Soạn văn 7 : Bài Quan hệ từ
Nhanh tick luôn đầy đủ ngắn gọn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
CÂU ĐẶC BIỆT
I. Thế nào là câu đặc biệt?
Chọn c
II. Tác dụng của câu đặc biệt
Tác dụng | Bộc lộ cảm xúc | Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng | Xác định thời gian nơi chốn | Gọi đáp |
Một đêm mùa xuân.Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi. ( Nguyên Hồng) | x | |||
Đoàn người nhốn nháo. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay ( Nam Cao) | x | |||
“ Trời ơi!”, cô giáo tái mặt nước mắt giàn giụa. lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. ( Khánh Hoài) | x | |||
An gào lên: - Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! - Chị An ơi! Sơn đã nhìn thấy chị ( Nguyễn Đình Thi) | x |
III. Luyện tập
Bài 1 (trang 29 Ngữ Văn 7 Tập 2):
Ví dụ | Câu rút gọn | Câu đặc biệt |
a | - Có khi được trưng bày… trong hòm - Nghĩa là phải ra sức giải thích….kháng chiến | |
b | Ba giây… Bốn giây…. Năm giây… Lâu quá! | |
c | Một hồi còi | |
d | Lá ơi! | - Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi - Bình thường lắm chẳng có gì đáng kể đâu |
Bài 2 (trang 29 Ngữ Văn 7 Tập 2):
- Tác dụng của câu đặc biệt trong bài tập 1
+ Xác định thời gian
+ Bộc lộ cảm xúc
+ Gọi đáp
Bài 3 (trang 29 Ngữ Văn 7 Tập 2):
Đoạn văn tham khảo
Một ngày xuân. Tôi dạo bước trên con đường làng. Ôi quê tôi! Nơi đây thật đẹp biết bao. Xa xa kia là lũy tre làng đã ôm trọn ngôi làng suốt bao năm tháng qua. Tôi yêu biết bao cánh đồng lúa xanh mướt trải dài tít tắt tới chân trời. Tôi yêu hương khói bếp tỏa ra mỗi buổi chiều về. Từng đàn trâu thong dong gặm cỏ, cò trắng từng đôi liệng xuống đồng, những hình ảnh thân thuộc ấy không biết tự bao giờ đã đậm sâu trong tâm trí tôi. Quê hương hai tiếng ấy thật thiêng liêng biết bao!
Soạn bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận
- Bài văn có ba phần lớn: mở bài , thân bài, kết bài
- Phần mở bài và kết bài có một đoạn văn, phần thân bài có hai đoạn
- Các luận điểm
+ luận điểm lớn: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước( tác giả giải thích đó là một truyền thống quý báu có vai trò giữ nước )
+ các luận điểm nhỏ:
• Lòng yêu nước trong quá khứ ( tác giả dẫn ra các ví dụ lịch sử)
• Lòng yêu nước trong hiện tại( tác giả dẫn chứng bằng cách liệt kê đủ các tầng lớp nhân dân)
→ Rút ra kết luận : Bổn phận của chúng ta… làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đem ra thực hành vào công việc yêu nước kháng chiến
II. Luyện tập
a. Bài văn nêu lên tư tưởng luận điểm : học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn
- Tư tuởng được thể hiện qua các luận điểm:
+ Ở đời có nhiều người đi học nhưng ít ai biết học cho thành tài
+ Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh – xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tố,t thật tinh mới có tiền đồ
b. Bố cục và cách lập luận trong bài
* MB: dùng lối lập luận đối chiếu so sánh để nêu luận điểm: Ít ai biết học cho thành tài
* TB: kể lại câu chuyện của danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi vẽ trứng là muốn nói đến cách học cơ bản thông qua một sự dạy dỗ có khoa học và kiên trì của thầy trò nhà danh họa
* KB: lập luận theo lối nguyên nhân kết quả
- Nhờ chịu khó học tập động tác cơ bản tốt nên mới có tiền đồ
- Nhờ những ông thầy lớn nên mới dạy trò những điều cơ bản nhất
- Thầy giỏi sẽ tạo được trò giỏi
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 172 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Tác giả cảm nhận Sài Gòn về các phương diện: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của cư dân và phong tục của con người nơi đây
- Bố cục của bài viết:
+ Đoạn 1 (từ đầu đến "tông chi họ hàng"): những ấn tượng chung của tác giả về Sài Gòn và tình cảm đối với nơi đây
+ Đoạn 2 (từ "ở trên đất này" đến "leo lên hơn năm triệu"): cảm nhận và bàn bạc đánh giá về phong cách con người Sài Gòn
+ Đoạn 3 (phần còn lại): nhấn mạnh thêm tình yêu với Sài Gòn
Câu 2 (trang 172 Ngữ Văn 7 Tập 1):
a. Nét riêng biệt của thiên nhiên khí hậu Sài Gòn qua cảm nhận tinh tế của tác giả
- Các hiện tượng thời tiết với những nét riêng: nắng sớm gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ạt và mau dứt
- Sự thay đổi đột ngột nhanh chóng của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh
- Cảm nhận về không khí nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố trong những thời khắc khác nhau: đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm, cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương, làn không khí mát dịu thanh sạch.
