Chú mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chú Mo-ri-xơn nói với bé Ê-mi-li rằng trời sắp tối rồi nhung chú không thể bế em về được nữa, chú dặn Ê-mi-li hãy hôn mẹ bé thay chú và nói với mẹ rằng: "Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn". Chú muốn động viên vợ con hãy bớt đau buồn bởi chú ra đi vì lẽ phải, vì chính nghĩa.
Chú Mo-ri-xơn tự thiêu để phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ, em rất khâm phục trước tình cảm và hành động dũng cảm đó. Hành động của chú như một lời kêu gọi, như ngọn lửa đốt lên thức tỉnh lương tâm mọi người, làm cho mọi người nhận ra bản chất tàn bạo của chiến tranh.
Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
Trả lời:
Chú Mo-ri-xơn rất đáng khâm phạc vì dám xả thân vì việc nghĩa.
hok tốt
Chú Mo-ri-xơn rất đáng khâm phạc vì dám xả thân vì việc nghĩa.
Mo-ri-xơn để cháu Ê-mi-li ra xa rồi tưới xăng, châm lửa tự thiêu, ánh lửa bùng lên như một thông điệp của người dân Mỹ đòi chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến xâm lược của chính quyền Mĩ vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa : Đem bom B52, bom napan, hơi độc đến Việt Nam để đốt nhà thương, trường học, giết những con người chỉ biết yêu thương, giết những trẻ em chỉ biết đến trường, giết những đồng xanh bốn màu hoa lá, giết những dòng sông của thơ ca và nhạc họa.
Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến xâm lược của chính quyền Mĩ vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa : Đem bom B52, bom napan, hơi độc đến Việt Nam để đốt nhà thương, trường học, giết những con người chỉ biết yêu thương, giết những trẻ em chỉ biết đến trường, giết những đồng xanh bốn màu hoa lá, giết những dòng sông của thơ ca và nhạc họa.
No-man Mo-ri-xơn (Norman Morrison) sinh ngày 19-12-1933 ở Ơ-ri-ê (Erie) thuộc bang Pen-xin-va-ni-a (Pensylvania), nước Mỹ. Năm 1959, ông nhận bằng Cử nhân Thần học tại Trường Pít-xbớc Se-mi-na-ry (Pittsburgh Seminary) và gia nhập Hội “Những người bạn”, một tổ chức gồm những tín đồ Thánh giáo. Năm 1961-1962, ông dạy Kinh Tân ước và Cựu ước tại một trường trung học. Ông là một trong những người hoạt động tích cực trong phong trào biểu tình phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của chính quyền Giôn-xơn.
Từ năm 1965, khi đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam và dùng không quân đánh phá tràn lan ra các tỉnh miền Bắc nước ta, ông đã nhiều lần xuống đường phản đối, nhưng cuộc chiến tranh ngày một khốc liệt hơn. Mo-ri-xơn nghĩ rằng, khẩu hiệu, băng rôn và các cuộc tuần hành không làm những người cầm quyền chú ý thì anh phải dùng tới biện pháp cuối cùng: Ngọn lửa của thân thể mình! Thời điểm đó, Mo-ri-xơn đã có vợ và hai đứa con gái, cháu bé tên Ê-mi-li (Emily) mới mười tám tháng tuổi. Cuối chiều 2-11-1965, Mo-ri-xơn bế bé Ê-mi-li đến sát Lầu Năm góc, trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ, bên dòng sông Pô-tô-mác, sau khi đã viết bức thư gửi lại cho vợ. Mo-ri-xơn để cháu Ê-mi-li ra xa rồi tưới xăng, châm lửa tự thiêu, ánh lửa bùng lên như một thông điệp của người dân Mỹ đòi chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Chỉ năm ngày sau khi Mo-ri-xơn tự thiêu, ngày 7-11-1965, nhà thơ Tố Hữu đã viết một bài thơ đầy cảm động đăng ở báo Nhân Dân ngày 8-11-1965. Đó là bài thơ:Ba tuần sau khi Mo-ri-xơn hy sinh, bạn bè của ông đã tổ chức một lễ tưởng niệm. Giôn Rô-mơ (John Roemer) đã lý giải về hành động tự thiêu của Mo-ri-xơn: “Trong một xã hội mà mọi thứ đều trở nên bình thường khi con người thả bom xuống mục tiêu chính là đồng loại của mình… Đối với Mo-ri-xơn thì như thế là không bình thường và thông điệp của anh ấy là kêu gọi hãy dừng lại”.
