Hãy kể về gia đình mình
No chép trên mạng nha !
Help me ! 3 tick tick tick nhá!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
There are four people in my family : my parents , my brother and I . My father is forty-four years old. He is a worker in Truong Hai company. He is a jovial man who always tell many funny stories to make us smile. My father s gardening very much as well as watching Tv programs. Un most men , my father s cooking and he cooks very well. My mother is at the same age as my father.My mothers is also a worker . She s cooking and traveling too, so whenever my parents have free time, we go some place interesting to relax . It's a great time. My brother is eight years old. He studies in primary school. He is interested in computer games and sports football .I am now in my final year at the secondary school and in my attempt to win a place at university , i am under a lot of study pressure .However , being the eldest child and the only daughter in my family I try to help with the household chores such as wash the dishes , mop the floor and so on . Members of our family have very close relationships with each other . We often share our feelings, and whenever problems come up , we discuss them frankly and find solutions quickly. In sum , My family is important to me .I love my family very much.
P/s:#Study well#
Gia đình mình gồm 5 người đó là: bà, mẹ, bố, mình và em mình. Bà mình rất hiền, bà còn là nông dân bà có một khu vườn nhỏ có rất nhiều loại rau. Hàng ngày bà thường giúp mẹ nấu cơm vì mẹ còn phải làm việc. Bố mình làm công nhân. Bố đi làm ở trên Bắc Giang vào cuối tuần bố thường về nhà thăm mẹ con mình . Bố mình rất giỏi. Mỗi khi nhà có quạt, tivi,... bị hỏng là bố lại giúp gia đình sửa lại. Mẹ mình làm nghề may ở nhà. Em nghĩ mẹ làm nghề may rất hữu ích mỗi khi quần áo của mọi người bị rách là mẹ sẽ chữa lại. Mình năm nay học lớp 5 ở Trường Tiểu học Tân Hoà, hàng ngày mình có thể giúp cho em học bài và có thể làm những việc nhẹ giúp mẹ. Em mình học lớp 3 Trường Tiểu Học Lê Danh Phương.Em rất ngoan mỗi khi mẹ hay bà sai gì em cũng làm theo. Em và mình đều học khá giỏi cả nhà ai cũng động viên mình cố gắng học giỏi để trở thành người có ích.Bố đi làm nên ở nhà mẹ và bà là người lo liệu cho chúng em từng tí một từ truyện ăn , học , tắm ,.... Có lần em bị ốm, hôm ấy đã khuya mẹ đã thức suốt đêm để lo cho em mẹ còn ra hiệu thuốc để mua thuốc cho em mặc dù trời đã khuya. Tuy không ai nói gì nhưng em cũng vẫn biết mọi người rất thương em và em của em, cả nhà ai cũng luôn mong muốn em và em của em sẽ trở thành người có ích cho xã hội nên để không phụ lòng mong mọi của gia đình em sẽ cố gắng học thật giỏi.Và em muốn nói với gia đình em rằng con rất yêu gia đình của mình!
Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.
Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.
Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.
Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.
Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.
Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.
Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.
Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?
Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.
Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?
Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.
Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.
Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.
Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.
Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.
Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.
Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.
Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.
Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.
Lạy mẹ con đi !
Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).
Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.
Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.
Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.
Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.
Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.
Hk tốt
Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.
Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.
Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.
Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.
Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.
Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.
Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.
Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?
Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.
Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?
Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.
Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.
Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.
Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.
Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.
Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.
Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.
Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.
Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.
Lạy mẹ con đi !
Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).
Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.
Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.
Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.
Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.
Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.
Nhà tôi rất đông người, cứ mỗi dịp cuối tuần gia đình tôi cũng như nhiều gia đình khác, mọi người tụ tập đông đủ, vui vẻ. Đó cũng là điều tôi thích nhất mỗi dịp cuối tuần.
Tuần này, không khí gia đình có vẻ đông vui hơn hẳn bởi nhà tôi có thêm một thành viên mới, anh rể. Anh rể cùng chị gái đi tuần trăng mật về nên vào thăm bà và bố mẹ. Biết anh chị sẽ về nên cả nhà tôi ngóng, nhất là mẹ. Mẹ cứ đi ra đi vào, một lát lại gọi điện giục chị và anh dậy đến mẹ đi, mẹ sẽ chiêu đãi nhiều món ngon. Bà nội hay hỏi đi hỏi lại bố tôi:
– Thế chúng nó đã về chưa?
– “Sắp rồi bà ạ. Bà nhớ con chả nhớ cứ nhớ cháu”- Bố tôi tếu táo đùa.