b. Tình cảm của tác giả được thể hiện
+ Tác giả yêu Sài Gòn bằng một tình yêu da diết nồng nhiệt mọi đặc điểm cuộc sống ồn ào hay sự trái trứng của thời tiết cũng thật đáng yêu đáng nhớ
+ Tình yêu ấy đã khiến tác giả có những cảm nhậ sâu sắc tinh tế về thành phố
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả: điệp từ ở đầu câu, điệp cấu trúc câu để nhấn mạnh khẳng định tình cảm của mình cũng là để biểu hiện sự phong phú của thiên nhiên đất trời khí hậu Sài Gòn
Câu 3 (trang 173 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Nét đặc trưng trong phong cách của người Sài Gòn là: chân thành, bộc trực, dễ cởi mở, mạnh bạo mà vẫn ý nhị
- Thái độ tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn: đó là tình cảm chân thành yêu mến nồng nhiệt
Câu 4 (trang 173 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn
+ Nhấn mạnh và khẳng định lại mối tình dai dẳng bền chặt với con người mảnh đất đã gắn bó gần hết đời người
+ Gửi gắm thông điệp ước mong tình yêu đối với Sài Gòn sẽ được lan tỏa đi nhiều trái tim khác nữa
Câu 5 (trang 173 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn
+ Biểu cảm gián tiếp qua miêu tả thiên nhiên, khí hậu , con người Sài Gòn, hồi tưởng kỉ niệm
+ Biểu cảm trực tiếp qua các câu văn cảm thán: Tôi yêu Sài Gòn yêu cả con người nơi đây, Thương mến bao nhiêu....
Ở đây ko có phần Luyện tập đâu
Câu 1 (trang 172 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài tùy bút của thể hiện tình cảm yêu mến và những hình ảnh ấn tượng bao quát chung của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện:
+ Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và phogn cách con người
- Có thể chia làm ba đoạn:
+ Phần 1 (từ đầu… tông chi họ hàng): Nêu ấn tượng của tác giả về Sài Gòn và tình yêu của tác giả
+ Phần 2 (tiếp… leo lên hơn trăm triệu): Cảm nhận và bình luận về phong cách của người Sài Gòn
+ Phần 3 (còn lại): Khẳng định tình yêu của tác giả với Sài Gòn
Câu 2 (trang 172 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Thời tiết Sài Gòn đa dạng, dễ thay đổi:
+ Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau đứt
+ Sự thay đổi đột ngột của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh
→ Những nét đặc trưng, riêng biệt độc đáo, hấp dẫn của Sài Gòn
- Nhịp sống của thành phố trẻ Sài Gòn đa dạng, nhộn nhịp
+ Ban ngày thành phố náo động, dập dìu xe cộ
+ Buổi sáng tĩnh lặng với không khí mát dịu, thanh sạch, đêm khuya thưa thớt tiếng ồn
- Tác giả bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố Sài Gòn:
+ Tình yêu sâu sắc, nồng nhiệt, tác giả khẳng định “tôi yêu Sài Gòn da diết” mọi không gian, thời điểm, từ thiên nhiên tới con người.
+ Thể hiện tình yêu trực tiếp và gián tiếp, điệp từ yêu được lặp 6 lần mở ra không gian, cảnh vật, nét riêng của phố phường.
+ Niềm yêu thương dành cho thành phố trẻ đang trên đà phát triển.
Câu 3 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Ở phần thứ hai, tác giả tập trung nói về con người Sài Gòn với những điểm chung về cư dân, phong cách nổi bật với những nét độc đáo riêng:
+ Sài Gòn là nơi tụ hội của con người khắp bốn phương hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là người Sài Gòn
+ Phong cách nổi bật của người Sài Gòn: tự nhiên, chân thành, cởi mở, táo bạo mà vẫn ý nhị
+ Tác giả khẳng định những nét đẹp của người Sài Gòn qua gần năm mươi năm thực tế hiểu biết
+ Tính cách của người Sài Gòn biểu hiện mạnh mẽ nhất trong đời sống hằng ngày, đặc biệt trải qua thử thách hoàn cảnh của lịch sử.
Vẻ đẹp của con người Sài Gòn được minh họa qua hình ảnh các cô gái Sài Gòn với trang phục, cử chỉ, dáng điệu ngây thơ, nhiệt tình, tươi vui.
Câu 4 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm tác giả đối với Sài Gòn:
- Tác giả khẳng định chắc chắn tình cảm của mình đối với Sài Gòn
- Niềm khao khát cháy bỏng của tác giả rằng các bạn trẻ yêu lấy Sài Gòn
→ Tình yêu với thành phố trẻ Sài Gòn tồn tại, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Tác giả mong muốn thế hệ trẻ yêu Sài Gòn như tình yêu mà tác giả dành cho thành phố này.
