K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2023

Dàn bài cho bạn nhé. 

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: "Sống là chính mình".

Mẫu: Phải chăng "sống là chính mình" là điều ý nghĩa nhất trong cuộc sống của chính bản thân ta?. 

Thân bài:

- Giải thích:

+ "sống là chính mình": 

-> Không cố gắng thay đổi bản thân, tính cách, sở thích giống theo ai đó.

-> Là luôn làm những điều mình thích, ước mơ,.. (miễn đó là điều tốt đẹp)

- Chúng ta có nên "sống là chính mình" và Vì sao phải "sống là chính mình"?

+ Cần sống là chính mình về những việc như ước mơ, sở thích, tính cách tốt đẹp của bản thân và cần sống không là chính mình ở những việc ứng xử khéo léo, bỏ qua những cái khuyết điểm của người khác.

+ Phải sống là chính mình bởi mình là duy nhất, trên đời này ai cũng cần phải có sự khác biệt. Đánh dấu sự ảnh hưởng của bản thân, sự tồn tại của mình trên đời.

- Lợi ích của việc "sống là chính mình":

+ Giúp cho bản thân vui vẻ, hạnh phúc.

+ Tìm được niềm vui, ý nghĩa trong cuộc sống.

+ ...

- Mở rộng:

+ Tuy nhiên đôi lúc "sống là chính mình" cũng có nghĩa là luôn không chịu thay đổi cái khuyết điểm, cái tật xấu của bản thân. => Điều đó là không nên.

+ Khi "sống là chính mình" có nghĩa là giữ nguyên cái tốt đẹp, mong muốn tốt của bản thân và phải biết bỏ đi thói hư tật xấu của mình.

=> Đó là định nghĩa đúng nhất của "sống là chính mình".

+ Phê phán những người tự ti, luôn muốn bắt chước tính cách của người khác.

-> Thay vào đó, cần học tính tốt của người khác.

- Dẫn chứng (kiếm trên mạng nha).

- Liên hệ bản thân:

+ Ngày ngày, em luôn là chính mình và cố gắng hoàn thiện phát triển bản thân nhiều hơn.

Kết bài:

- Đánh giá:

+ "Sống là chính mình" là đạo lý tốt đẹp cho tất cả mọi người khi chúng ta hiểu đúng nghĩa của nó.

5 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: "Tuổi trẻ sống trách nhiệm".

Mẫu: Không bao giờ con người ta có thể sống mà không có trách nhiệm với những việc mình làm. Vì sao lại thế?. Bởi "trách nhiệm" là điều mà ai cũng cần có. Hôm nay, tôi xin phép bàn về vấn đề cụ thể hơn "tuổi trẻ sống trách nhiệm".

Thân bài:

- Giải thích:

+ Tuổi trẻ sống trách nhiệm là gì?

-> Là sự tự nguyện nhận hậu quả về những việc mình đã làm, đã nói.

-> Là can đảm nhận rằng mình đã làm việc này, việc kia mà không sợ đến lòng tự tôn của bản thân.

- Đặt câu hỏi, gợi ra luận điểm:

+ Tuổi trẻ có cần phải sống trách nhiệm không?. Vì sao?.

-> Cần phải sống trách nhiệm. Vì đó là bản lĩnh của chính mình, thể hiện sự can đảm nhận việc mình đã làm. Đó là một đức tính tốt đẹp.

+ Vì sao phải sống trách nhiệm?

-> Bởi đó là chuẩn mực đạo đức của xã hội.

-> Là hành vi thể hiện "lễ" của một con người.

+ Lợi ích của việc sống trách nhiệm là gì?

-> Bản thân trở nên tốt đẹp, tập được tính cách tốt nên có cho mình.

-> Làm việc dễ nhận được cơ hội hơn.

-> Được mọi người xung quanh yêu quý hơn.

- Dẫn chứng:

+ Về mặt xấu:

-> Phê phán những thanh niên không chịu trách nhiệm làm cha khi qh với bạn gái ngày nay.

+ Về mặt tốt:

-> Ca ngợi những người can đảm nhận lỗi, nhận việc mình đã làm.

