làm cho mk vs nhé.Thanks các bạn:
quan sát hoặc nhớ lại Quảng trường Hồ Chí Minh Thành Phố Vinh ghi lại chi tiết quan sát được
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quan sát hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em, ghi lại các chi tiết quan sát được.
Tả chiếc bút chì.
1: Tả hình dáng.
Chiếc bút chì của em dài bằng một gang tay, to hơn chiếc đũa ăn cơm một chút. Bên ngoài bọc một lớp sơn màu vàng tươi, mùi gỗ thơm phức. Hàng chữ ra màu bạc nổi lên trên màu vàng trông rất đẹp: “Bút chì Hồng Hà”. Đầu bút có một cái núm tròn màu hồng nhạt dùng để tẩy xóa. Đầu bên kia là ruột chì nhỏ tròn như cây tăm màu đen, nằm chính giữa chạy dài theo thân chì.
2: Tả công dụng.
Cây bút chì đã trở thành người bạn thân yêu của em từ bao giờ em biết không nữa. Nó theo bên em hằng ngày. Nó như chiếc bút thần kì trong truyện cổ tích, đã cùng em vẽ nên những bức tranh thật đẹp: chân dung bố mẹ, anh chị, chú bộ đội ngày đêm canh gác biển trời của Tổ quốc. Đặc biệt trong kì thi vẽ tranh về giáo dục môi trường, cây bút lại cùng em vẽ bức tranh dự thi “Bảo vệ tài nguyên rừng'’, em đã đạt giải Nhất cấp huyện. Ngoài ra, bút chì của em đã vẽ nên những cảnh đẹp của quê hương: mảnh vườn, hàng cây, con đường...
Từ ba năm nay, cây bút máy Hồng Hà đã trở thành người bạn thân thiết với em. Vỏ bút màu nâu bóng, được làm bằng nhựa và có viền các khoen kim loại. Nắp bút bằng kim loại mạ kền bóng loáng. Lấy nắp bút ra là thấy ngay ngòi bút nhọn hoắt bằng kim loại sáng trắng nhưng viết rất êm tay. Cây bút của em thật là đẹp.
a) Quãng đường Hà Nội – Cao Bằng dài 285 km.
Quãng đường Hà Nội – Vinh dài 308 km.
Vì 308 km > 240 km nên Vinh xa Hà Nội hơn Cao Bằng.
b) Quãng đường Hà Nội – Đà Nẵng dài số ki-lô-mét là:
308 + 463 = 771 (km)
c) Quãng đường Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh dài hơn quãng đường Thành phố Hồ Chí Minh –Cần Thơ số ki-lô-mét là:
858 – 174 = 684 (km)
Đáp số: a) Vinh xa Hà Nội hơn Cao Bằng;
b) 771 km;
c) 684 km.
a) Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rỡ.
b) Những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế, ví dụ: Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trô nên nguy nga, đậm nét. / Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. / Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm. / Ánh đèn từ muôn vàn ô cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. / Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại. / Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại (Khi nêu những chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế cúa tác giả, học sinh khá, giỏi có thể giải thích thêm vì sao em thấy sự quan sát đó rất tinh tế).
c) Hai câu cuối bài: "Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!" là cầu cảm thán thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố.
Tham khảo:
- Một số sự kiện lịch sử tiêu biểu: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911), chiến dịch Hồ Chí Minh(1975).
- Câu chuyện lịch sử: Cách đây 110 năm, ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với ý chí mãnh liệt, lòng yêu thương dân tộc sâu sắc đã quyết tâm ra đi thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc.