Mẹ rủ tôi đi chợ và hứa sẽ làm nhiều món tôi thích. Trên đường đi, mẹ kể rất nhiều chuyện lúc tôi còn bé chị đã trông tôi như thế nào, mỗi lần tôi bị ngã hay khóc ăn vạ là mẹ lại mắng chị. Có lần tôi lành chanh phá hết đồ chơi của chị khiến chị khóc… Khi đi chợ về thì chị và anh đã đến, anh rể nhanh nhẹn ra xách đồ giúp mẹ. Tôi nhớ chị quá nhưng không biết bày tỏ thế nào đành chạy vào hỏi mấy câu ngớ ngẩn:
– Chị về rồi hả, quà đâu? Nhớ mua quà cho em không?
Bố tôi liền mắng:
– Anh chị về không hỏi thăm đã đòi quà…
Anh rể cười hiền mang ra cho tôi cuốn sách “Hai vạn dặm dưới đáy biển” mà tôi ao ước từ lâu. Chị và anh biếu bà một ít thuốc bổ, biếu bố cái khăn ấm và mẹ thì được tặng một chiếu túi xách màu đen rất xinh. Anh rể và bố ra mổ gà, anh nhóm than hoa làm món gà nướng. Mẹ làm món canh cua mà chị và bố thích. Chị và tôi nhặt rau, rửa hoa quả. Tôi vừa làm vừa nghe chị kể với mẹ về chuyến du lịch và cuộc sống mới bên nhà chồng. Thi thoảng chị lại chê anh vài thứ nhưng tôi biết chị chỉ chê yêu thôi. Mẹ bảo chị: “Mày tốt phước lắm mới lấy được nó” hay “Mày cứ hay bắt nạt nó”… Chả mấy chốc nhà tôi đã quây quần bên mâm cơm ấm cúng. Tuy chỉ là những món dân dã, quen thuộc nhưng sao mà ngon đến thế. Mẹ gắp cho bà miếng lườn gà, tôi bé nhất nhà nên được cái đùi to, chị thì chỉ thích ăn âu cánh. Bố và anh uống rượu, hôm nay bố vui, bố lôi bình rượu quý ra đãi anh rể. Vừa ăn cơm bố vừa căn dặn anh chị sống hòa thuận, vui vẻ. Bố bảo cứ như bố với mẹ thì chả bao giờ cãi nhau được. Bố nhường mẹ hết, cái gì bố cũng giúp mẹ làm. Mẹ mà giận bố sợ lắm, lại mất công dỗ dành… Cả nhà lại cười ồ lên trêu mẹ. Đang ăn cơm thì bác đưa thư vào. Hóa ra là kết quả thi tiếng anh của tôi, tôi bóc ra xem. Anh rể hỏi thăm:
– Có vấn đề gì không em?
– Dạ, cả nhà ơi, sướng quá, con đạt rồi, con đã được giải ba kì thi hùng biện tiếng anh cấp huyện.
Cả nhà xúm lại xem thư của tôi, bố mẹ tôi rất vui sướng:
– Nó ăn may thôi, còn cần cố gắng nhiều, nhưng mà đạt được vậy là tốt rồi. Lát nữa bố thưởng. Tuy nhiên cấm có tự phụ nhé…
Không khí gia đình đã vui lại càng vui hơn. Ăn cơm xong, cả nhà tôi quây quần xem lại những video anh rể và chị gái quay được ở nơi du lịch, sau đó cùng mở karaoke để hát. Giọng của bố tệ nhất nhưng bố luôn thích hát nhiều nhất. Chả mấy chốc mà hết ngày, anh và chị xin phép bà và bố mẹ để về chuẩn bị cho công việc tuần tới, tôi cũng vào xem lại sách vở cho buổi học ngày mai.
Buổi sinh hoạt cuối tuần mang lại cảm giác ấm cúng, thoải mái, dễ chịu cho tất cả mọi người. Em mong tuần nào nhà em cũng đông đủ như thế để gần nhau hơn, yêu thương nhiều hơn.
Trong cuộc đời của mỗi con người, người ta có thể đi đến nhiều nơi hay có nhiều nơi để đến nhưng duy nhất chỉ có một nơi để trở về đó chính là gia đình. Gia đình là duy nhất và thiêng liêng nhất với mỗi người, chỉ có tình cảm gia đình mới là thứ tình cảm vô điều kiện, giống như câu nói "Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc". Vai trò của gia đình đối với cuộc sống con người là vô cùng quan trọng, dù cuộc đời bạn có tốt đẹp đến đâu nhưng nếu không có gia đình thì đó vẫn chỉ là cuộc đời bất hạnh.
