Vì sao nhân dân Cam-pu-chia đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là đấu tranh vũ trang. Trong bối cảnh thực dân Pháp sử dụng bạo lực để đàn áp, những cơ sở để tiến hành một cuộc vận động cải cách chưa xuất hiện thì đấu tranh vũ trang vẫn là hình thức đấu tranh duy nhất.
Đáp án cần chọn là: C
Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX do các sĩ phu yêu nước và nông dân lãnh đạo. Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang. Phong trào diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng còn mang tính tự phát và đều bị thực dân Pháp đàn áp.
Đáp án cần chọn là: D
Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX do sự chênh lệch quá lớn về tương quan lực lượng. Thực dân Pháp có sức mạnh của một nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quân đội hùng mạnh, được trang bị vũ khí hiện đại nên đủ sức đàn áp các phong trào đấu tranh thiếu trình độ tổ chức của các nước Đông Dương
Đáp án cần chọn là: B
Nguyên nhân khiến cho cuộc đấu tranh của nhân dân Lào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX thất bại là do các phong trào thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn. Các phong trào còn mang tính tự phát, lẻ tẻ, lực lượng của quần chúng nhân dân còn yếu nên thực dân Pháp có thể dễ dàng đàn áp.
Sự đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương không phải nguyên nhân thất bại mà ngược lại, các phong trào có sự đoàn kết giữa ba nước đã gây cho thực dân Pháp nhiều khó khăn.
Đáp án cần chọn là: D
Nguyên nhân dẫn đến thất bại của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là:
- Nguyên nhân khách quan: lực lượng thực dân Pháp rất mạnh, đủ sức đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dương.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Các phong trào mang tính tự phát.
+ Thiếu đường lối đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh.
Đáp án cần chọn là: B
Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia
Vào nửa sau thế kỉ XIX, trong quá trình tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã từng bước xâm chiếm Cam-pu-chia.
Năm 1863, Pháp gây áp lực buộc vua Cam-pu-chia là Nô-rô-đôm phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng. Sau khi gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm đối với triều đình Phnôm Pênh, Pháp buộc vua Nô-rô-đôm kí Hiệp ước 1884, biến Cam-pu-chia thành thuộc địa của Pháp.
Ách thống trị của thực dân Pháp đã gây nên nỗi bất bình trong hoàng tộc và các tầng lớp nhân dân. Nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước.
Mở đầu là cuộc khởi nghĩa lớn của Hoàng thân Si-vô-tha, kéo dài hơn lớn của Hoàng thân Si-vô-tha, kéo dài hơn 30 năm (1861-1892).
Si-vô-tha là em cùng cha khác mẹ với Nô-rô-đôm. Bất bình về thái độ nhu nhược của triều đình đối với quân Xiêm và quân Pháp, ông đã tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, tấn công thẳng vào quân Pháp ở cố đô U - đông và Phnôm-Pênh, mở rộng địa bàn hoạt động. Đến tháng 10-1892, ông qua đời vì bệnh nặng; sau đó phong trào suy yếu dần và tan rã.
Cuộc khởi nghĩa của A-cha-xoa (1863-1866) diễn ra ở các tỉnh giáp với biên giới Việt Nam, đã gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất to lớn.
Ban đầu, A –cha-xoa tham gia phong trào của Si-vô-tha. Do phong trào này bị đàn áp, ông và nhiều nghĩa quân phải lánh sang Việt Nam-ở vùng Châu Đốc, Tịnh Biên. Nhân dân Việt Nam sẵn sang giúp đỡ A-cha-xoa chống Pháp.
Từ vùng núi Thất Sơn, A –cha-xoa lấy Châu Đốc, Hà Tiên làm bàn đạp tấn công quân Pháp ở Cam-pu-chia. Năm 1864, có lần nghĩa quân đã chiếm được tỉnh Cam-pốt và áp sát Phnôm-Pênh. Hoạt động của nghĩa quân trong các năm 1864-1865 càng mạnh mẽ. Biên giới Việt Nam-Cam-pu-chia trở thành vùng căn cứ cho cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa. Ngày 19-3-1866, do bị thương mạnh, A-cha Xoa bị Pháp bắt.
Cuộc khởi nghĩa của Phu-côm-bô (1866-1867) không chỉ thể hiện tinh thần anh dũng, bất khuất của nhân dân Cam-pu-chia mà còn là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược.
Pu-côm-bô là nhà sư có uy tín trong nhân dân, từng lánh nạn ở Nam Lào trong 17 năm. Năm 1866, ông phát động cuộc khởi nghĩa chống Pháp và lập căn cứ ở Tây Ninh. Nghĩa quân gồm người Khơ-me, người Chăm, người X tiêng, người Kinh, Trương Quyền (con Trương Định) và Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương) đã liên kết với nghĩa quân Pu-côm-bô đánh Pháp. Khi lực lượng lớn mạnh, Pu-côm-bô tiến quân về nước, kiểm soát Pa-man, tấn công U-đông (17-12-1866). Nhân dân Việt Nam ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì thường xuyên cung cấp lương thực, vũ khí cho nghĩa quân. Ngày 3-12-1867, Pu-côm-bô hi sinh trong chiến đấu.