K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 8 2016

A. Mở bài: Giới thệu (tưởng tượng) về câu chuyện mà em định kể

(Lượm hay Đêm nay Bác không ngủ). 

Lưu ý xác định ngôi kể ngay từ đầu (đóng vai nhân vật người chú hoặc nhân vật anh lính – ngôi thứ nhất;  đóng vai một người đứng ngoài câu chuyện để kể lại – ngôi thứ ba).

B. Thân bài:

1. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện:

Ví dụ: Với chuyện Lượm, ta lần lượt kể:

- Chi tiết người chú gặp Lượm. - Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách Lượm.

- Chi tiết Lượm đi chuyển thư.

- Lượm hi sinh,…

2. Suy nghĩ của người kể và con người Lượm hoặc về Hồ Chí Minh.

C. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện, ví dụ:

- Sau ngày giải phóng, người chú về thăm mộ Lượm.

- Anh lính sau đó được đi làm cùng Bác.

31 tháng 7 2017

a. Mở bài

- Giới thiệu bản thân mình (là ai? – Việc lựa chọn này quyết định đến ngôi kể thứ nhất )

- Giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể (“Đêm nay Bác không ngủ”)

b. Thân bài

- Nêu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (thời gian, địa điểm

+ “Đêm nay Bác không ngủ”: Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, tại một khu rừng ở miền biên giới.

- Nhân vật chính trong câu chuyện: miêu tả một cách cụ thể nhân vật

- Kể lại câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc (dựa vào những sự kiện xảy ra trong bài thơ để chuyển thành văn bản tự sự)

c. Kết bài

Nêu những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi là người tham gia hoặc chứng kiến câu chuyện

7 tháng 1 2022

Giữa trưa mùa hè oi bức quá ! Mẹ tre bị nắng chiếu rực cũng nhặn nhọc lắm .  Lá mẹ tre thì đỏ hoe lên từng mắt vì nắng , huống hồ chị ấy còn là thuộc giống loài măng . Bác gió thì đi chơi từ sáng. Chỉ mong lấy đi hương núi rừng bởi vì trời nó nóng và oi bức quá nên gió cũng phải trọ tiền nương . Trời nóng không có làn gió mát nên chị măng không thể nào ngủ được . Dù mẹ tre tha thiết cầu gió bèn dỗ dành bài ca dao . Măng non bèn cởi bỏ áo cho đỡ nắng . Phơi cái lừng giữa trưa hè , nép thân mình bên lưng mệ . Mơ ước một ngày được thành tre !