Vậy gia đình là gì và chúng ta hiểu như thế nào là gia đình? Theo định nghĩa khoa học, gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. Gia đình đã tồn tại từ rất sớm và trải qua quá trình phải triển lâu dài, có thể nói gia đình có ý nghĩa quan trọng không chỉ với con người mà còn tác động mạnh mẽ đến xã hội. Đối với xã hội, gia đình là một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Đối với con người, gia đình mang nhiều vai trò quan trọng bậc nhất mà không có một tổ chức hay cộng đồng nào có thể thay thế được. Gia đình là nơi có cha và mẹ của ta, là nơi ta được sinh ra, là cội nguồn tồn tại của ta trên cõi đời này; mọi người trong gia đình đã cho ta được tồn tại, được yêu thương vô bờ bến. Cho ta một không gian sống để bước những bước đầu tiên trong cuộc đời, khi ta còn quá non nớt và bé bỏng, gia đình là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng và che chở cho ta được an toàn lớn lên. Chỉ có tình cảm của những người trong gia đình mới là thứ tình cảm cho đi mà không cần nhận lại, nơi đó chan chứa bao nhiêu tình cảm thương yêu, đùm bọc và cao đẹp mà những người thân dành cho nhau. Đến khi chúng ta lớn lên và trưởng thành, bước ra ngoài cuộc sống để mưu sinh, ai cũng phải đối mặt với khó khăn và thử thách của cuộc đời, đứng trước khó khăn đó gia đình chính là điểm tựa vững chắc cho ta sức mạnh và niềm tin giúp đỡ ta vượt qua khó khăn. Dù có thất bại hay gục ngã trước sóng gió cuộc đời, chúng ta vẫn có một nơi bình yên nhất là mái ấm gia đình để trở về. Mãi cho đến khi cuối đời, chúng ta đã nếm trải đủ vị đắng cay ngọt bùi của cuộc sống, đã đến lúc nghỉ ngơi thì gia đình lại là một bến đỗ cho tất cả mọi người.
Ai chẳng muốn những năm tháng còn lại của cuộc đời được sống bên người thân yêu, được sống trong tình cảm yêu thương, tránh xa mọi bộn bề và bon chen của cuộc sống, có gia đình để nương tựa lúc về già là hạnh phúc lớn lao. "Gia đình giống như một cái cây", mỗi cá nhân chúng ta giống như cành cây, trưởng thành theo nhiều hướng khác nhau nhưng vẫn chung một cội rễ. Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách con người cho chúng ta, mái ấm gia đình cũng là mái trường đầu tiên ta được học, học từ những thứ căn bản, đơn sơ nhất trong nếp sống, sinh hoạt đến cách đối nhân xử thế. Chính vì vậy, người ta thường nói gia đình phải có gia phong, lễ nghĩa, nề nếp và nếp sống của gia đình sẽ quyết định đến chiều hướng phát triển nhân cách của chúng ta. Một gia đình gia giáo, con cái được dạy dỗ đến nơi đến chốn sẽ trở thành những người có phẩm chất, nhân cách tốt đẹp, ngược lại nếu gia đình thường bất hòa, mâu thuẫn và chia rẽ sẽ khiến con cái lớn lên trong ác cảm, tự ti và thù hận. Nếu điều hạnh phúc nhất là có gia đình thì điều tồi tệ nhất chính là sự tan vỡ gia đình. Đối với người đã trưởng thành, đó là một mất mát to lớn, khiến họ mất đi chỗ dựa, chẳng còn bến đỗ bình yên để trở về, nhưng đã trưởng thành vẫn còn may mắn hơn là trẻ thơ, nếu trẻ thơ mất đi gia đình sẽ trở thành trẻ mồ côi, cơ nhỡ, không người chăm sóc, lang thang đầu đường xó chợ. Có thể nói, gia đình tan vỡ trẻ em sẽ là người chịu tổn thương và bất hạnh nhất. Đối với xã hội, khi gia đình tan vỡ giống như mất đi một tế bào có lợi, sản sinh ra thêm nhiều tế bào có hại, bởi không có gia đình con người ta khó được giáo dục nên người, khi ra ngoài xã hội chỉ gây ra những tệ nạn, thói hư tật xấu làm ảnh hưởng đến mọi người và bộ mặt xã hội.
