K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2021

1.- Mục đích của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:

  • Tạo cơ hội cho trai tráng trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa
  • Tạo cơ hội cho gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương
  • Giúp tạo nên những trận cười hồn nhiên, sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt nhọc
  • Góp phần gìn giữ và phát huy những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại

  - Nguồn gốc của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy ngày xưa.

  

   - Địa điểm: làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.

   - Thời gian: ngày rằm tháng giêng.

mk trả lời đến đó thôi nhé!thông cảm!

     

18 tháng 9 2021

cảm ơn rất nhiều.>.<

2 tháng 2 2023

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức

– Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa

– Mục đích của hội thổi cơm: hội thi là dịp để trai tráng trong làng đua tài khoẻ mạnh, thông minh khi lấy lửa, là dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội thi còn mang đến những tiếng cười hồn nhiên, sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt mỏi.

18 tháng 3 2022

Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái. Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật nhộn nhịp. Ai cũng háo hức chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thổi còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh “bắt đầu”, những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục “Tùng! Tùng! Tùng” vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt.

26 tháng 12 2023

- Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa

- Mục đích của hội thổi cơm: hội thi là dịp để trai tráng trong làng đua tài khoẻ mạnh, thông minh khi lấy lửa, là dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội thi còn mang đến những tiếng cười hồn nhiên, sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt mỏi.

18 tháng 9 2023

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống văn hóa. Điều đó được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau. Một trong số đó có thể kể đến các trò chơi dân gian.

Bịt mắt bắt dê là một trò chơi đã xuất hiện từ lâu. Trong những bức tranh xưa, chúng ta đã thấy được hình ảnh cô bé, cậu bé đang trò này. Đây là một trò chơi mang tính tập thể cao, với sự tham gia của nhiều người chơi. Cách gọi “bắt dê” cũng có ý nghĩa riêng. Loài dê có bản tính hiền lành, nhút nhát nhưng khá linh hoạt và rất thích vận động. Vì vậy, người bắt được dê cần có sự nhanh nhẹn, tinh ý và chiến thuật. Mở mắt để bắt dê đã khó, bịt mắt để bắt được dê lại càng khó khăn hơn.

Trò chơi này thường được chơi ở những nơi rộng rãi, ví dụ như sân trường, công viên… Những người chơi sẽ nắm tay nhau để tạo ra một vòng tròn. Tất cả những người chơi sẽ oẳn tù xì để quyết định xem ai là người làm. Người thua sẽ phải bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy. Những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “đứng lại” thì họ phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Nếu người làm bắt được “dê” và đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”.

Bịt mắt bắt dê là trò chơi giúp rèn luyện phản xạ, cũng như sự nhanh nhẹn của người chơi. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp gắn kết mọi người với nhau.

19 tháng 9 2021

Giải giúp mình vx mình đang cần gấp

Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

10 tháng 5 2017

b, Mục đích: Nhìn nhận, đánh giá trung thực, khách quan kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm sau khi kết thúc hoạt động

Yêu cầu: chính xác, khách quan

Bố cục: 3 phần

- Mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan, tổ chức, địa điểm, thời gian, tiêu đề

- Nội dung:

    + Mục đích ý nghĩa của công việc

    + Lần lượt tường trình, đánh giá công việc cụ thể

    + Rút kinh nghiệm hoặc kiến nghị

- Phần cuối

    + Nơi nhận

    + Người viết kí tên

26 tháng 11 2023

Trong không khí tưng bừng đón chào Ngày giáo Việt Nam, ai ai cũng hân hoan đón đợi. Từ đầu tháng 11, nhà trường đã tổ chức nhiều cuộc thi đua hoa điểm mười để dành tặng thầy cô, các lời tri ân ,những lời hát, bài thơ về thầy cô được chúng em ghi lại, sắp xếp vào tờ báo tường xinh đẹp và đáng yêu chào đón ngày lễ đầy trang trọng. Sáng 20-11, cả sân trường rực rỡ hoa, các bạn ai cũng trở nên thật gọn gàng và chỉnh chu trong bộ trang phục của mình. Sân khấu được trang trí từ chiều hôm trước. Những hình báo tường của các lớp được xếp đặt đẹp mắt, các lẵng hoa được bài trí hợp lý quanh các bậc sân khấu. Giữa sân khấu là phông nền với hàng chữ nổi bật được viết rất công phu và tỉ mỉ: “Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11”. Bên phải sân khấu được xếp đặt một chiếc bục là chỗ để các thầy cô lên phát biểu.