Câu 5 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Nghệ thuật tiêu biểu của bài tùy bút Sài Gòn tôi yêu
+ Điệp từ “tôi yêu” ở vị trí nhiều câu văn, điệp cấu trúc nhấn mạnh tình cảm của tác giả với Sài Gòn
+ Bài tùy bút dùng nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, thuyết minh, biểu cảm, lập luận với phương thức biểu cảm trực tiếp và gián tiếp
Luyện tập
Bài 1 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài viết về vẻ đẹp Hà Nội: Hà Nội Phố ( Phan Vũ), Một góc chiều của Hà Nội (Nguyễn Duy), Mùa thu Hà Nội ( Hoàng Thy)
Bài 2 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Trong tâm trí mọi người quê hương luôn là nơi đẹp đẽ, nâng đỡ con người khôn lớn. Quê hương in sâu vào trái tim mỗi người từ lời hát ru của mẹ của bà, từ những ngày cắp sách tới trường trên con đường nhỏ… Quê hương là nơi che chở, nuôi dưỡng, cho ta, vì thế hai tiếng “quê hương” thật tự hào, xúc động. Quê hương ghi dấu biết bao điều tốt đẹp, làm hành trang nâng đỡ cho con người vươn cao, vươn xa tới những chân trời mới.
hok tốt
nhớ k mk
██████████████████████████
█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█
█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█
█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█
█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█
█░░░██████▒▒▒░░░██████▒▒▒█
█░░░██████▒▒▒░░░██████▒▒▒█
█▒▒▒██████░░░▒▒▒██████░░░█
█▒▒▒██████░░░▒▒▒██████░░░█
█░░░▒▒▒░░░██████▒▒▒░░░▒▒▒█
█░░░▒▒▒░░░██████▒▒▒░░░▒▒▒█
█▒▒▒░░░████████████▒▒▒░░░█
█▒▒▒░░░████████████▒▒▒░░░█
█░░░▒▒▒████████████░░░▒▒▒█
█░░░▒▒▒████████████░░░▒▒▒█
█▒▒▒░░░███░░░▒▒▒███▒▒▒░░░█
█▒▒▒░░░███░░░▒▒▒███▒▒▒░░░█
█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█
█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█
██████████████████████████
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
██████████████████████████
█▒▒▒░░░░░▒▒▒██▒▒▒░░░░░▒▒▒█
█▒▒▒░░░░░▒▒▒██▒▒▒░░░░░▒▒▒█
█░░░▒▒▒▒▒░░░██░░░▒▒▒▒▒░░░█
█░░░▒▒▒▒▒░░░██░░░▒▒▒▒▒░░░█
█▒▒▒░░░░░▒▒▒██▒▒▒░░░░░▒▒▒█
█▒▒▒░░░░░▒▒▒██▒▒▒░░░░░▒▒▒█
██████████████████████████
██████████████████████████
██████████████████████████
Em tham khảo nhé:
Thêm trạng ngữ (Tiếp theo):
I. Công dụng của trạng ngữ1. Trạng ngữ trong câu
a. – Vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng
- Thường thường vào khoảng đó
- Sáng
- ở trên trời
- trên giàn hoa lí
- chỉ độ tám chín giờ sáng trên nền trời trong
b. về mùa đông
* Trạng ngữ không có mặt thì câu vẫn có thể hiểu được tuy nhiên ta không nên bỏ trạng ngữ vì nó giúp nội dung, các điều nêu trong câu được đầy đủ chính xác hơn. Thêm vào đó nhờ trạng ngữ mà câu văn được kết nối giúp cho đoạn văn mạch lạc hơn
2. Trong môt bài văn nghị luận luận cứ phải được sắp xếp theo trình tự nhất định trong khi thực hiện trình tự lập luận ấy trạng ngữ có vai trò tạo sự liên kết rành mạch rõ ý cho bài văn
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng1. Câu in đậm là trạng ngữ chỉ mục đích đứng cuối câu bị tách thành câu riêng biệt
2. Việc tách câu có tác dụng nhấn mạnh ý , biểu thị cảm xúc tự hào tin tưởng tự hào về tương lai của tiếng Việt
Luyện tập lập luận chứng minh:
Chuẩn bị ở nhàĐề bài : Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Vấn đề cần chứng minh : Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả – một đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.
- Cách lập luận : đưa ra lí lẽ và dẫn chứng.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài : Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta – Lòng biết ơn.
b. Thân bài :
- Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ : Về nghĩa đen và nghĩa bóng.
+ Nghĩa đen : ý tự lời hay.
+ Nghĩa bóng (luận điểm chính) : Mọi giá trị vật chất tinh thần mà ta đang có đều từ thành quả lao động của người khác. Cần phải ghi nhớ biết ơn.