Sự thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam nổ ra từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã làm cho cách mạng Việt Nam khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc. Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận thấy con đường do những người đi trước mở ra sẽ không giải phóng được dân tộc. Việc không lặp lại thất bại của những người đi trước là một điều khó khăn nhưng tìm ra một con đường mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử để dân tộc giành được độc lập, tự do là một điều còn khó khăn hơn nhiều lần.Ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt, phi thường ấy. Với một sự nhạy cảm đặc biệt, Nguyễn Tất Thành không đi sang nước Nhật, không tìm về châu Á mà Người sang nước Pháp, đến tận nơi nước đang cai trị mình, đến tận châu Âu, nơi đang có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, về văn hóa, về chính trị để tìm hiểu xem người ta làm như thế nào rồi trở về cứu giúp đồng bào. Bác ra đi, hành trang chỉ là lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, quyết tâm tìm con đường cứu nước, cứu dân.Sau thời gian ở Pháp, Nguyễn Tất Thành tiếp tục cuộc hành trình đi qua nhiều châu lục khác. Suốt chặng đường bôn ba, cuộc sống đầy gian khổ nhưng không làm Người chùn bước, trái lại, càng tôi luyện, hun đúc lòng yêu nước nồng nàn với mục tiêu giải phóng dân tộc kiên định. Người tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa. Chính chủ nghĩa yêu nước cùng với những năm tháng tìm tòi không mệt mỏi về lý luận và hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Việt Nam Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi hiểm nguy, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc.
Tham khảo:
• Yêu cầu số 1: Xác định vị trí: Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông Sài Gòn, tiếp giáp với Biển Đông và nhiều tỉnh của vùng Nam Bộ, như: Tây Ninh, Bình Dương; Đồng Nai; Tiền Giang; Long An.
• Yêu cầu số 2: Trước khi mang tên gọi là Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1976, Thành phố còn có tên gọi khác như: Gia Định, Sài Gòn - Gia Định, Sài Gòn - Chợ Lớ
Tham khảo!
Một số tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh: Gia Định, Sài Gòn - Gia Định, Sài Gòn - Chợ Lớn.
Những sự kiện lịch sử tiêu biểu có liên quan đến Thành phố Hồ Chí Minh:
- Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định năm 1698: Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh chúa Nguyễn vào phía nam, lập nên phủ Gia Định. Sách Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức viết: “lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Côn là huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn.”
- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước năm 1911: Ngày 5 - 6- 1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Người muốn sang phương Tây đến nước Pháp để tìm hiểu xem “nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình”
- Chiến thắng 30/4/1975: Vào lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 - 4 - 1975, các đơn vị của Quân đoàn II, bằng xe tăng và pháo binh, tiến thằng vào Dinh Độc Lập, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Phủ Tổng thống chính quyên Sài Gòn, báo hiệu sự toàn thẳng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Hồi mình còn bé, nhà ở dọc kênh Bắc thành phố nên chiều nào hai bà cháu cũng thơ thẩn dắt nhau đi dạo dạo bờ kênh hóng gió. Hồi ấy, vị trí “đắc địa” của nhà mình là cả một niềm ao ước đối với bọn bạn cùng lớp. Nhà mặt đường thì bụi bặm, ồn ào; nhà trong ngõ nhỏ thì đường sá chật chội, từ sau chập chiều là ai về nhà nấy khoá cửa kín bưng, buồn hiu. Duy có mình ở dọc bờ đê vừa được nhìn đường phố tấp nập, đông vui nhưng vừa có con kênh là “tấm lá chắn” khỏi những xô bồ thái quá…
Tôi nhớ mùa hè năm tôi vào lớp Một, lần đầu tiên được ra thăm Thủ đô Hà Nội. Đến với nhiều điểm tham quan nhưng ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi là Quảng trường Ba Đình và lăng Bác. Lúc đó, tôi đứng ngẩn ngơ giữa công trình trang nghiêm, vĩ đại thủ thỉ với mẹ: “Giá ở quê mình cũng có quảng trường để chúng ta được thấy Bác hàng ngày như thế này mẹ nhỉ!”. Thế rồi chẳng bao lâu sau, mơ ước của tôi thành hiện thực…