24 tháng 1 2017

Làng tôi là một làng quê nhỏ cách biển không xa . Bao đời nay , dân làng tôi làm nghề đánh cá và cµy ruộng .
Thuë lên tám , lên chín tuổi , chiều chiều tôi thường cùng đám bạn chăn dong trâu ra đồng ra bãi .Trong lúc lũ trâu thong dong gặm cỏ thì bọn trẻ tụi tôi nghĩ ra bao nhiêu là trò chơi vui . Chúng tôi thường mải mê chơi đến nỗi trời tối lúc nào không biết . Ngước lên nhìn vầng trăng cong vút như cặp sừng trâu đã lấp loa sau rặng tre làng .
Mùa hè trôi đi rất nhanh . Trên đầm , sen đã tàn gần hết . Đám trẻ chúng tôi bắt đầu bàn về chuyện đón tết trung thu . Chúng tôi không quên bảo bà hoặc bảo mẹ khi nào đi chợ thì mua cho chiếc đèn ông sao thật lớn .
Đêm rằm tháng tám , trăng tròn vành vạnh trên bầu trời chi chít sao . Ánh trăng vằng vặc soi khắp nẻo đường quê rộn rã tiếng trẻ con rước đèn đón trăng . Tuổi thơ tôi gắn bó với trăng . Trăng dịu dàng tỏa sáng trên những cánh đồng lúa bát ngát , trăng chiếu lấp lánh trên sông , trăng dập dờn theo sóng trên biển . Trăng đã trở thành người bạn thân thiết và tình nghĩa trong cuộc sống của chúng tôi .
Lớn lên , tôi cùng bạn bè rời làng quê yêu dấu để lên đường vào miền Nam đánh Mĩ . Những ngày tháng gian khổ ở rừng , vầng trăng đã thành người bạn tri kỉ , làm vơi đi những mất mát đau thương , đem lại cho chúng tôi niềm hứng khởi trước vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên mà không một thứ bom đạn nào có thể tàn phá nổi .
Chiến tranh đã đi qua , miền Nam đã được giải phóng , đất nước thống nhất thành một dải từ Bắc vào Nam. Cả đất nước bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới , cuộc sống trong hòa bình . Những người lính chúng tôi bước vào một giai đoạn mới . Tạm biệt chiến khu với những cánh rừng bát ngát một mầu xanh , chúng tôi vào thành phố . Biết bao là bỡ ngỡ lạ lùng trước nhịp sống sôi động , trước những dãy nhà cao tầng san sát nhau , trước những con đường nhộn nhịp đông vui . Ngày tháng trôi qua dần , tôi cũng quen với cuộc sống hiện đại nơi đây . Đêm đêm , cả thành phố sáng rực ánh đèn , lấp lánh cửa gương . Theo quy luật của thiên nhiên , vầng trăng vẫn hiện lên đều đều giữa không trung , như mọi người và cả đám trẻ con ngày nào . Bây giờ chúng tôi nhìn trăng với ánh mắt xa xôi như nhìn một người khách lạ , hay chỉ như nhìn một người dưng đi qua đường .
Một lần , tôi cùng cả nhà đang ngồi xem Ti vi thì cả thành phố bị cúp điện . Căn phòng bỗng nhiên tối om , ngột ngạt . Tôi vội bật tung cánh cửa sổ cho thoáng và sững người trước vầng trăng tròn đầy đang lặng lẽ tỏa ánh sáng huyền ảo lên mặt đất . Tôi mừng như gặp lại người bạn thân sau bao ngày xa cách . Đối diện với trăng , trong lòng tôi đột ngột dâng lên một cảm giác rưng rưng , khó tả . Tất cả kỉ niệm vui buồn của ngày xưa chợt hiện lên trong tâm trí tôi . Tôi lặng đi , chìm đắm trong hồi tưởng về một thời chưa xa . Những cánh đồng bát ngát lúa , những dòng sông , những cánh rừng , biển cả , làng mạc , thôn xóm …nơi tôi và đồng đội đã từng sống và chiến đấu . Có bao nhiêu người đã ngã xuống ở tuổi thanh xuân để đất nước , để dân tộc được tự do độc lập ? Vậy mà không ít người , trong đó có tôi đã vội quên đi …
Tôi miên man suy nghĩ và tự trách mình . Chúng ta không thể viện lí do này , lí do nọ để đổ lỗi cho cuộc sống bon chen hối hả hiện tại để quên đi quá khứ gian khổ , nhọc nhằn mà oanh liệt của đất nước và dân tộc . Trên cao kia , vầng trăng vẫn ngời ngợi tỏa sáng mặc cho những kẻ vô tình . Vầng trăng vẫn cứ im lặng giống như một lời trách móc , một lời nhắc nhở nghiêm khắc mà bao dung độ lượng của người bạn thủy chung tình nghĩa .
Qua câu chuyện nhỏ về vầng trăng , tôi muốn gửi tới các bạn lời nhắc nhở chân tình về lẽ sống thủy chung ân nghĩa . Và tôi mong tất cả cá bạn : Hãy trân trọng tất cả những gì mình đang có vì đó là thành quả của bao nhiêu gian khó nhọc nhằn , bao hi sinh xương máu của những người đã vĩnh viễn ra đi . Bạn phải giữ thật chặt những điều ấy để không phải ân hận như tôi trong câu chuyện với văng trăng tri kỉ của mình .

D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 11 2023

C. Kể lại chuyện vừa diễn ra chưa lâu với người kể

4 tháng 2 2023

bạn đưa bài thơ lên luôn nhé.

4 tháng 2 2023

Trưa hè oi bức quá
Mẹ tre cũng nhọc nhằn
Đỏ hoe từng mắt lá
Huống hồ chi là măng

Bác gió đi từ sáng
Mong lấy hương núi rừng
Bởi vì trời quá nắng
Nên gió trọ triền nương

Không có làn gió mát
Măng không ngủ được nào
Dù mẹ tre tha thiết
Dỗ dành bài ca dao

Măng non bèn cởi áo
Phơi lưng giữa trưa hè
Nép mình bên chân mẹ
Mơ một ngày thành tre…

Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng 

bài thơ đây nhé

22 tháng 11 2017

1. Phần Mở hài (Giới thiệu câu chuyện)

- Tôi tên là Lê Mã Lương.