Mỗi cá nhân chúng ta phải cảm thấy thật may mắn khi có được mái ấm gia đình bởi ngoài kia còn có biết bao nhiêu người bất hạnh không có gia đình. Nhìn vào họ, ta hãy cố gắng gìn giữ hạnh phúc gia đình, nâng cao trách nhiệm của bản thân với những người thân trong gia đình, không nên vì bất cứ lý do gì mà làm tổn hại đến chính mái nhà hạnh phúc và những người yêu thương mình.
bn tham khảo để lọc ý kiến nha
Bài làm:
Bà nội của em đã mất cách đây 3 năm, em vẫn nhớ mãi những ngày còn thơ dại, bà bồng bế, dìu dắt yêu thương em hết lòng. Chỉ tiếc rằng bắc Nam xa cách em không có dịp về thăm bà nhiều hơn.
Ấn tượng của em về bà rất mơ hồ, em chỉ nhớ rằng bà rất đẹp và có dáng cao gầy, tuy nhiên ông trời chẳng cho ai tất cả, tuy cho bà mỹ mạo nhưng lại để cho bà cả căn bệnh suy thận quái ác, khiến cuộc đời bà gắn liền với bệnh viện với thuốc men. Ngày em 3, 4 tuổi, vì cha mẹ không có điều kiện chăm nom nên gửi chị em em về quê cho ông bà chăm sóc. Bà là người thương chúng em nhất nhà, đi đâu chơi bà cũng dẫn chị em chúng em theo. Thuở ấy bệnh của bà còn chưa trở nặng, bà vẫn đi chợ mỗi buổi sớm, có lúc bà đưa em theo, có lúc để chúng em ở nhà rồi mang về cho chúng em cái bánh rán, cốc chè đậu hay là nắm xôi bọc trong lá chuối,... Dù đã lâu rồi không còn ăn những thứ quà quê dân dã ấy, thế nhưng em vẫn nhớ mãi mùi vị ngon ngọt, chắc có lẽ là bởi trong ấy có gói ghém cả tình yêu thương của bà nội em chăng? Những ngày chị em em bị ốm, bà cũng là người chăm lo hết mực, thức trắng đêm để canh cho chúng em được giấc ngủ ngon lành. em không còn nhớ rõ, những ấn tượng về dáng bà bên cạnh chiếc đèn dầu tù mù vẫn còn mãi khắc ghi. Ngày bà mất, chúng em ở miền nam, xa xôi không thể về kịp để nhìn mặt bà lần cuối, bà cứ mong mãi, nghe người nhà kể lại mà em chực trào nước mắt, càng nghĩ lại càng thương bà hơn.
Nay em đã lớn, mỗi lần về thăm quê em vẫn cùng bố ra thăm mộ bà trước tiên, kể cho bà nghe những chuyện vặt vãnh và để bà thấy đứa cháu năm xưa mà bà hết lòng thương yêu nay đã lớn. Mong rằng ở thế giới bên kia bà sẽ thật vui vẻ và hạnh phúc.
tham khảo trên lazi
Vào dịp Tết, hoa Mai cùng với bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành là những thứ không thể thiếu trong các gia đình ở miền Nam. Hầu như nhà nào cũng có hoa Mai, có thể chỉ là một cành nhỏ bày lên bàn thờ tổ tiên hay là cả một chậu mai thật lớn đặt ở một nơi trang trọng nhất trong nhà, cũng có khi cây mai được để ở ngoài sân, ngay trước lối vào nhà.
Ở miền quê, người ta thường trồng mai ở sân trước, đến Tết cắt vài cành đẹp nhất đem cắm vào lọ trên bàn thờ, còn cây mai vàng khoe sắc đứng ở giữa sân như một sứ giả của mùa Xuân, thông điệp của niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi nhà nhân dịp năm.
Cũng là do khí hậu ở miền Nam thường 2 mùa mưa và mùa khô! Nắng ấm, ko lanhk giá như ngoài Bắc nên cây mai có thể sinh trưởng thuận lợi.
Cứ mỗi dịp xuân về là mai ở miền trong lại đơm hoa!
Nó được coi như là biểu tượng của mùa xuân ở miền Nam việt Nam!
Từ xưa, thú chơi hoa vốn là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tâm hồn phong phú, và nhu cầu thẩm mỹ của con người. Trồng hoa là để được vun vén, chờ đón cái đẹp của hoa và cũng là để gửi gắm tâm sự, tình cảm của lòng người trồng hoa, vậy nên mới có Khuất Nguyên yêu hoa Lan; Đào Tiềm trồng hoa Cúc; mới có Nguyễn Trãi “Hái cúc, hương lan, hương bén áo/Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn”; và Cao Bá Quát cả một đời chỉ cúi đầu trước hoa Mai mà thôi (“Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”).