Lí lẽ và dẫn chứng :
- Đạo lí tốt đẹp đó tồn tại trong dân tộc ta từ xưa đến nay :
+ Các lễ hội (hội Thánh Gióng, giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, lễ Tết, …)
+ Tục lệ truyền thống về lòng biết ơn : tục thờ cúng tổ tiên, ông bà…
+ Các bảo tàng lịch sử ghi nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc, môn học lịch sử trong nền giáo dục vẫn được duy trì, các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng …
- Phê phán, đáng trách những người không góp phần giữ gìn đạo lí đẹp ấy.
c. Kết bài :
Cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp trong xã hội.
3. Viết bài
Mở bài : Nước Việt ta với hơn 4000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước đã lưu giữ và sống theo hàng ngàn đạo lí nhân sinh. Trong số đó không thể không kể đến đạo lí về lòng biết ơn – một đạo lí sống đẹp đẽ được truyền lại qua nhiều câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.
Kết bài : Đạo lí về lòng biết ơn đã trở thành một cách sống đẹp, một nếp sống đẹp mang đậm bản sắc dân tộc. Mỗi chúng ta, những con người Việt Nam đều có quyền tự hào và trách nhiệm phát huy truyền thống ấy.
Thực hành trên lớpbạn lên web loigiaihay.com nha xong rùi vào phần soạn văn lớp 7 ý nó có lời giải cho bạn lun nhưng nhớ chỉ tham khảo thui nhé
Tham khảo
“ Tùng...Tùng...Tùng” tiếng trống trường ngân lên dõng dạc báo hiệu giờ học bắt đầu. Mỗi đứa học trò chúng em lại náo nức mong chờ môn tiếng anh bởi hình ảnh đẹp tươi khi cô giáo đang giảng bài còn đọng mãi trong lòng em.
Khi cô Hoa bước vào lớp, cô luôn dịu dàng trong chiếc áo dài xanh da trời. Cô gần ba mươi tuổi nên chiếc áo cùng mái tóc đen nhánh xõa ngang lưng làm tôn thêm vẻ đẹp thanh thoát của cô. Mỗi thầy cô đều có cách dạy riêng của mình, cô Hoa cũng vậy. Cô giảng bài bằng tiếng anh nhưng cô nói chậm rãi, điềm đạm. Giọng nói cô nhẹ nhàng, êm ái theo trọng âm từng từ tựa như lời một bài hát vậy. Cô hướng dẫn chúng em cách phát âm, nghĩa của các từ mới trong bài học. Cô bước từng bước xuống lớp, quan sát chúng em làm bài tập nhóm. Mỗi giờ học, cô đều nhắc nhở chúng em cách học hiệu quả, đôi khi cô giới thiệu những phần mềm học tập tiếng anh thú vị. Ánh nhìn trìu mến của cô như cổ vũ, khuyến khích từng bạn học tập chăm chỉ hơn. Lúc giảng bài, thỉnh thoảng cô nở nụ cười tươi, duyên dáng, để lộ hàm răng trắng sáng. Cô Hoa không xinh nhưng cô mang nét duyên thầm qua ánh mắt và nụ cười xinh tươi ấy. Những ngón tay thon dài của cô cầm phấn, tay kia cô uyển chuyển đưa theo nhịp lời nói. Em còn ngỡ cô là một nhà ảo thuật, cô dùng phép màu đưa chúng em vượt không gian, thời gian để biết tới những vùng miền văn hóa mới lạ của Châu Âu, Châu Mỹ. Bên cạnh đó, cô không quên chia sẻ những trải nghiệm, chuyến đi công tác lý thú của mình tại các quốc gia đó. Lũ học trò chúng em mắt không rời bài học mặc những chú chim cứ lảnh lót cất tiếng ca hay tia nắng tinh nghịch đùa vui cùng gió.
Tham Khảo
Sáng nay, chúng em học giờ kể chuyện cùng cô giáo chủ nhiệm. Đó thực sự là một tiết học thú vị.
Đầu tiết học, vẫn như thường lệ, cô bắt đầu với việc kiểm tra bài tập về nhà của mọi người. Có ba bạn may mắn sẽ được cô chấm điểm vào vở. Sau đó, tiết học mới chính thức bắt đầu.
Trên màn hình chiếu, là các bức tranh minh họa cho câu chuyện vừa đẹp và dễ hiểu. Tiếp đó, cô giáo bắt đầu chầm chậm kể lại câu chuyện với chất giọng ấm áp và ngọt ngào của mình. Một mình cô mà có thể nhập vai biết bao nhân vật. Nào là dê mẹ dịu hiền, dê con thông minh nhanh nhảu, tên sói xám gian ác. Chúng em hồi hộp tập trung theo từng lời kể của cô không thể dứt ra được. Không chỉ kể, cô còn làm ra đủ các hành động minh họa hết sức thú vị. Khi thì cô cúi lưng, cong bàn tay thành hình móng vuốt khẽ gõ cửa như sói xám. Khi thì cô nghiêng đầu, hé mắt nhìn qua những ngón tay như dê con. Nhờ cô, mà tiết kể chuyện trôi qua hấp dẫn vô cùng. Mãi đến khi dòng chữ Kết thúc hiện ra trên màn hình, em mới nhận ra được.
