K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đây quả là một đoạn thơ rất hay trong bài thơ " Mầm non " của Võ Quảng. Ở đấy tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa giúp ta cảm nhận hình ảnh mầm non lớn lên chân thực và sinh động. Mầm non như một con người, nó biết lắng nghe những dung động của cuộc sống vui tươi. Nó mang trong mình sức sống căng trào. Và nó lớn lên yêu đời, lạc quan, đường hoàng (nó đứng dậy giữa trời).

Hình ảnh thơ đẹp, trong sáng rất gần với vẻ đẹp tâm hồn thiếu nhi. Có lẽ vì thế mà đoạn thơ đã khơi gợi chí tưởng tượng phong phú và lòng mến yêu cuộc sống của các “mầm non đất nước”.

20 tháng 9 2021

Xuân về rồi!Trong vườn, muôn hoa khoe sắc, cây cối đâm chồi nảy lộc.Nghe thấy tiếng reo ấy, mầm non chợt tỉnh giấc, vội bật chiếc vỏ bọc bên ngoài của mình ra.Chú vươn vai chào đón 1 ngày mới.Chà!Không khí thật trong lành, sảng khoái.Bây giờ chú mới biết bên ngoài như thế nào.Trước giờ, chú chỉ thấy một màu đen trong chiếc vỏ bọc mình.Chú rất muốn xem cảnh vật bên ngoài ra sao.Bỗng chú thấy sao cơ thể mình khác lạ thế?Một màu xanh biếc lấp lánh bao quanh chú.Nó thầm nghĩ : " Chắc là trời tặng mình tấm áo mới này nhân dịp mình ra đời đó mà! ".

26 tháng 11 2023

giúp

 

26 tháng 11 2023

giúp mik vs

 

trình bày cảm nhận của em về bài thơ mầm non của Võ Quảng                          dưới vỏ 1 cành bàng                        có 1 vài lá đỏ                         1 mầm non nho nhỏ                        còn lặng lép lặng im                                                mầm non mắt lim dim                        cố nhìn qua khẽ lá               ...
Đọc tiếp

trình bày cảm nhận của em về bài thơ mầm non của Võ Quảng 
                         dưới vỏ 1 cành bàng
                        có 1 vài lá đỏ
                         1 mầm non nho nhỏ
                        còn lặng lép lặng im
                        
                        mầm non mắt lim dim
                        cố nhìn qua khẽ lá
                        thấy mây bay hối hả
                        thấy lất phất mưa phun

                        rào rào trận lá tuân
                        rải vàng đầy mặt đất
                        rừng cây trông thưa thớt
                        chỉ thấy cội với cảnh
làm theo dàn ý này ạ 
B1 : nêu khái quát nội dung đoạn thơ, bài thơ ấy
B2 :chỉ ra dấu hiệu nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ ấy
B3: phân tích dấu hiệu nghệ thuật ấy
B4: khẳng định lại giá trị nghệ thuật và tư tưởng của tác giả
B5: liên hệ
làm trước 7 giờ ạ

0
11 tháng 1 2022

Em tham khảo:

ánh trăng tuyệt  đẹp kia không sao làm bác xao lãng việc nước, việc quân mà trên cái nền thiên nhiên tươi đẹp đó, người vẫn một lòng hướng về đồng bào. " khuya về bát ngát trăng ngân đầy khuyết" : khuya rồi mà trăng vẫn " mãn thuyền" vẫn ngân nga đầy thuyền trăng tràn ngập khắp nơi , tràn cả không gian rộng lớn , vẫn chờ , vãn đợi , cho dù bác có bận đến đâu.thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm có trăng đồng hành như một người bạn chung thủy  sâu sắc. ở đây có sự giao cảm giữa thiên nhiên với thiên nhiên và giữa con người với con người. điều đó làm cho bức tranh thơ có hơi thở , linh hồn.trăng gắn bó với người nghệ si biết thưởng lãm , biết trân trọng vẽ đẹp của trăng . trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ,ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp giữa cảnh và  người đó là một phong thái ung dung.

18 tháng 11 2021

Tham khảo!

Đề 1:

   Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.
Đề 2:

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.

12 tháng 5 2022

giúp vs đang cần gấp

12 tháng 5 2022

Tham khảo

Đây quà là một đoạn thơ rất hay trong bài thơ " Mầm non " của Võ Quảng. Ở đấy tác giả
đã sử dụng biện pháp nhân hóa giúp ta cảm nhận hình ảnh mầm non lớn lên chân thực và
sinh động. Mầm non như một con người, nó biết lảng nghe những dung động của cuỘC
sống vui tươi. Nó mang trong mình sứC sống căng trào. Và nó lớn lên yêu đời, lạc quan,
đường hoàng (nó đứng dậy giữa trời).
Hình ảnh thơ đẹp, trong sáng rất gần với vẻ đẹp tâm hồn thiếu nhi. Có lẽ vì thế mà đoạn
thơ đã khơi gợi chí tưởng tượng phong phú và lòng mến yêu CUỘC sống của các "mầm non
đất nước".

16 tháng 3 2021

Tham khảo:

Bốn câu thơ cuối trong bài Khi con tu hú có giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi. Nhịp sống trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nỗi khát khao hành động: “muốn đạp lan phòng”. Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã "dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: "muốn đạp tan phòng" xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt để đón mùa hè. Câu thơ "Ngột làm sao / chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu". Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu.Bài thơ khép lại nhưng là nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi...Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng."Khi con tu hú" là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu.

Phép lặp: Mùa hè (in đậm)

27 tháng 12 2021

Bốn câu thơ cuối trong bài Khi con tu hú có giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi. Nhịp sống trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nỗi khát khao hành động: “muốn đạp lan phòng”. Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã "dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: "muốn đạp tan phòng" xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt để đón mùa hè. Câu thơ "Ngột làm sao / chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu". Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu.Bài thơ khép lại nhưng là nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi...Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng."Khi con tu hú" là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu.

Phép lặp: Mùa hè (in đậm)

25 tháng 6 2021

a. Nhân hóa: nghe thấy, vội, bật, đứng dậy

b. Mầm non cũng giống như con người. Lắng nghe như âm thanh trong cuộc sống, mang theo sức sống mãnh liệt rồi vươn lên biểu trưng cho một linh hồn thơ bé, cho cái mới tươi non xinh đẹp trong cuộc đời.

25 tháng 6 2021

giúp mik với