- Cha mẹ tôi mất sớm. Vì vậy, tôi phải đốn củi, cắt cỏ kiếm sống qua ngày, nhưng vẫn nghèo đến mức không có tiền mua một cây bút.

- Tôi rất thích vẽ nên hằng ngày tôi chăm chỉ luyện tập. Khi đi kiếm củi trên núi, tôi lấy que củi làm bút để vẽ những con chim đang bay. Lúc cắt cỏ bên sông, tôi lấy tay nhúng xuống nước rồi vẽ tôm cá đang bơi lội. Về nhà, tôi vẽ các đồ đạc trong nhà.

- Năm tháng trôi qua, tôi không ngừng học vẽ. Tôi vẽ chim cá giống như hệt. Thế nhưng tôi vẫn chưa có được một cây bút vẽ. Tôi ao ước có một cây bút để tôi vẽ những gì mình thích.

2. Phần Thân bài (Biễn biến sự việc)

a). Giấc mơ kì diệu

Một đêm, tôi nằm ngủ rất say. Trong giấc ngủ, chợt tôi thấy một cụ già râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, đưa cho tôi một cây bút và nói: “Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều”.

- Trong mơ, tôi nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh và sung sướng reo lớn: “Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!..”

- Tôi nói chưa dứt lời thì cụ già biến mất. Tôi giật mình tính dậy mới biết là mình nằm mơ.

- Nhưng tôi lấy làm lạ là cây bút thần vẫn nằm trong tay tôi. Đúng là tôi đã có một giấc mơ kì diệu.

b). Giúp người nghèo

- Tôi lấy bút ra vẽ một con chim. Chim tung cánh bay lên trời hót líu lo. Tôi vẽ tiếp một con cá. Cá vẫy đuôi trườn xuống sông, bơi lội trước mắt tôi. Tôi thích thú vô cùng.

- Tôi dùng cây bút thần vẽ giúp cho tất cả những người nghèo trong vùng. Nhà nào không có cày, tôi vẽ cày cho. Nhà nào không có cuốc, tỏi vẽ cuốc cho. Nhà nào không có đòn, tôi vẽ cho đòn,...

c). Trừng trị lên địa chủ tham lam

- Việc tôi có cây bút thần lọt tới tai một tên địa chủ giàu có trong vùng. Hắn sai dầy tớ tới bắt tôi và nói tôi phải vẽ cho hắn những gì hắn muốn.

- Biết đó là tên địa chủ tham lam nên tôi không vẽ cho hắn bất cứ thứ gì.

- Hắn tức giận nhốt tôi vào chuồng ngựa không cho tôi ăn uống gì.

- Hắn cho người đến chuồng ngựa xem tôi đã chết hay còn sống. Hắn nào ngờ, nhờ có cây bút thần mà tôi có lò lửa rực hồng để sưởi và có bánh nướng thơm ngào ngạt để ăn.

- Đoán trước thế nào tên địa chủ tham lam cũng sẽ giết tôi nên tôi dùng cây bút thần vẽ một cái thang và trốn ra khỏi chuồng ngựa.

- Thoát khỏi nhà tên địa chủ, tỏi vẽ một con ngựa và cưỡi lên phi nhanh.

- Đi chưa được bao xa, tôi nghe tiếng huyên náo phía sau. Quay lại nhìn, tôi thấy tên địa chủ tay vung đao sáng loáng. Đằng sau tên địa chủ có khoảng hai mươi tên khác.

- Chờ cho bọn chúng đến gần, tôi rút bút thần ra vẽ chiếc cung và mũi tên. Tôi dương cung bắn. Mũi tên lao đúng họng tên địa chủ. Hắn ngã nhào xuống đất. Tôi ra roi thúc ngựa. Ngựa tung vó phi như bay.

d). Trừng trị tên vua tham lam độc ác

- Tôi dừng chân ở một thị trấn nhỏ. Không có việc làm, tôi đành vẽ tranh bán. Sợ lộ, nên khi vẽ, tôi cố tình vẽ thiếu một chi tiết trong tranh, nên tất cả các tranh đều dỡ dang không biến thành đồ vật hoặc con vật thật được.

