- Đề bài : Nghị luận xã hội về học đối phó
Lập dàn ý cụ thể cho đề bài trên
Mn ơi làm giúp mk nhanh nhé
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý cho đề bài: Hiện tượng ô nhiễm môi trường
1. Mở bài
Một đất nước muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề môi trường sống là rất quan trọng, những thực tế môi trường hiện nay ngày một ô nhiễm trầm trọng.
2. Thân bài
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường sống thiếu trong lành, bị nhiễm các chất độc hại tác động lớn đến đời sống
- Thực trạng:
+ Nhiều khu dân cư rác thải chất thành đống
+ Nước thải nước ngầm từ các nhà máy xí nghiệp đổ ra sông, ra biển gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Khói bụi, xe cộ tấp nập
+ Nhiều khu vệ sinh công cộng nhiễm bẩn kinh khủng
- Nguyên nhân:
+ Ý thức kém của người dân
+ Công tác quản lý của nhà nước chưa được thắt chặt
+ Người dân sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, trong trồng trọt và chăn nuôi
+ Các nhà máy vì lợi nhuận mà xả thải bừa bãi, bỏ qua khâu xử lý chất thải
- Hậu quả:
+ Ảnh hưởng sức khỏe, mỹ quan
+ Sinh vật bị mất môi trường sống
+ Hiện tượng biến đổi khí hậu cũng trở nên cấp thiết
- Giải pháp khắc phục:
+ Nâng cao ý thức người dân
+ Quản lý chặt chẽ, nghiêm túc
+ Phương tiện xử lý rác thải hiệu quả, tránh đề tình trạng rác ứ đọng
+ Sử dụng phương tiện công cộng
3. Kết bài
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vui không của riêng ai, hãy chung tay hành động vì một thế giới sống xanh - sạch- đẹp
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu về cách học vẹt, học tủ
Ví dụ:
Không chỉ có những kỉ niệm vui buồn, những kỉ niệm đáng nhớ khi còn đi học mà chúng ta còn có những người bạn. nhưng trường học bạn bè nào không phải cũng tốt cũng có những bạn xấu. một trong những người bạn xấu là những người bạn không chuyên tâm vào học hành, bao giờ cũng nghĩ đến việc học vẹt, học tủ, không trung thực trong học tập để có những luyến tiếc sau này.
II. Thân bài: nghị luận về học vẹt, học tủ
- Thế nào là học vẹt, học tủ:
- Nguyên nhân của sự học vẹt, học tủ:
- Tác hại của việc học vẹt, học tủ:
- Cách khắc phục lối học vẹt học tủ:
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về lối học vẹt, học tủ
Ví dụ:
Học vẹt, học tủ là một lối học không đúng, chúng ta nên chọn cho mình một lối học chính xác và phù hợp với bản thân nhất.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Nghị luận về học vẹt, học tủ” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công và học tập tốt.
Bài làm:
“Học” là con đường tiếp thu tri thức để hoàn thiện phẩm chất của mỗi con người. Con đường học vấn dài vô tận và muốn đạt đến đỉnh cao của học vấn thì có rất nhiều phương pháp. Mỗi người đã chọn lựa cho mình một phương pháp để đi trên con đường chông gai đầy thử thách này, nhưng đáng tiếc rằng đa số học sinh ngày nay lại chọn cho mình một phương pháp học rất dễ thực hiện nhưng lại dễ làm cho họ vấp ngã mà đã vấp ngã thì họ khó tài nào đứng dậy nổi.Phương pháp nguy hiểm đó chính là “học vẹt” và “học tủ”.
“Học vẹt” là thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức nhưng không hề hiểu gì về kiến thức, định nghĩa, khái niệm đó. Biểu hiện của nó là lý thuyết thì thuộc làu nhưng áp dụng kiến thức đó vào thực hành thì “bó tay”. “Học tủ” hơi khác so với “học vẹt”. “Học tủ” là chọn một phần kiến thức trong vô vànkiến thức để học và nghĩ rằng kiến thức đó sẽ có trong kỳ thi.
Tuy khái niệm về hai phương pháp học trên là khác nhau nhưng nó đều cùng một nguyên nhân. Nguyên nhân để học sinh ngày nay chọn phương pháp “học vẹt”, “học tủ” là họ không hiểu được tầm quan trọng của học vấn. Họ học chỉ là để đối phó, kiếm cái bằng để dễ dàng kiếm việc, lo việc mưu sinh cho bản thân mà họ không biết rằng họ dễ dàng sa vào vũng bùn khó có thể đứng dậy nổi. Một nguyên nhân nữa đó là họ lười học, lười suy nghĩ. Bộ não của họ không còn chỗ để tiếp thu cái mới, tiếp thu kiến thức một cách toàn diện và hiệu quả nữa, thay vào đó là những kiểu ăn mặc thời trang, trò chơi không lành mạnh… cứ bám trong đầu óc họ như một kí sinh làm tê liệt thần kinh họ.
