K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2018

Lời thách đố mỗi lần một tăng lên, lần sau khó hơn lần trước. Lần thứ nhẩt, viên quan đố, lần thứ hai và thứ ba là lời thách đố của nhà vua. Cả hai đều chỉ nhằm tìm người tài giỏi, thông minh. Riêng lần thứ tư thì người đố là "sứ thần" của nước khác. Nhân vật ra đố khác rồi, ý nghĩa cuộc đố cũng khác. Đây không chỉ là tìm người thông minh mà còn hàm ý thử thách trí khôn của cả triều đình, của toàn dân tộc. Xét về tính chất thì sự oái oăm, độ hóc búa của các câu đố, những dữ kiện mà người đố đưa ra mồi lúc thêm kì quặc. Hoặc là một việc làm "lẩn thẩn" : đếm đường cày mỗi ngày, hoặc là một hiện tương vô lí, trái lẽ đời : trâu đực đẻ con, một con sẻ bé tẹo làm thành ba mâm cỗ. Có khi là một việc không chí "lẩn thẩn" mà còn kì quặc, éo le đến độ... chỉ có thánh thần mới làm được. Thêm nữa, tính oái oăm, căng thẳng còn được thể hiện ở sự lựa chọn người giải đố. Lần thứ nhất, viên quan yêu cầu em bé giải đố. Lần thứ hai, nhà vua thử thách hai bố con. Con số gấp đôi. Lần thứ ba, nhà vua thách đố cả dân làng. Số người bị lôi vào trận đấu trí tuệ tăng gấp mười, gấp trăm lần rồi! Đến lần thứ tư thì... đáng sợ quá. Sứ thần nước khác thách đố cả triều đình, gồm toàn những người quyện cao, trí sáng. Cứ mỗi lần như thế, hầu như mọi người, già trẻ, lớn bé, dân thường, vua chúa đểu... bị đẩy vào thế... bí. Dân làng thì "lo lắng, không hiểu thế là thế nào, coi dó là tai hoạ". Vua qiian thì "vò dầu suy nghĩ", "lắc đầu bó tay". Trong khi đó, em bé - nhân vật chính của câu chuyện - vốn bị mọi người thờ ơ, coi thường, thì vẫn bình thản như không, thậm chí "còn đùa nghịch ở sau nhà". Dường như đối với em, mọi sự trên đời, mọi lời thách đố chẳng có gì ghê gớm, khó khăn. Nó là cuộc đời diễn biến hằng ngày mà em từng thấy, từng chơi đùa vui vẻ, hồn nhiên như tâm hồn, trí tuệ của tuổi thơ trong sáng. Mỗi lần kể vẽ một câu đố, tác giả truyện cổ tích này không chỉ đặt ra tình huống đơn giản là sự đối đầu giữa người đố và em bé, một người đối với một người, người lớn đối với trẻ em. Không ! Tình huống đố và yêu cầu giải đố mỗi lúc một tăng cao, cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ đó, ngầm một sự so sánh thú vị : lần thứ nhất so sánh em bé với người cha, lần thứ hai so sánh em với dân làng, lần thứ ba khi em bé đố lại thì là so sánh chính em với nhà vua và đến lần thứ tư, rõ ràng người kể chuyện muốn so sánh một mình em bé với cả triều đình gồm vua, quan, các ông trạng, các đại thần. Cả bốn lần, nhờ sự so sánh ấy, vị trí em bé được đề cao, trí tuệ em bé toả sáng dần. Em bé, em là... thần đồng đấy ư ?

3 tháng 8 2021

tham khảo : 