Kết đoạn:

- Đánh giá: đây là tư tưởng thiết thực với cuộc sống ngày nay.

- Mở rộng: Không phải chỉ có tuổi trẻ, mà ai ai cũng cần phải sống trách nhiệm.

- Liên hệ bản thân: Em đã cố gắng sống trách nhiệm qua những lần chơi mà lỡ làm bể bình hoa mẹ...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Dàn ý cho đề bài: Hiện tượng ô nhiễm môi trường

1. Mở bài

Một đất nước muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề môi trường sống là rất quan trọng, những thực tế môi trường hiện nay ngày một ô nhiễm trầm trọng.

2. Thân bài

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường sống thiếu trong lành, bị nhiễm các chất độc hại tác động lớn đến đời sống

- Thực trạng:

+ Nhiều khu dân cư rác thải chất thành đống

+ Nước thải nước ngầm từ các nhà máy xí nghiệp đổ ra sông, ra biển gây ô nhiễm nguồn nước.

+ Khói bụi, xe cộ tấp nập
+ Nhiều khu vệ sinh công cộng nhiễm bẩn kinh khủng

- Nguyên nhân:
+ Ý thức kém của người dân
+ Công tác quản lý của nhà nước chưa được thắt chặt
+ Người dân sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, trong trồng trọt và chăn nuôi
+ Các nhà máy vì lợi nhuận mà xả thải bừa bãi, bỏ qua khâu xử lý chất thải

- Hậu quả:
+ Ảnh hưởng sức khỏe, mỹ quan
+ Sinh vật bị mất môi trường sống
+ Hiện tượng biến đổi khí hậu cũng trở nên cấp thiết

- Giải pháp khắc phục:
+ Nâng cao ý thức người dân
+ Quản lý chặt chẽ, nghiêm túc
+ Phương tiện xử lý rác thải hiệu quả, tránh đề tình trạng rác ứ đọng
+ Sử dụng phương tiện công cộng

3. Kết bài

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vui không của riêng ai, hãy chung tay hành động vì một thế giới sống xanh - sạch- đẹp

23 tháng 2 2021

Trùng hợp làm sao :)))

 

23 tháng 2 2021

ôi trùng hợp trùng hợp :)))

 

 

9 tháng 10 2019

Tham khảo ạ:

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: sống có ích.

2. Thân bài

- Giải thích: Sống có ích là một lối sống lành mạnh, vì lợi ích cho chính mình cũng như cho cộng đồng, xã hội

- Bàn luận:

- Biểu hiện: Có một lối sống tích cực, suy nghĩ cho người khác, luôn vì lợi ích của cái chung

- Chứng minh: Các hoạt động ngày thường, yêu thương ông bà cha mẹ, học tập tốt, biết bảo vệ môi trường...

- Ý nghĩa: Giúp bản thân sống tốt đẹp hơn, luôn vui vẻ hạnh phúc, giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp, văn minh hơn.

- Phản đề: những lối sống không lành mạnh, thiếu lạc quan sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chính con người họ và ảnh hưởng cho cả xã hội.

- Bài học, liên hệ: Mỗi cá nhân phải nhận thức được lối sống có ích, có những hành động, việc làm đúng đắn.

3. Kết bài

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-nghi-luan-xa-hoi-ve-song-co-ich-47068n.aspx
Mở rộng, kết luận lại vấn đề.

9 tháng 10 2019

Tham khảo:

I. Mở bài: giới thiệu tư tưởng đạo lí sống đẹp

“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

Đây là một ca dao nói về vẻ đẹp trong trắng của hoa sen. Hoa sen dù sống trong bùn mà không hôi tanh mùi bùn, một hình ảnh rất đẹp. ý nghĩa hoa sen còn nhắc đến một đạo lí của của con người đó là sống đẹp. chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu rõ hơn về sống đẹp ở con người.