Đúng 7 giờ học sinh tập trung đông đủ, tiếng nhạc ngân trong không khí rộn rã, hân hoan. Các cô bước ra trong những tà áo dài xinh đẹp và duyên dáng, hôm nay, thầy cô ai cũng đẹp lạ thường.

Sau màn hát Quốc ca, chúng em được nghe thầy tổng phụ trách đội đọc bài diễn văn về lịch sử truyền thống và ý nghĩa của ngày lễ 20-11. Tiếp đến là chương trình văn nghệ chào mừng buổi lễ. Chương trình văn nghệ diễn ra đầy cuốn hút và hấp dẫn, các tiết mục múa hát của học sinh các lớp không chỉ ấn tượng mà còn đầy xúc động, mang ý nghĩa lớn lao. Đặc biệt, đến từ quý thầy cô có màn trình diễn rất đặc sắc của thầy Lam và cô Ánh Nguyệt với màn song ca bài “Người giáo viên nhân dân” thật mượt mà, gây thương nhớ.

Chương trình văn nghệ kết thúc, đại diện ban giám hiệu nhà trường là thầy hiệu trưởng Nguyễn Hữu Tuấn lên phát biểu cảm xúc trong ngày lễ thiêng liêng này. Lời thầy nói thật ấm áp và xúc động khiến chúng em thêm yêu, thêm quý và trân trọng công lao, sự hy sinh của mỗi người thầy, người cô trên hành trình truyền thụ tri thức cho chúng em. Để đáp lại ân tình ấy, đại diện học sinh ở trường trong nhà trường là bạn Thanh Hoa lớp 5A cũng lên phát biểu, gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô. Những bó hoa tươi thắm nhất chúng em gửi đến thầy cô mang theo tất cả niềm biết ơn và sự kính trọng. Dù không phải quà cáp vật chất cao sang. Trong ánh mắt của thầy cô, em cảm nhận được niềm vui và sự tự hào dành cho chúng em

Buổi lễ kết thúc khá sớm vì thời tiết không cho phép nhưng để lại trong lòng chúng em những dòng cảm xúc khó quên. Em thầm hứa sẽ gắng học thật giỏi để không phụ những gì mà thầy cô đã hy sinh, đã lắng lo cho chúng em.

Có thể nói, hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là một hoạt động văn hóa truyền thống được tổ chức hàng năm của làng Đồng Vân. Lễ hội này mang đậm tư tưởng của người Việt về đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Những người tham gia đều cần sự nhanh nhạy khéo léo và cả chút may mắn để chiến thắng cuộc thi. Những nét đặc sắc của hội thi đã làm say đắm lòng người, mang lại những trải nghiệm đáng nhớ cho mỗi người tham gia. Bên cạnh đó hội thi còn tái hiện truyền thống đánh giặc của người Việt xưa. Hội thi thổi cơm Đồng Vân đã góp phần gìn giữ và phát triển truyền thống văn hóa của đất nước ta.

Đặc điểm chung của Việt Nam

- Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.

– Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét. – Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.

– Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên.

Hiệp hội các nước Đông Nam Á:

-Thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967

- Gồm 10 thành viên: Brunei, Campuchia, Inđônễia, Lào, Malayxia, Myanmar, Philipines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam

-Mục đích: xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định, phi vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt;tăng cường hợp tác kinh tế,văn hoá,thu hẹp khoảng cách phát triển,nâng cao phúc lợi,đời sống nhân dân, tăng cường dân chủ,pháp quyền,quyền con người nhằm tạo dựng Cộng đồng...

- Nguyên tắc hoạt động:Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, bản sắc dân tộc; Không xâm lược hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết hòa bình các tranh chấp; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau…, đồng thời bổ sung một số nguyên tắc mới như: Tăng cường tham vấn về những vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN; Không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào nhằm sử dụng lãnh thổ của một nước thành viên đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và ổn định kinh tế của các nước thành viên khác…