Đời sống luôn biến đổi không ngừng, vậy "Làm thế nào để thích nghi với hoàn cảnh trong cuộc sống". Để trả lời cho câu hỏi, trước hết ta cần hiểu thích nghi là gì? Đó là khả năng thích ứng của con người trước những biến động nào đó. Thực tế cho thấy, đất nước ta luôn biến đổi qua từng năm tháng. Trước tình hình đó, con người cũng phải thay đổi theo. Bởi nếu không biến đổi, ta sẽ chẳng thể nào sống và tồn tại. Sẽ chẳng một nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một nhân viên không có kiến thức, kĩ năng. Chưa dừng lại ở đó, nếu không thay đổi bản thân, bạn sẽ trở thành người vô ích của xã hội. Vậy để thích nghi với hoàn cảnh sống, ta phải làm gì? Trước hết, ta phải đặt bản thân vào những thử thách, vào ngọn lửa đang vụt cháy để ta tự tìm cách vượt qua nó bằng sức lực của mình. Bên cạnh đó, phải rèn luyện, phát triển năng lực của bản thân. Hơn hết, phải học hỏi mọi người xung quanh để có cho mình những bài học quý giá. Qua đây, mỗi chúng ta hãy gắng sức mình chăm chỉ học tập, rèn luyện phẩm chất, trí tuệ, thể lực. Có như vậy, bạn mới thích nghi với sự biến đổi không ngừng của cuộc sống. 

3 tháng 8 2021

cảm ơn bạn nhiều

Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.

Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:

 

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "

đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,

                                  "Anh em như thể tay chân

                              Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”

Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:

                            "Nhiễu điểu phủ lấy giá gương

                Người trong một nước phải thương nhau cùng

 Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài  nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:

                                       "Con cò chết rũ trên cây

                               Cò con mở lịch định ngày làm ma

                                     Cà cuống uống rượu la đà

                                Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”

Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng.  Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.

Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.

12 tháng 3 2020

Con người không thể thiếu đức tính kiên trì và ý chí nghị lực nếu muốn thành công trong cuộc sống. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” mà ông cha ta truyền lại đã khẳng định điều đó. “Chí” là hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, là ý chí, nghị lực và sự kiên trì. “Nên” là sự thành công trong mọi việc. “Có chí thì nên” khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ việc gì, nếu có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công bởi vì tất cả những thành công đều phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Tính kiên trì sẽ giúp chúng ta không nản chí trước những thất bại và biết rút kinh nghiệm từ những thất bại đó để làm nên thành công sau này. Nếu chỉ có một lần thất bại đã nản lòng, nhụt chí thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của mình. Tóm lại, mỗi học sinh nên hiểu được lợi ích của đức tính kiên trì và bắt đầu rèn luyện ý chí, nghị lực ngay từ những việc nhỏ trong học tập để sau này trở thành những người có ích cho xã hội.

học tốt

24 tháng 3 2022

mấy bạn ơi, hỏi kiểu j nhỉ

24 tháng 3 2022

hỏi bài kiểu j nhỉ

4 tháng 12 2019

Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố :xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.Chúc you học tốt

4 tháng 12 2019

Cảm ơn bạn nha mặc dù mình biết bạn chép trên " Học 24.vn " ahihi !

7 tháng 10 2023

Ko bt làm tự làm đi nhớ bai~hehe

7 tháng 10 2023

Tham khảo:

Trong cuộc sống, bên cạnh những tình cảm ruột thịt thiêng liêng thì tình bạn cũng là một giá trị tinh thần không thể thiếu. Tình bạn được hiểu là tình cảm gắn bó, yêu thương đến từ những người xa lạ, được hình thành khi họ có chung sở thích, quan điểm, lí tưởng sống… Tình bạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi đó là nguồn động lực giúp ta vượt qua khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, không phải tình bạn nào cũng mang lại ý nghĩa thiêng liêng đó. Một tình bạn đẹp là tình bạn đi lên từ những cảm xúc trong sáng, cùng nhau phát triển, không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị, giàu nghèo,… Tình bạn không đẹp là tình bạn tồn tại dựa trên những vụ lợi, ích kỉ, cùng nhau đi xuống thậm chí cùng nhau sa ngã vào tệ nạn và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy làm sao để xây dựng một tình bạn đẹp? Điều này cần phải đến từ sự tin tưởng, thấu hiểu từ cả hai phía, luôn có ý thức xây dựng tình bạn dựa trên những quan điểm, lối sống tích cực, tránh những suy nghĩ ích kỉ, hơn thua, ganh ghét. Có như vậy, chúng ta mới có được những người bạn tốt và được mọi người yêu quý, trân trọng.