Ê-mi-li, con đi cùng cha
Sau khôn lớn con thuộc đường khỏi lạc...
Anh muốn đứa con chứng kiến những giây phút trọng đại, khi người cha hy sinh thân mình cho một khát vọng cao cả. Đứa con không hề biết gì về việc làm của anh và hỏi rất ngây thơ, hồn nhiên :
Đi đâu cha ?
Xem gì cha ?
Lời bé hỏi ngây thơ bao nhiêu thì nỗi xót xa lại càng lớn bấy nhiêu. Đọc đến đây, người đọc như cảm thấy một ngọn lửa vô hình đang thiêu đốt tâm can. Những vần thơ tiếp theo đã giải thích rõ hành động của anh :
Giôn – xơn
Tội ác bay chồng chất
Nhân danh ai
Bay mang những B52
Những na-pan, hơi độc
Đến Việt Nam
Để đốt cháy những nhà thương, trường học
Giết những con người chỉ biết yêu thương
Giết những trẻ em chỉ biết đến trường…
Lời thơ nghèn nghẹn, chúng ta không thể nào quên được nỗi đau mà đế quốc Mĩ đã gây ra cho đất nước ta. Chúng đã gieo rắc chất độc hủy hoại những nhà thương, trường học, cánh đồng và cả những trẻ em vô tội. Nhìn những trẻ em bị mang thương tật suốt đời, rồi những đứa trẻ sinh ra không mang hình hài một con người. Chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả của nó vẫn còn đó. Thật đau lòng hơn khi những trẻ em sinh ra trong thời bình mà phải chịu nỗi đau dai dẳng suốt đời – mang chất độc da cam. Đó chính là sự thật mà Mô-ri-xơn đã tố cáo và khiến nỗi căm giận trong anh dâng lên ngùn ngụt. Anh đã dùng chính thân thể của mình để nhân loại tiến bộ tin vào lời tố cáo của anh. Trước khi hành động dũng cảm, anh đã nói với con:
Ê-mi-li, con ôi!
Trời sắp tối rồi...
Cha không bế con về được nữa !
Đêm nay mẹ đến tìm con
Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn
Cho cha nhé.
Và con sẽ nói giùm với mẹ
Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn !
Lời thơ lắng xuống, lời từ biệt của người cha làm cho người đọc xúc động và ám ảnh mãi. Người cha không bế con của mình về được nữa bởi sự sống rất mong manh. Anh nhờ con gái nhắn với mẹ rằng cha đã ra đi thanh thản, tự nguyện, cha hi sinh hạnh phúc riêng để đòi hạnh phúc cho mọi người. Từ « vui » ở đây chỉ sự ra đi hoàn toàn tự nguyện. Anh hi sinh để muôn người được sống trong hòa bình, ấm no.
Ta đốt thân ta
Cho ngọn lửa sáng lòa
Sự thật.
Anh châm lửa tự thiêu, ánh lửa bùng lên như một thông điệp của người dân lao động chân chính trên đất Mĩ đòi chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Một hành động của một người bình thường nhưng thiết tha yêu hòa bình thật đẹp, thật cao cả.
Bài thơ hay đưa vào dạy trong chương trình Tiếng Việt lớp 5. Mỗi lần đến với bài dạy này, qua những lời « truyền lửa » của giáo viên đã gây xúc động bao thế hệ học trò
Emily, con..
Êmily, con đi cùng cha
Sau khôn lớn con thuộc đường khỏi lạc..
- Đi đâu cha?
- Ra bờ sông Pô tô mác
- Xem gì cha?