Em rất thích được học cùng với cô chủ nhiệm của mình.
I. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học
1. Tính liên kết.
a. Nếu bố En-ri-cô chỉ viết một đoạn văn như ví dụ (a) trong sách giáo khoa thì En-ri-cô không thể hiểu được điều bố muốn nói.
b. Lí do mà En-ri-cô không hiểu ý bố là vì: Câu văn có nội dung chưa thật rõ ràng; thứ hai vì giữa các câu chưa có sự liên kết; muốn cho đoạn văn hiểu được thì phải có tính liên kết.
2. Phương tiện liên kết trong văn bản
a. Đoạn văn (a) vì chưa thể hiện thái độ của người bố, cho nên En-ri-cô chưa hiểu được ý bố.
b. Đoạn văn (b) thiếu sự kết nối giữa các ý, thiếu sự gắn bó chặt chẽ.
II. Luyện tập
Câu 1.
- Nhận xét: các câu trong đoạn văn sắp xếp không hợp lí, vì vậy các ý không liên kết với nhau được - > không có sự liên kết về mặt nội dung.
- Để đoạn văn có tính liên kết chúng ta nên sắp xếp theo trình tự như sau:
Câu 1 - > câu 4 - > câu 2 - > câu 5 - > câu 3 Câu 2. - Chưa có tính liên kết. - Vì phi logic về mặt nội dung :
+ Ở câu một, tác giả viết về thời quá khứ “Lúc người còn sống tôi lên mười”. Có nghĩa là hiện tại người mẹ của nhân vật tôi đã mất. Thế nhưng ở câu hai, ba bốn chuyển qua thời hiện tại người mẹ đó vẫn còn sống.
+ Thứ nữa, nội dung của các câu không ăn nhập gì với nhau theo kiểu “Ông Chẫu bà Chuộc”.
Câu 3. Điền từ thích hợp.
Bà ơi! Cháu trường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ơi mong tìm lại được hình bóng của “bà”, và nhớ lại ngày nào “bà” trồng cây, “cháu” chạy lon ton bên bà. Bà bảo khi nào cây co quả “bà” sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho “cháu”, nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon ngất phải để phần bà. “Thế là” bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.
Câu 4.
- Về mặt nội dung và hình thức hai câu này có vẻ rời rạc không có sự liên kết, câu một nói về mẹ, câu hai nói về con.
- Nhưng ở câu thứ ba, “Mẹ sẽ đưa con đến trường”, cả hai từ mẹ và con đã liên kết hai câu trên thành một câu thống nhất, vì vậy chúng vẫn được đặt cạnh nhau trong văn bản.
Câu 5.
- Có đủ trăm đốt tre rất đẹp nhưng chưa thể làm nên được cây tre, nhờ có phép thần của Bụt các đốt tre mới nối kết được với nhau làm thành cây tre kì lạ.
- Văn bản cũng vậy, có đủ các câu, các đoạn văn nhưng nếu giữa chúng không có sự liên kết về nội dung và hình thức thì không thể nào thành văn bản. Đó là một sự liên tưởng rất lí thú.
ai soạn văn bài tìm hieur chung về vưn biểu cảm giùm mình
( ngắn gọn thui nhé )
ai xong trước sẽ tick
. Văn biểu cảm:
_ Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
_ Còn gọi là văn trữ tình; bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút…
Em tham khảo :
Xuân! Xuân đã về-mùa của ước mơ,mùa của sức sống,khát khao đã về rồi. Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới tràn đầy những lá non,lộc biếc. Hoa khoe sắc, lộng lẫy trước nắng xuân.Trong các vòm cây,kẽ lá,những chú chim sơn ca cất vang lên bản nhạc chào xuân,rộn rã.Chỉ mới có vài hôm trước, mọi vật còn ủ rũ trong mùa đông mà giờ đã xanh tốt,tươi vui lạ thường.Trên nền trời,cánh én chao liệng vu vơ,từng đám mây bông trắng xốp nhẹ nhàng lững thững trôi,vui mừng.Ôi! Thật là đẹp. Tất cả thật là đẹp.
Chiều xuân! Một chiều xuân trên quê hương Quảng Bình yêu dấu. Đẹp biết bao những cánh đào thắm nở, cánh mai vàng khoe sắc trên mỗi ngõ phố, con đường. Tiếng cười nói rộn rã của trẻ em và tiếng hỏi thăm nhau, lời chúc nhau may mắn thành công trong năm mới phấn khởi, rộn ràng. Trên những hàng cây xanh, búp non của chồi xuân hé nở, lộc xuân căng tràn trên từng cảnh vật. Chiều xuân. Mưa bụi bay bay phảng phất trong gió nhẹ với giọt mưa vương trên cánh đào mỏng manh, vương trên mái tóc của cô gái tuổi xuân thì.Đẹp quá. Yêu biết bao nhiêu xuân trên quê hương mình.
Quan hệ từ : với
Câu rút gọn : Đẹp quá.