“Học vẹt”, “học tủ” mang đến tác hại rất nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy lý thuyết thì thuộc lòng nhưng không hiểu để áp dụng vào đời sống, công việc. “Học trước quên sau”, kiến thức chưa kịp bám vào bộ não thì đã bị những sở thích tầm thường đẩy ra ngoài mà không thể chống cự. Không những thế, “học tủ”còn gây thêm hại nữa đó là kiến thức cơ bản, kiến thức toàn diện không nắm được. Mọi công sức, nỗ lực dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ đều bị đổ xuống sông xuống bể và lỡ may đến kỳ thi bị “lệch tủ” thì “xôi hỏng bỏng không”.
Tác hại của nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn gây ra một sự truyền nhiễm nghiêm trọng. Từ một cá nhân dùng phương pháp này thì ai mà không có “sức đề kháng” cao sẽ dễ dàng bị truyền nhiễm. Họ dễ học theo, làm theo miễn là những gì mà họ học theo, làm theo đó có lợi trước mắt cho họ.
Nếu không chữa ngay từ lúc nó còn “trứng nước” thì “học vẹt”, “học tủ” sẽ mang lại hậu quả rất nghiêm trọng. Việc đầu tiên là chúng ta phải xác định được tầm quan trọng của học vấn. Bởi có thế chúng ta mới chọn lựa, định hướng được cho tương lai của mình, chọn cho mình con đường đi đúng nhất để hoàn thiện chính mình.Có hiểu và xác định được sự quan trọng của học vấn thì chúng ta mới có động lực học tập và chọn lựa phương pháp học đúng đắn. Nhiệm vụ cần thiết thứ hai là gia đình xã hội phải tuyên truyền chỉ bảo, dạy dỗ cho học sinh ngày nay khi còn nhỏ. Phải cho học sinh hiểu rõ, nắm rõ sự quan trọng của học vấn để mỗi người biết vượt lên chính mình, bỏ qua thú vui tầm thường để dành thời gian, tâm trí cho việc học tập.
Nếu ai cũng có ý thức, có định hướng cho riêng mình, biết suy nghĩ về hành vi, việc làm của mình thì tin chắc rằng sẽ không còn ai nhắc đến căn bệnh “học vẹt”, “học tủ” nữa. Lúc đó mỗi học sinh sẽ có những kiến thức cần thiết để chuẩn bị hành trang bước vào đời góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.
Dàn bài cho bạn nhé.
Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: "Sống là chính mình".
Mẫu: Phải chăng "sống là chính mình" là điều ý nghĩa nhất trong cuộc sống của chính bản thân ta?.
Thân bài:
- Giải thích:
+ "sống là chính mình":
-> Không cố gắng thay đổi bản thân, tính cách, sở thích giống theo ai đó.
-> Là luôn làm những điều mình thích, ước mơ,.. (miễn đó là điều tốt đẹp)
- Chúng ta có nên "sống là chính mình" và Vì sao phải "sống là chính mình"?
+ Cần sống là chính mình về những việc như ước mơ, sở thích, tính cách tốt đẹp của bản thân và cần sống không là chính mình ở những việc ứng xử khéo léo, bỏ qua những cái khuyết điểm của người khác.
+ Phải sống là chính mình bởi mình là duy nhất, trên đời này ai cũng cần phải có sự khác biệt. Đánh dấu sự ảnh hưởng của bản thân, sự tồn tại của mình trên đời.
- Lợi ích của việc "sống là chính mình":
+ Giúp cho bản thân vui vẻ, hạnh phúc.
+ Tìm được niềm vui, ý nghĩa trong cuộc sống.
+ ...
- Mở rộng:
+ Tuy nhiên đôi lúc "sống là chính mình" cũng có nghĩa là luôn không chịu thay đổi cái khuyết điểm, cái tật xấu của bản thân. => Điều đó là không nên.
+ Khi "sống là chính mình" có nghĩa là giữ nguyên cái tốt đẹp, mong muốn tốt của bản thân và phải biết bỏ đi thói hư tật xấu của mình.
=> Đó là định nghĩa đúng nhất của "sống là chính mình".