- Một lần, vẽ tranh con cò, tôi cố tình vẽ thiếu một con mắt. Nào ngờ, do sơ ý, tôi để một giọt mực rơi xuống đúng vào chỗ mắt cò. Thế là cò vỗ cánh bay lên. Chuyện đó làm chấn động cả thị trấn. Rồi có kẻ tố giác với vua. Vua cho lính tới đón tôi về kinh đô.

- Được biết đây là một tên vua gian ác tham lam nên tôi không vẽ những điều vua muốn mà vẽ những thứ ngược lại. Ví dụ, vua bắt tôi vẽ con rồng, tôi vẽ một con cóc ghẻ. Vua bắt tôi vẽ con phượng, tôi vẽ con gà trụi lông...

- Vua lấy bút thần của tôi để tự vẽ. Vua vẽ một dãy núi vàng nhưng chắng thấy vàng dâu chỉ thấy một dãy núi đá. Đá từ trên đĩnh núi lăn xuống, suýt đè gãy chân vua.

- Không từ lòng tham, vua lại vẽ tiếp từng thỏi vàng nối nhau. Nào ngờ, khi nhìn lại, chẳng thấy vàng đâu cả, chỉ thấy một con mãng xà dài, miệng há hốc, đỏ lòm đang bổ lại phía nhà vua. May có triều thần xô tới cứu, nếu không mãng xà đã nuôt chửng vua.

- Biết không có tôi thì bút thần chẳng hiệu nghiệm nên vua phải thả tôi ra hứa cho tôi rất nhiều vàng bạc và gả công chúa cho tôi. Tôi giả vờ đồng ý. Vua rất mừng và trả cây bút thần cho tôi.

- Nhà vua không bảo tôi vẽ núi nữa mà bảo tôi vẽ biển.

- Tôi chí cần đưa hai nét bút là biển cả mênh mông hiện ra, xanh biếc, không gợn sóng, trong như mặt gương soi.

- Vua bảo sao biển không có cá thế và tôi vẽ rất nhiều cá với đủ màu sắc.

- Vua bảo tôi vẽ một con thuyền, tôi cũng vẽ cho một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền.

- Tôi đưa thêm vài nét bút, gió thổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tần, thuyền từ từ ra khơi.

- Tôi nghe tiếng nhà vua kêu lớn: “Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!”

- Tôi đưa thêm mấy nét bút nữa, sống biển liền nổi lên, buồm căng phồng, chiếc thuyền lao khỏi bờ nhanh vun vút.

- Tôi lại nghe tiếng kêu cuống quýt của nhà vua: “Đừng cho gió thổi nữa! Dừng cho gió thổi nữa!

- Tôi chẳng thèm đếm xĩa đến lời nói đó, tôi tiếp tục vẽ thêm những đường cong lớn. Biển động dữ dội... Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi dưới lớp sóng hung dữ.

3. Phần Kết bài

- Sau khi tên vua tham lam và gian ác chết, tôi đi khắp mọi miền để giúp đở những người nghèo.

- Tôi sẽ tiếp tục dùng cây bút thần để trừng trị những ke tham lam độc ác như tên địa chủ, như nhà vua.

- Tôi thấy vui vì mình sống có ích cho mọi người.

22 tháng 11 2017

Câu hỏi của Trần Thị Hoàn - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

I.Đọc, hiểu văn bản và trả lời những câu hỏi dưới đây:                                            Câu 1 : Văn bản ấy thuộc thể loại gì? Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?                                                                                                                 Câu 2 : Xác định ít nhất 2 trạng ngữ trong bài và nêu tác dụng của trạng ngữ vừa tìm được.                                                        ...
Đọc tiếp

I.Đọc, hiểu văn bản và trả lời những câu hỏi dưới đây:                                            Câu 1 : Văn bản ấy thuộc thể loại gì? Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?                                                                                                                 Câu 2 : Xác định ít nhất 2 trạng ngữ trong bài và nêu tác dụng của trạng ngữ vừa tìm được.                                                                                                                      Câu 3 : Có tất cả bao nhiêu thử thánh mà cậu bé đã vượt qua? Những thách đó là gì?                                                                                                                          Câu 4 : Vì sao khi nghe câu trả lời của cậu bé, nhà vua mới phục hẳn?                       Câu 5 : Cậu bé trong câu chuyện rất thông minh, vượt qua thử thách dễ dàng. Còn em sẽ làm gì để giỏi giang, nhanh nhẹn giống cậu bé?(viết từ 3-5 dòng).     

0