I. KHI NÀO CẦN VIẾT ĐƠN
1. Từ những ví dụ cụ thể sau đây, em hãy rút ra nhận xét khái quát khi nao thì cần viết đơn, hoặc vì sao cần viết đơn?
Ví dụ 1: Khi em có nguyện vọng gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, em viết đơn gửi Ban Chấp hành Đoàn trường.
Ví dụ 2: Chẳng may bị ốm, không đến lớp được, em viết đơn gửi cô giáo chủ nhiệm xin phép nghỉ học.
Ví dụ 3: Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, em viết đơn gửi Ban Giám hiệu nhà trường xin được miễn giảm học phí.
Ví dụ 4: Do sơ suất, em bị mất giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học. Em viết đơn xin cấp lại
Trả lời:
Khi ta có một nguyện vọng hoặc một yêu cầu nào đó muốn được giải quyết là viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức hay cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn để được giải quyết.
2. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào phải viết đơn, viết gửi ai?
- Chiều nay các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ suất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của em.
- Trong trường mới mở một lớp học nhạc và họa, em rất muốn theo học.
- Trong giờ toán, em đã gây mất trật tự làm thầy giáo không hài lòng.
- Gia đình chuyển chỗ ở, em muốn được học tiếp lớp 6 ở chỗ mới đến.
Trả lời:
Những trường hợp cần viết đơn là:
- Chiều nay các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ xuất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của em => Viết đơn gửi cơ quan công an.
- Nhà trường mới mở một lớp học nhạc và hoạ, em rất muốn theo học => Viết đơn gửi Ban giám hiệu nhà trường.
- Gia đình chuyển chỗ ở, em muốn được học tiếp lớp 6 ở chỗ mới đến => Viết đơn gửi Ban giám hiệu trường cũ và trường mới.
II. CÁC LOẠI ĐƠN VÀ NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG THỂ THIẾU TRONG ĐƠN
Hãy đọc hai mẫu đơn tr.132-133 SGK và cho biết các mục trong đơn này được trình bày như thế nào. Theo em, cả hai mẫu đơn có những điểm gì giống nhau và khác nhau? Những phần nào là quan trọng không thể thiếu được trong cả hai mẫu đơn?
Trả lời:
Qua hai mẫu đơn ta thấy:
* Giống nhau: phần đầu, phần cuối và thứ tự các mục trong đơn.
* Khác nhau:
- Đơn theo mẫu: Phần kê khai về bản thân đầy đủ và chi tiết hơn: Năm sinh, nơi ờ, dân tộc, trình độ văn hoá, trình độ ngoại ngữ. Phần nội dung đơn, nguyện vọng.
- Đơn không theo mẫu: Phần kê khai về bản thân ghi không chi tiết như đơn theo mẫu, nhưng phần nội dung thì ghi rõ hơn: Vì sao gửi đơn? Gửi để làm gì? Đặc biệt phần vì sao được trình bày rõ, cụ thể, chi tiết.
* Những phần quan trọng không thể thiếu trong đơn:
- Quốc hiệu
- Tên đơn
- Tên người viết đơn
- Tên người hoặc cơ quan, tổ chức nhận đơn
- Lí do viết đơn và những yêu cầu đề nghị của người viết đơn.
- Ngày, tháng, năm và nơi viết đơn.
- Chữ kí của người viết đơn.
Câu 1: Khi nào cần viết đơn?
a) Đọc các ví dụ sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Khi em có nguyện vọng gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, em viết đơn gửi Ban Chấp hành Đoàn trường.
(2) Em bị ốm nên không đến lớp được. Em viết đơn gửi cô giáo chủ nhiệm xin phép được nghỉ học.
(3) Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, em viết đơn gửi Ban Giám hiệu nhà trường xin được miễn giảm học phí.
(4) Do sơ suất, em bị mất giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học. Em viết đơn xin cấp lại.
- Trong những trường hợp nào thì cần viết đơn?
- Viết đơn để gửi đến đâu, để làm gì?
b) Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần phải viết đơn? Đơn ấy gửi đến đâu?
- Các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ suất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của một bạn.
- Em rất muốn theo học lớp học ngoại khoá nhạc, hoạ ở trường.
- Trong giờ học toán, em đã mất trật tự khiến thầy giáo không hài lòng.
- Gia đình em chuyển đến chỗ ở mới, em muốn được học tiếp lớp 6 ở trường nơi mới đến.
Trả lời:
a.
- Những trường hợp cần viết đơn: có nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn, yêu cầu nào đó cần giải quyết.
- Viết đơn gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, quyền hạn giải quyết.
b.
- Số câu : 8 câu (bát cú)
- Số chữ : 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)
- Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1- 2- 4- 6- 8 : nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).