Bài làm

Có thể mọi người đã viết, chăm chỉ là 1 đức tính tốt ta cần học hỏi. Thật vật, nó vô cùng có lơi cho chúng ta. Như là nếu chúng ta chăm chỉ học bài, điểm trên lớp sẽ cao, ba mẹ vui lòng và thầy cô thì yêu quý. Được các bạn trong lớp yêu mến chẳng hạn !!! Vậy nên, chúng ta cần chăm chỉ, luôn nỗ lực ko ngừng nha

Tham khảo:
Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì mình mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ như trong học tập, học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình, họ phải vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đạt được mục đích đó. Trong công việc, nếu ta muốn hoàn thành tốt cộng việc được giao, ta phải tập trung, cố gắng hoàn tất công việc một cách cẩn thận, thì hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta chịu khó, chăm chỉ thì năng suất lao động sẽ được nang cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã tiến hành hơn 1000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc cho bóng đèn ngày nay. Ngay cả thiên tài cũng phải lao động miệt mài, cật lực, chăm chỉ mới có thể thành công và đem thành quả cùa mình để góp phần cho sự phát triển của thế giới. Là một người học sinh, em sẽ cố gắng phát huy hơn nữa tính chăm chỉ của bản thân thông qua những việc dù là nhỏ nhoi như: học bài, làm bài tập, ghi chép bài học thật đầy đủ và cẩn thận…ngoài ra, tham khảo thêm trong sách cũng có thể phát huy được đức tính này. Có như thế, việc học hành của em mới ngày càng tiến bộ hơn và mong muốn vào Đại Học dù có khó khăn như việc mài sắt thành kim thì cũng sẽ thành công.

24 tháng 5 2022

tham khảo:
Để đạt đượcc thành công trong cuộc sống, con người cần đến rất nhiều đức tính. Một trong những đức tính rất cần để tạo nên thành công chính là tính chăm chỉ. Tính chăm chỉ được hiểu là nỗ lực, là cố gắng hoàn thành một công việc gì đó mà không đợi ai nhắc nhở, thúc ép. Chăm chỉ được biểu hiện qua việc làm bài tập đầy đủ, giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình. Tấm gương của các bác sĩ đêm ngày chống dịch Bắc Giang, tấm gương của những chiến sĩ công an trên mặt trận bảo vệ đất nước đều là nghĩa cử cao đẹp của sự chăm chỉ, cần cù. Dù là học tập hay lao động thì con người cũng cần chăm chỉ. Nhờ có sự chăm chỉ mà ta đạt được nhiều thành tựu trong công việc của mình. Nó còn tôi luyện ta trở thành người có bản lĩnh, có ý chí, có trách nhiệm. Đồng thời, tính chăm chỉ còn là nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Nếu không chăm chỉ mà lười biếng, ỷ lại thì con người sẽ rất khó để phát triển bản thân mình. Họ cũng dần dần bị ghét bỏ, xa lánh. Hãy chăm chỉ và nỗ lực. Không vì gì cả, chăm chỉ tốt cho ta và giúp ta tiến bộ hơn mỗi ngày.

24 tháng 5 2022

đó là đức tính chăm chỉ mè:>????

11 tháng 10 2018

Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

  • Lần thứ nhất: Cậu bé giải câu đố bằng cách đố lại : Ngựa một ngày đi mấy bước ==> Quan bí
  • Lần thứ hai: Cậu bé giải câu đố bằng đóng kịch, trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lý. Cậu bé dùng lý lẽ của vua (giống đực không đẻ) để bác ý vua (cần lưu ý trước đó cậu bé đã hiểu ý vua. Khi cho trâu kèm với thúng nếp, trâu ăn cỏ chứ không ăn lúa nếp).
  • Lần thứ ba: Cậu bé giải thích câu đố bằng cách đố lại : yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn.
  • Lần thứ tư: Em bé thông minh đã nhớ và vận dụng kinh nghiệm dân gian của các cụ ngày xưa để lại: “ quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”. Em bé đã dùng kinh nghiệm ấy buộc sợi chỉ vào mình kiến bôi mỡ một đầu rồi để kiến bò sang .

Qua cách xử trí của cậu bé có thể thấy sự thông minh, nhanh trí, biết vận dụng kiến thức xã hội đã biết  để giải những câu đố ngày càng hóc búa của người lớn đưa ra.