Trồng hoa, thưởng thức hoa là một thú vui điền viên của nhiều văn nhân, trí thức, là thú vui thanh tao của những con người có tâm hồn đẹp. Từ đó, chơi hoa và thưởng thức hoa cũng đã trở thành phong tục tao nhã lâu đời và có chiều sâu trong đời sống tinh thần người Việt từ xưa đến nay.
Từ đời Lý, thế kỷ XI, quanh kinh thành Thăng Long đã có mấy làng trồng hoa để phục vụ cho nhu cầu trong kinh thành mà tên đất tên làng còn ghi dấu đến ngày nay ở Hà Nội: “đồng hoa”, Yên Hoa, nay là làng Võng Thị (gần Bưởi); Nghi Tàm gần Hồ Tây; rồi các tên như Hồng Mai, Hoàng Mai, Tương Mai còn gọi là Kẻ Mơ cũng là đất hoa xưa. Xa hơn là Tây Hồ, Quảng Bá, Hữu Tiệp, Đại Yên nối tiếp nhau thành đất hoa cùng với dinh đào Nhật Chiêu (nay là Nhật Tân) tạo thành một vành đai hoa xung quanh chốn kinh kỳ.
Các triều đại Lý, Trần, Lê đều xây dựng những vườn hoa đẹp trong kinh thành Thăng Long. Nhà dân, những nhà có lối sống bình dân thường bao bên ngoài một hàng rào Râm bụt, lá xanh thẫm, hoa đỏ tươi; một giàn “Thiên lý thơm nghìn dặm xa” đón khách vào cổng (Phùng Khắc Khoan). Ngõ nhỏ với hai dãy Tóc Tiên bên cạnh, trước sân là một luống Hồng, một luống Huệ, mấy khóm Nhài. Bên bể nước là một cây Lan tiêu hoặc một gốc Dạ hợp. Trước hiên nhà, một cây Tầm xuân với “nụ tầm xuân nở ra xanh biếc”. Hoặc cụm Ngâu to thành bụi được cắt tỉa tạo hình tròn đầy như chiếc mâm xôi, hương hoa Ngâu từ tốn, kín đáo…
Hoa là biểu trưng cho cái đẹp, mỗi loài hoa đều có ngôn ngữ riêng. Hoa Mai là một trong bốn loài cây được xếp vào hàng tứ quý, gồm Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Người Việt xưa cho rằng Tùng, Cúc, Trúc, Mai có những tính chất đặc biệt nổi bật, tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người. Tùng vững chãi, chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết. Trúc thanh mảnh, nhưng dẻo dai bền chắc. Hoa Cúc đẹp bình dị, hương thơm nhẹ nhàng, thanh tao. Cúc tượng trưng cho nếp sống khiêm tốn, điềm đạm (Phú quý lòng hơn phú quý danh - Nguyễn Trãi). Mai tươi đẹp rực rỡ, hương hoa Mai tinh khiết, màu vàng của Mai cũng tượng trưng cho sự cao thượng, vinh hiển và sang quý, đó là màu của vua chúa ngày xưa.
Hoa Mai nở rực rỡ vào mùa Xuân, là biểu tượng cho cái đẹp bừng nở, sự hưng vượng, sự khởi phát trong năm mới. Đối với người miền Nam, nếu hoa Mai nở đúng vào lúc đón giao thừa hay nở vào sáng sớm ngày mùng một Tết thì điều đó có nghĩa là sự may mắn, thịnh vượng, và hạnh phúc sẽ đến với cả gia đình trong năm đó.
Chọn mua một cành Mai về chưng trong ba ngày Tết, người mua thường chú ý các điểm như: những cành Mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: chân quỳ, hạc bay, phụng hoàng…
Ngoài những tiêu chí trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyên nghiệp.
Những người chơi mai chuyên nghiệp còn phân biệt thêm nhiều yếu tố phụ khác nữa mà chỉ có họ mới biết. Ví dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm dương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành tứ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông...
"Sắp đến Tết rồi
Đến trường rất vui
Sắp đến Tết rồi
Về nhà rất vui..."