- Phép đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.
a. Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thế nào khi bạn đến chơi nhà ? ‘Đã bấy lâu nay bác tới nhà’ Căn cứ vào nội dung câu thơ thì nhà thơ phải làm một bữa tiệc thật thịnh soạn, thật long trọng để tiếp đã bạn vì những lí do sau : - Đây là người bạn tri âm thân thiết mà nhà thơ yêu quý trân trọng qua cách xưng hô ‘bác’ chứ không phải là một người khách tình cờ ghé chơi.
- Thứ nữa, người bạn này lâu lắm rồi ‘Đã bấy lâu nay’ Nguyễn Khuyến mới có dịp gặp lại. - Lúc này hẳn Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, bạn vẫn tới thăm lại càng quý hơn, hơn nữa điều kiện và phương tiện đi lại ngày xưa thật không dễ chút nào, bạn đến chơi nhà là một sự kiện, một niềm vui lớn.
b. Qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại thế nào ? Tác giả có dụng ý thì cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế ? - Bạn đến chơi nhà là một niềm vui lớn, phải chuẩn bị tiệc để thiết đãi bạn, bày tỏ tình cảm. Đó là dự định, thiện ý của chủ nhà. Nhưng thực tế lại dường như cố tình trêu ngươi, chủ nhà bị rơi vào cảnh oái oăm ‘lực bất tòng tâm’. 6 câu tiếp theo nói vê cảnh huống đó. - Hoàn cảnh thiếu thốn : Nhà thơ kể về gia cảnh của mình : trẻ đi vắng, chợ lại xa. Các thứ trong nhà xem ra rất phong phú nhưng lại đang còn ở dạng tiềm năng : có cá, có gà nhưng không bắt được, cải chửa ra cây, cà đang còn nụ, mướp đang còn hoa, bầu còn non quá, ngay cả ‘miếng trầu là đầu câu chuyện’ thứ tối thiểu để tiếp khách cũng không có nốt… gần như là ‘một cuộc tổng duyệt các thứ sản vật có trong nhà ‘ từ lớn đến nhỏ
= > Đây cũng là một cách nói rất khéo, rất sang về cái nghèo, thiếu. - Dụng ý của tác giả : Sự không có của tác giả đẩy đến cao trào nhằm mục đích tạo ra đòn bẩy nghệ thuật để làm thăng hoa tình bạn cao đẹp ở câu cuối.
c. Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ ‘ta với ta’ nói lên điều gì ? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ? - Vị trí của câu thứ tám : Dồn chứa giá trị tư tưởng của bài thơ, tất cả những cái không của 6 câu thơ trước đó nhằm mục đích để khẳng định một cái có ở câu thơ này có một tình bạn cao đẹp vượt lên mọi thứ vật chất đời thường. - Cụm từ ‘ta với ta’ thể hiện sự hòa hợp giữa hai con người, giữa hai tâm hồn, như một âm thanh vút lên cao của bản nhạc tình bạn.
d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài ‘Bạn đến chơi nhà’. Đó là một tình bạn thiên liêng cao đẹp, đậm đà, thắm thiết, vượt lên trên những vật chất đời thường, hiểu và thương cảm cho nhau.
Câu 1: Bài thơ Bạn đến chơi nhà được làm bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, có đặc điểm:
- Số câu : 8 câu (bát cú)
- Số chữ : 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)
- Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1- 2- 4- 6- 8 : nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).
- Phép đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.
Câu 2: Bài thơ lập ý bằng cách dựng lên tình huống không có gì để tiếp bạn, nhưng vẫn thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.
a. Theo nội dung câu thứ nhất (Đã bấy lâu nay, bác tới nhà), thì đáng ra, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế.
b. Nhưng sáu câu kế tiếp, nhà thơ lại vẽ ra một hoàn cảnh rất đặc biệt để tạo ra sự đùa vui: Có sẵn mọi thứ nhưng hoá ra lại không có thứ gì. Vật chất muốn đầy đủ nhất nhưng lại cứ giảm đi, đến chỗ không còn một chút gì hết. Vì vậy tiếp bạn chỉ còn có mỗi cái tình. Tạo ra tình huống như vậy, vừa đùa vui, vừa nói lên sự mong ước tiếp đãi chu đáo cả vật chất lẫn tinh thần, lại vừa nhấn mạnh được cái tình. Chỉ một sự chân tình có thể đủ bù đắp những thiếu hụt vật chất.
c. Câu thứ 8 và cụm từ ta với ta nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là như vậy.
d. Qua cách ứng xử của nhà thơ, có thể nhận thấy, với bạn, Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu đáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy, trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.
Luyện tập
Câu 1: 1. Ngôn ngữ ở bài 'Bạn đến chơi nhà' có khác gì với ngôn ngữ ở đoạn thơ 'Sau phút chia li' đã học?
Khác nhau:
- Sau phút chia li:
+ Ngôn ngữ điêu luyện, bóng bẩy, tinh tế.
+ Các địa danh được dùng theo bút pháp ước lệ tượng trưng của thơ văn trung đại, ở trong chốn xa lạ chứ không phải ở Việt Nam.
- Bạn đến chơi nhà:
+ Ngôn ngữ giản dị, thuần Việt.