+ Phê phán những người tự ti, luôn muốn bắt chước tính cách của người khác.
-> Thay vào đó, cần học tính tốt của người khác.
- Dẫn chứng (kiếm trên mạng nha).
- Liên hệ bản thân:
+ Ngày ngày, em luôn là chính mình và cố gắng hoàn thiện phát triển bản thân nhiều hơn.
Kết bài:
- Đánh giá:
+ "Sống là chính mình" là đạo lý tốt đẹp cho tất cả mọi người khi chúng ta hiểu đúng nghĩa của nó.
Phương pháp giải:
- Học sinh chọn một trong hai đề.
- Đọc lại yêu cầu đối với kiểu bài trong hai đề.
- Lập dàn ý.
Lời giải chi tiết:
Đề a
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).
2. Thân bài
Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.
- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
+ Hình ảnh “tiếng suối”: Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối.
+ Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.
+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa
=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc. Một không gian thiên nhiên huyền ảo vừa có ánh sáng, vừa có âm thanh.
- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
+ Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.
+ Biện pháp tu từ: So sánh.
- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
+ Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”
+ Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. à chân thực, giản dị.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của chủ đề.
Đề b
1. Mở bài
Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập
2. Thân bài
a. Thế nào là động cơ học tập?
Từ khái niệm động cơ để làm rõ khái niệm về động cơ học tập.
+ Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”.
+ Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”.
b. Động cơ học tập được hình thành như thế nào?
- Được hình thành dần dần trong quá trình học tạp của học sinh.
- Có thể chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức).
c. Tầm quan trọng của động cơ học tập
Động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích tinh thần học hỏi của học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả và kết quả của việc học.
d. Cần làm gì để kích thích động cơ học tập của học sinh
- Mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn.
- Việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con.
- Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.
3. Kết bài
Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.
Đề a:
Nghị luận đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya
+ Mở bài
Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Bài thơ Cảnh khuya là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người.Tác phẩm nổi bật với thể thất ngôn bát cú và cách sử dụng biện pháp nghệ thuật tài tình
+ Thân bài
Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc;
- Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa’’. Biện pháp so sánh, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối có sức sống như con người
- Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt do âm hưởng của từ lồng
Tâm trạng của Người
- Điệp ngữ “chưa ngủ” mở ra hai nét tâm trạng của tác giả
- Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ.
+ Kết bài
Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ: Thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước.
Đề b:
Nghị luận về đại dịch covid-19
+ Mở bài
Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.
Đại dịch covid 19 vừa qua đã gây một cuộc khủng hoảng lớn cả về kinh tế lẫn đời sống của người dân trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Nhưng qua đại dịch này, chúng ta lại một lần nữa khẳng định được truyền thống đoàn kết dân tộc lâu dời của con dân đất Việt
+ Thân bài
Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc:
Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tinh thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn
Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.
- Tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.
- Khiến con người biết bao dung, nhường nhịn và sẻ chia.
- Đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp
Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể:.
- Chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau”.
- Các hoạt động thiện nguyện như phát đồ ăn miễn phí, làm cơm hỗ trợ cán bộ y tế trên tuyến đầu chống dịch, giúp đỡ hỗ trợ những người hoàn cảnh khó khăn. Cây ATM gạo
- Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.
- Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,… khắp các tỉnh thành.
– Phê phán, ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng đến đát nước như lan truyền thông tin bịa đặt, có hành vi gây rối, chống lại dĐảng và nhà nước, lợi dụng dịch bệnh tăng giá hay ép giá người dân.Qua đó thấy được tinh thần đoàn kết vững mạnh của nhân dân Việt Nam
+ Kết bài
Khẳng định lại vấn đề.
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: "Tuổi trẻ sống trách nhiệm".
Mẫu: Không bao giờ con người ta có thể sống mà không có trách nhiệm với những việc mình làm. Vì sao lại thế?. Bởi "trách nhiệm" là điều mà ai cũng cần có. Hôm nay, tôi xin phép bàn về vấn đề cụ thể hơn "tuổi trẻ sống trách nhiệm".
Thân bài:
- Giải thích:
+ Tuổi trẻ sống trách nhiệm là gì?
-> Là sự tự nguyện nhận hậu quả về những việc mình đã làm, đã nói.
-> Là can đảm nhận rằng mình đã làm việc này, việc kia mà không sợ đến lòng tự tôn của bản thân.
- Đặt câu hỏi, gợi ra luận điểm:
+ Tuổi trẻ có cần phải sống trách nhiệm không?. Vì sao?.