Mỗi khi Tết đến, trong đầu mình lại vang vẳng những câu hát được học từ lớp một. Bây giờ đã là những ngày dáp Tết, chúng ta lại chuẩn bị vui một cái Tết nữa. Ôi, thật tuyệt!
Tết về nhiều gia đình vẫn giữ phong trào truyền thống - gói bánh trưng. Ngày hai mươi bẩy, hai mươi tám Tết cả nhà quây quần bên nhau gói, luộc bánh trưng - một đặc sản không thể thiếu được trong dịp Tết ở miền Bắc. Nguyên liệu rất đơn giản: lá dong để gói bao ngoài, phần nhân với đậu xanh và gạo nếp. Nồi bánh trưng mang lại cho gia đình một không khí thật thân mật, ấm cúng.
Em có một bức tranh về phong cảnh Hồ Gươm giữa lòng Hà Nội. Về góc phải, phía dưới của tranh là đền Ngọc Sơn với những nhịp cầu Thê Húc cong cong sơn màu đỏ rực. Đền có những đường mái uốn cong ẩn dưới bóng một cây đa cổ thụ sum xuê. Phía trái và phía trên của đền là mặt nước Hồ Gươm xanh lục dương lung linh gợn sóng và ở giữa nổi lên hình ảnh Tháp Rùa. Phía bên kia bờ là những hàng cây xanh đem lại cho cảnh hồ một vẻ tươi mới, êm đềm. Một vài thiếu nữ mặc áo dài, đội nón quai thao đi dạo ngắm cảnh bên bờ hồ.
Bức tranh vẽ cảnh biển Phan Thiết. Cảnh bờ biển Phan Thiết rất đẹp. Có những hàng dừa xanh ngắt nằm dọc bờ biển. Giữa biển có một bãi cát trắng rọng dẫn vào các tòa nhà nghỉ của khách du lịch, sau tòa nhà là những dãy núi tim tím. Trên mặt biển, có những chiếc thuyền chở khách du lịch đi thăm quan đang trôi bồng bềnh trên mặt nước. Cảnh vật ở biển Phan Thiết thật yên bình.
Từ nhỏ, em đã sống với bà ngoại vì bố mẹ em đi làm xa nhà, bà là người luôn yêu thương và dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho em.
Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dạy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.
Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.
Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.
Ông nội em là người mà cả gia đình đều kính trọng, là người gần gũi nhất với em.
Ông đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng đi lại còn rất nhanh nhẹn . Vóc người dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ âu phục màu xanh lam khi đi đây đi đó. Mái tóc ông đã gần bạc hết, lúc nào cũng cắt cao và chải vuốt rất gọn gàng. Đôi mắt ông không còn tinh anh như trước nữa nhưng ông thích đọc báo, xem tivi. Những lúc ấy ông phải mang kính, chăm chú một cách tỉ mỉ. Răng của ông đã rụng đi mấy chiếc nên cái miệng móm mém. Đôi bàn tay ông toàn xương xương và chai sần vì đã lao động quá nhiều nhưng ông làm đâu ra đấy!
Những ngày thơ ấu, em được sống tronhg tình thương bao la của ông, được che chở, được dắt dìu. Ông luôn quan tâm đến cía ăn cái mặc, việc học hành của em. Bữa ăn, ông thường bỏ thức ăn cho em. Ông vui khi em chóng lớn, học hành tiến bộ. Ông luôn lo lắng cho tất cả mọi người trong gia đình, nhắc nhở công việc làm ăn của bố mẹ em. Ông là chỗ tựa tinh thần cho cả nhà Nhớ có ông mà mỗi thành viên trong gia đình đều vững bước đi lên. Chẳng những ông quan tâm đến gia đình mà còn quan tâm đền tình làng nghĩa xóm. Ông hay giúp đỡ người nghèo khó, người không may mắn trong cuộc sống. Ông thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiện điều nhân nghĩa để giáo dục cả nhà. Bởi vậy nên mọi người lúc nào cũng yêu quý ông.
Tấm lòng nhân ái của ông là ngọc đuốc soi sáng tâm hồn. Ông đã truyền thêm sức mạnh cho em vững bước đi lên trên con đường học tập. Gia đình em luôn tôn kính, làm theo những gì ông mong muốn. Em vẫn thường quanh quẩn bên ông, lúc thăm vườn cây, khi bắt sâu, nhổ cỏ giúp ông. Em thần mong sao ông em vẫn mãi như hôm nay
Trước khi viết, mình muốn nói với bạn rằng để tự viết thì mất nhiều thời gian hơn, bạn sẽ nhận kq tốt