+ Mang đậm đời sống thân quê, lời thơ Đường luật mà như lời nói thường.
+ Sự vật đưa vào thơ gần gũi, quen thuộc.
Giống nhau : Cả hai đều ngắn gọn hàm súc, có giá trị nghệ thuật cao.
Câu 2:
a. Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà mang tính chất dân dã đời thường, với hầu hết là các từ thuần Việt. Trong khi đó, ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích Sau phút chia li là đoạn trích được dịch ra từ chữ Hán vì thế nó mang tính trang trọng, mẫu mực.
b. Cụm từ ta với ta trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng, trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình.
. Thế nào là quan hệ từ
1. Xác định các quan hệ từ
a, Quan hệ sở hữu: của
b, Quan hệ so sánh: như
c, Quan hệ nhân quả: bởi… nên…
2. a, Của: chỉ sự sở hữu của “chúng tôi” đối với đồ chơi
b, Như: biểu thị quan hệ nguyên nhân
c, Bởi… nên: biểu thị quan hệ nguyên nhân( ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực) kết quả chóng lớn, thể hiện quan niệm liên hợp
- Nhưng: biểu thị quan hệ đối nghịch mẹ thường… và hôm nay…
II. Sử dụng quan hệ từ
1. Các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ: a, c, e, h, i
2. Các cặp quan hệ từ
- Nếu … thì…
- Vì… nên…
- Tuy… nhưng…
- Hễ… thì…
- Sở dĩ… nên…
3. Đặt câu
- Nếu trời mưa thì tôi phải ở nhà.
- Vì chăm học nên Lan luôn xếp đầu lớp.
- Tuy nhà Minh nghèo nhưng Minh rất chăm học.
- Hễ bạn gặp mưa lớn thì phải tìm ngay nơi trú.
- Sở dĩ tôi ăn uống điều độ nên tôi khỏe lắm.
Vietjack hân hạnh tài trợ cho chương trình này ! :)
I. Thế nào là quan hệ từ
1. Xác định các quan hệ từ
a, Quan hệ sở hữu: của
b, Quan hệ so sánh: như
c, Quan hệ nhân quả: bởi… nên…
2. a, Của: chỉ sự sở hữu của “chúng tôi” đối với đồ chơi
b, Như: biểu thị quan hệ nguyên nhân
c, Bởi… nên: biểu thị quan hệ nguyên nhân( ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực) kết quả chóng lớn, thể hiện quan niệm liên hợp
- Nhưng: biểu thị quan hệ đối nghịch mẹ thường… và hôm nay…
II. Sử dụng quan hệ từ
1. Các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ: a, c, e, h, i
2. Các cặp quan hệ từ
- Nếu … thì…
- Vì… nên…
- Tuy… nhưng…
- Hễ… thì…
- Sở dĩ… nên…
3. Đặt câu
- Nếu trời mưa thì tôi phải ở nhà.
- Vì chăm học nên Lan luôn xếp đầu lớp.
- Tuy nhà Minh nghèo nhưng Minh rất chăm học.
- Hễ bạn gặp mưa lớn thì phải tìm ngay nơi trú.
- Sở dĩ tôi ăn uống điều độ nên tôi khỏe lắm.
III. Luyện tập
Bài 1 (trang 98 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Các quan hệ từ trong bài Cổng trường mở ra: vào, của, với, như, trên, như, mà, và, nhưng, của, trong, cho
Bài 2 (trang 98 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Lâu lắm rồi nó cởi mở với tôi như vậy. Thực ra tôi với nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng, tôi ăn cơm cùng nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn hần nó với vẻ.
Bài 3 (trang 98 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Các câu đúng:
- Nó rất thân ái với bạn bè
- Bố mẹ rất lo lắng cho con
- Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con
- Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam
- Tôi tặng anh Nam quyển sách này
Câu sai
- Nó rất thân ái bạn bè
- Bố mẹ rất lo lắng cho con
- Tôi tặng quyển sách này anh Nam
Bài 4 (trang 99 sgk ngữ văn 7 tập 1)
He-ming-way là tác giả nước ngoài mà tôi thích nhất. Các tác phẩm nổi tiếng của ông như: Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940) để lại trong lòng độc giả nhiều hình tượng văn học rất đời. Tác phẩm Ông già và biển cả với sức khơi gợi sâu xa về khát vọng, hoài bão của con người trong cuộc đời rộng lớn đã mang lại nhiều thành công cho tác giả. Trong tác phẩm của mình, Hemingway để con người đối lập với biển khơi rộng lớn khôn cùng nhưng điều đó giúp ông mang con người đặt ngang thiên nhiên trong thế chủ động của con người và cuộc đời đầy phức tạp, biến đổi khôn lường.
Bài 5 (trang 99 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Ở trong tiếng Việt, bộ phận câu đứng sau quan hệ từ nhưng là bộ phận được nhấn mạnh.
a, Nhấn mạnh sự khỏe
b, Nhấn mạnh tính chất gầy
P/s : Không nhận gạch đá !