Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
  • Chưa có sự quan tâm từ gia đình.
  • Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
  • Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.
  • Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.
  • 4. Hậu quả của bạo lực học đường:

    a. Với người bị bạo lực:

  • Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
  • Làm cho gia đình họ bị đau thương.
  • Làm cho xã hội bất ổn.
  • b. Với người gây ra bạo lực:

  • Phát triển không toàn diện.
  • Mọi người chê trách.
  • Mất hết tương lai, sự nghiệp.
  • Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.
  • Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
  • Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường
  • Đây là một hành vi không tốt.
  • Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này.
20 tháng 1 2016

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

DÀN Ý:

I. Mở bài: 
- Nêu một số hiện tượng xấu trong học sinh dẫn vào bạo lực học đường.
- Nhận định: là hiện tượng xấu, có nhiều tác hại
II. Thân bài: 
1. Giải thích: 
- “Bạo lực học đường” là gì?
- Nêu biểu hiện và thực trạng.
2. Bàn luận: 
a. Phân tích tác hại của bạo lực học đường:
- Nêu các ví dụ về bạo lực học đường.
- Tác hại với học sinh bị bạo lực và gia đình.
- Tác hại với học sinh gây ra bạo lực và gia đình.
b. Phân tích nguyên nhân của bạo lực học đường:
- Nguyên nhân chính là do bản thân học sinh.
- Nguyên nhân khác: do gia đình và xã hội…
3. Đề xuất biện pháp khắc phục: 
- Nâng cao vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lí, giáo dục học sinh.
- Bản thân học sinh không tham gia bạo lực học đường.
III. Kết bài: 
- Đánh giá chung về hiện tượng, cảm nghĩ chung.

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: học sinh lười học, ngiện Game online, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là nạn bạo lực học đường. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.
Trước hết, ta cần hiểu bạo lực học đường là gì? Đó là hiện tượng học sinh dùng hành vi mang tính bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân với cá nhân học sinh hoặc giữa các nhóm học sinh với nhau. Diễn ra trong hoặc ngoài nhà trường, đánh nhau thường có hung khí. Ví dụ, ngày 30/5/2012, tại trường THCS Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nữ sinh Lê Thị Thanh Trang học sinh lớp 9B, do mâu thuẫn với bạn cùng lớp là Phạm Thị Ngọc Ánh và Trần Thị Hoài, Trang mang dao đến trường, gọi Ánh và Hoài ra nói chuyện, rút dao đâm một nhát vào ngực Hoài, một nhát vào bụng Ánh. Hoài bị chết trên đường đi cấp cứu, Ánh bị thương nặng. Hay ở huyện Châu Đốc, Tiền Giang vào tháng 3/2012, một học sinh lớp 10 là Trần Thị Cẩm Thu đã đâm chết bạn học là Lê Thị Thu Thảo, sau khi đâm chết bạn, Thu còn thản nhiên gọt trái cây để ăn.
Từ cách giải thích và thực trạng trên, ta thấy bạo lực học đường để lại nhiều tác hại nghiêm trọng, khó lường. Đối với học sinh bị đánh, sẽ bị tổn thương về mặt thể xác, bị thương tích, tàn phế, thậm chí mất mạng; để lại di chứng về mặt tinh thần. Gia đình học sinh bị hại sẽ luôn lo lắng, tiêu tốn thời gian, tiền bạc, đau đớn hơn là mất con sau bao năm nuôi nấng, hi vọng. Về phía kẻ gây ra bạo lực, hậu quả cũng không kém phần đau lòng. Bị nhà trường đuổi học, bị vào vòng tù tội bị bạn bè xa lánh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến (…) nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau: Do sự thiếu giáo dục từ phía gia đình. Do sự phát triển của tâm sinh lý lứa tuổi. Ngoài ra, bạo lực học đường còn là do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực, game bạo lực; nên dẫn đến những hành xử thiếu tính người.
Bạo lực học đường gây ra tác hại nghiêm trọng, nên ta cần tìm ra biện pháp khắc phục: Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực, phim ảnh bạo lực. Về phía gia đình cần quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến đời sống tâm tư tình cảm của con em mình, kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường. Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh. Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Về phía học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm. Khi phát hiện vụ việc phải báo ngay với giáo viên hoặc người lớn tuổi để kịp thời ngăn cản và răn đe, giáo dục. 
Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Là học sinh, chúng ta cần hiểu rõ hậu quả của bạo lực học đường, không tham gia bạo lực học đường.
Tóm lại, bạo lực học đường là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường lành mạnh, tất cả hãy nói KHÔNG với bạo lực học đường.

I.Mở bài:

   Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.

II.Thân bài:

Trước tiên là phải tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội hiện nay đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.

Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.

Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.

Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rưựu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.

Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen... được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.

Vậy các ngành, các cấp, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta phải làm gì trước sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hôm nay, nhất là nạn bạo lực học đường đang xảy ra hàng ngày trong nhà trường và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.

Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rưựu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.

III. Kết bài:

  Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.

 

19 tháng 1 2018

- Đề : Văn hóa ứng xử

Chúng em vô cùng hạng phúc khi được sống, được học tập, được vui chơi, được hưởng quyền bình đẳng như nhau trong một đất nước độc lập, tự do. Trẻ em chúng em được đến trường, được thầy cô trang bị kiến thức, rèn luyện ý thức để trở thành những công dân tốt. Trong trường học, chúng em được sự yêu thương, quan tâm của thầy cô như cha mẹ, được vui chơi, trò chuyện thân thương với bạn bè như anh em trong một nhà. Vậy mà hiện nay, em được biết qua các phương tiện thông tin đại chúng, ở nơi nào đó vẫn còn hiện tượng học sinh đánh, cãi nhau. Em nghĩ đây là hành động không nên có đối với tuổi học trò bởi trong bất kì hoàn cảnh nào chúng ta cần phải biết kiềm chế cảm xúc, đưa ra những cách xử lí khéo léo, nhẹ nhàng phân tích để bạn của mình hiểu việc làm đúng sai để từ đó rút kinh nghiệm. Đánh bạn trước tiên là mình đã vi phạm nội quy nhà trường, lớp, coi thường tất cả tự mình khiến cho bạn bè xa lánh... Là học sinh, em mong tất cả mọi người hãy thực hiện tốt 5 điếu Bác Hồ dạy, chấp hành tốt nội quy trường lớp, thực sự coi trường là nhà, lớp học là gia đình.

6 tháng 12 2019

Nguyễn Nhật MinhVũ Minh TuấnTú QuyênVy Lan LêVương Thị Thanh HoaBăng Băng 2k6Hồ Bảo Trâm

6 tháng 12 2019

úi cái này t ngu cực.Để mấy cái này cho các ace khác ạ !