II. Thân bài: nghị luận về tư tưởng đạo lí sống đẹp

1. Thế nào là sống đẹp:

- Sống đẹp là sống có lý tưởng, sống phù hợp với thời đại và hoàn cảnh

- Sống đẹp là có lối sống lành mạnh, phong phú

- Sống đẹp là sống không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức

- Sống đẹp là sống theo pháp luật, sống theo đạo lí con người’

- Sống đẹp là sống vui tươi, hạnh phúc

2. Biểu hiện của sống đẹp:

- Sống văn mình

- Sống khoan dung, yêu thương và quan tâm mọi người xung quanh

- Sống đúng với lương tâm của mình, không đi ngược đạo lí làm người

- Sống lạc quan, yêu đời

3. Ý nghĩa của sống đẹp:

- Được mọi người yêu quý

- Làm cho chúng ta cảm thấy yêu đời và thoải mái hơn

Giúp cuộc sống và xã hội tươi đẹp hơn

4. Làm thế nào để có đạo lí sống đẹp:

- Sống phải biết nghĩ cho người khác

- Phải biết cống hiến

- Biết lựa chọn những giá trị đẹp để tiếp thu và học hỏi.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tư tưởng đạo lí sống đẹp

- Khẳng định vai trò và ý nghĩa của sống đẹp

- Em sẽ làm thế nào để có lối sống đẹp.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Học sinh chọn một trong hai đề.

- Đọc lại yêu cầu đối với kiểu bài trong hai đề.

- Lập dàn ý.

Lời giải chi tiết:

Đề a

1. Mở bài

     Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

2. Thân bài

 Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.

- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

+ Hình ảnh “tiếng suối”: Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối.

+ Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.

+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa

=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc. Một không gian thiên nhiên huyền ảo vừa có ánh sáng, vừa có âm thanh.

- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ

+ Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.

+ Biện pháp tu từ: So sánh.

- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

+ Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”

+ Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. à chân thực, giản dị.

3. Kết bài

     Khẳng định lại giá trị của chủ đề.

Đề b

1. Mở bài

     Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập

2. Thân bài

a. Thế nào là động cơ học tập?

Từ khái niệm động cơ để làm rõ khái niệm về động cơ học tập.

+ Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”.

+ Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”.

b. Động cơ học tập được hình thành như thế nào?

- Được hình thành dần dần trong quá trình học tạp của học sinh.

- Có thể chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức).

c. Tầm quan trọng của động cơ học tập

     Động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích tinh thần học hỏi của học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả và kết quả của việc học.

d. Cần làm gì để kích thích động cơ học tập của học sinh

- Mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn.

- Việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con.

- Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.

3. Kết bài

     Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Đề a:

Nghị luận đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya

+ Mở bài 

 Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Bài thơ Cảnh khuya là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người.Tác phẩm nổi bật với thể thất ngôn bát cú và cách sử dụng biện pháp nghệ thuật tài tình

+ Thân bài 

 Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc;

 - Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa’’. Biện pháp so sánh, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối có sức sống như con người

 - Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt do âm hưởng của từ lồng

Tâm trạng của Người

 - Điệp ngữ “chưa ngủ” mở ra hai nét tâm trạng của tác giả

 - Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ.

+ Kết bài 

 Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ: Thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

 Đề b:

 Nghị luận về đại dịch covid-19

+ Mở bài

Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.

Đại dịch covid 19 vừa qua đã gây một cuộc khủng hoảng lớn cả về kinh tế lẫn đời sống của người dân trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Nhưng qua đại dịch này, chúng ta lại một lần nữa khẳng định được truyền thống đoàn kết dân tộc lâu dời của con dân đất Việt

+ Thân bài

 Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc:

 Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tinh thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn

 Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.

 - Tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.

 - Khiến con người biết bao dung, nhường nhịn và sẻ chia.

 - Đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp

 Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể:.

 - Chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau”.

 - Các hoạt động thiện nguyện như phát đồ ăn miễn phí, làm cơm hỗ trợ cán bộ y tế trên tuyến đầu chống dịch, giúp đỡ hỗ trợ những người hoàn cảnh khó khăn. Cây ATM gạo

- Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.

- Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,… khắp các tỉnh thành.

– Phê phán, ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng đến đát nước như lan truyền thông tin bịa đặt, có hành vi gây rối, chống lại dĐảng và nhà nước, lợi dụng dịch bệnh tăng giá hay ép giá người dân.Qua đó thấy được tinh thần đoàn kết vững mạnh của nhân dân Việt Nam

+ Kết bài

 Khẳng định lại vấn đề.