- Không con ơi, chỉ có lầu Ngũ giác.
Ôi con tôi , đôi mắt tròn xoe
Ôi con tôi, mái tóc vàng hoe
Đừng có hỏi cha nhiều con nhé
Cha bế con đi, tối con về với mẹ...
Oa-sinh-tơn
Buổi hoàng hôn
Ôi những linh hồn
Còn, mất
Hãy cháy lên, cháy lên sự thật
Giôn-xơn
Tội ác bay chồng chất
Cả nhân loại căm hờn
Con quỷ Vàng trên mặt đất
Mày không thể mượn nước sơn
Của Thiên chúa, và màu vàng của Phật
Măc Na-ma-ra
Mày trốn đâu? Giữa bãi tha ma
Của toà nhà năm góc
Mỗi góc một châu
Mày vẫn chui đầu
Trong lửa nóng
Như đà điểu rúc đầu trong cát bỏng
Hãy nhìn đây!
Nhìn ta phút này!
Ôi không chỉ là ta với con gái nhỏ trong tay
Ta là Hôm nay
Và con ta, Êmily ơi, con là Mãi Mãi
Ta đứng đây,
Với trái tim vĩ đại
Của năm triệu con người
Nước Mỹ.
Để đốt sáng đến chân trời
Một ngọn đèn
Công lý.
Hỡi tất cả chúng bay, một bầy ma quỷ
Nhân danh ai?
Bay mang những B52
Những napan, hơi độc
Từ tòa Bạch Ốc
Từ đảo Guam
Đến Việt Nam
Để ám sát hoà bình và tự do dân tộc
Để đôt những nhà thương trường học
Giết những con người chỉ biết yêu thương
Giết những trẻ em chỉ biết đến trường
Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá.
Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa.
Nhân danh ai
Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài
Ôi những người con trai khoẻ đẹp
Có thể biến thiên nhiên thành điện, thép
Cho con người hạnh phúc hôm nay
Nhân danh ai?
bay đưa ta đến những rừng dày
Những hố chông những đồng lầy kháng chiến
Những làng phố đã trở nên những pháo đài ẩn hiện
Những ngày đêm đất chuyển trời rung...
Ôi Việt nam, xứ sở lạ lùng
Đến em thơ cũng hoá những anh hùng
Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ
Và hoa trái cũng biến thành vũ khí!
Hãy chết đi, chết đi
Tất cả chúng bay, một bầy ma quỷ!
Và xin nghe, nước Mỹ ta ơi
Tiếng thương đau, tiếng căm giận đời đời
Của một người con. Của một con người thế kỷ.
Êmily con ơi!
Trời sắp tối rồi...
Cha không thể bế con về được nữa
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đên tìm con
Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn
Cho cha nhé.
Và con sẽ nói giùm với mẹ
Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!
Oa-sinh-tơn
Buổi hoàng hôn
Ôi những linh hồn
Còn, mất?
Đã đến phút lòng ta sáng nhất!
Ta đốt thân ta
Cho ngọn lửa chói loà
Sự thật.
Hk tốt
Trong bài này, em có thể học tập Ê-đi-xơn về sự lạc quan và tự hào. Ê-đi-xơn luôn giữ một tinh thần lạc quan và tự tin trong cuộc sống, dù có gặp khó khăn hay thử thách. Ông ta không bao giờ từ bỏ hy vọng và luôn tìm cách để vượt qua những khó khăn.
Trong câu "Ê-đi-xơn nói với giọng đầy lạc quan và tự hào", từ "lạc quan" được dùng với nghĩa tích cực, biểu thị ý chí mạnh mẽ và niềm tin vào tương lai tốt đẹp.
Lời giải:
Điều ước của bà cụ nói với Ê-đi-xơn là ước sẽ có một chiếc xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.
. Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
Trả lời:
Chú Mo-ri-xơn nói với con là trời sắp tối rồi, không bế Ê-mi-li về được. Chú còn dặn con khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ “Cha đi xin mẹ đừng buồn”.
đúng rồi đấy