-> Cần phải sống trách nhiệm. Vì đó là bản lĩnh của chính mình, thể hiện sự can đảm nhận việc mình đã làm. Đó là một đức tính tốt đẹp.
+ Vì sao phải sống trách nhiệm?
-> Bởi đó là chuẩn mực đạo đức của xã hội.
-> Là hành vi thể hiện "lễ" của một con người.
+ Lợi ích của việc sống trách nhiệm là gì?
-> Bản thân trở nên tốt đẹp, tập được tính cách tốt nên có cho mình.
-> Làm việc dễ nhận được cơ hội hơn.
-> Được mọi người xung quanh yêu quý hơn.
- Dẫn chứng:
+ Về mặt xấu:
-> Phê phán những thanh niên không chịu trách nhiệm làm cha khi qh với bạn gái ngày nay.
+ Về mặt tốt:
-> Ca ngợi những người can đảm nhận lỗi, nhận việc mình đã làm.
Kết đoạn:
- Đánh giá: đây là tư tưởng thiết thực với cuộc sống ngày nay.
- Mở rộng: Không phải chỉ có tuổi trẻ, mà ai ai cũng cần phải sống trách nhiệm.
- Liên hệ bản thân: Em đã cố gắng sống trách nhiệm qua những lần chơi mà lỡ làm bể bình hoa mẹ...
1. Mở bài
Giới thiệu về cây định tả (cây gì?, được trồng ở đâu?, ai trồng?...).
- Tình cảm, suy nghĩ của em về loài cây đó (yêu thích, yêu quý, ấn tượng sâu sắc,…)
Tham khảo: Sân trường em (Sân vườn em) có trồng rất nhiều loài cây (che bóng mát, cây ăn quả, cây cho hoa…) nào là cây…. Nhưng trong đó, em thích nhất là…
2. Thân bài: Viết thành từng đoạn (miêu tả kết hợp với so sánh, nhân hóa)
Đoạn 1: Tả bao quát
+ Nhìn từ xa, cây… (như thế nào? giống với sự vật gì?...)
+ Tả chiều cao của cây (so sánh…).
+ Tả thân cây…(to, không to lắm, khoảng chừng…), có nhiều cành…
Đoạn 2: Tả chi tiết
+ Lá: hình dáng, màu sắc (khi lá non, trưởng thành, lá già; khi mùa thay đổi…)
+ Hoa, nụ hoa, cánh hoa: hình dáng, màu sắc, hương thơm, ong bướm bay đến hút mật…
+ Qủa: hình dáng, màu sắc (khi trái non, trái già, trái chín), hương thơm, mùi vị...(tả thêm hạt nếu có…).
+ Vỏ cây: sần sùi hay trơn láng…
+ Rễ cây: hình dáng, màu sắc (ngoằn ngoèo, cong cong, uốn lượn, như những chú rắn, có màu nâu…).
Đoạn 3: Tả bổ sung
+ Tả công dụng, lợi ích của cây đối với em, mọi người…
+ Tả sự gần gũi, chăm sóc giữa em với cây…
+ Tả các con vật liên quan đến cây (chim chóc, ong bướm…).
3. Kết bài:
- Khẳng định tình cảm của em đối với cây (vô cùng…).
- Nêu lời hứa hoặc ước mong của em về loài cây đó…
Tham khảo: Em vô cùng yêu quý cây…Ước mong sao cây luôn mãi…(Hoặc nêu lời hứa của mình: Chăm sóc, tưới nước, bón phân...)
I. Mở bài: giới thiệu cây ăn quả
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thishc mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là vườn cây ăn quả của ông em, khu vườn có biết bao nhiêu là quả thơm ngon. Và trong đó, em thishc nhất là cây cam. những quả cam trĩu nặng khiến em không thể kìm lòng được.
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Nhìn ta xa cây như thế nào?
Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chit cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
- Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
Cây cao khoảng 2m, chi chit lá và cành.
- Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?
2. Tả chi tiết
- Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?
+ khi lá non
+ khi lá trưởng thành
+ khi lá già
+ lá ra sao khi đổi mùa
- Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không
+ nụ hoa
+ cánh hoa
- Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?
+ khi trái non
+ khi trái già
+ khi trái chin
- Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
- Rễ cây: ngoằn nghèo, sần sùi, có nhô kên mặt đất, to hay nhỏ,….
3. Tả bổ sung
- Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với e và mọi người
- Em có chăm sóc cây và yêu quý nó nhu thế nào
- Có những con vật hay bất kì ai lien quan đến cây ăn quả mà em tả
III. Kết bài
- Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
- Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó