Kể về lớp học mới của em ( lớp 6 ) mk cần gấp ai nhanh mk tick
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kì nghỉ hè vừa qua là một kì nghỉ hè vô cùng đáng nhớ đối với em, không chỉ vì em dã có thể học đánh đàn- bộ môn nghệ thuật mà em rất thích mà còn vì em đã quen được Vũ- một người bạn mới tốt bụng và dễ mến.
Sau một năm học hành vất vả, kì nghỉ hè để xả hơi rồi cũng đến, để thưởng cho thành tích học tập chăm chỉ một năm qua của em ba đã đồng ý cho em tham gia khóa học đàn piano ở một trung tâm dàng cho thanh thiếu niên. Buổi học đầu tiên, em vô cùng hào hứng, đã chuẩn bị rất kĩ từ ngày hôm trước. Nhưng học đàn khó hơn em tưởng, nhưng niềm vui được lướt tay trên những phím đàn khiến em quên đi tất cả, đặc biệt lại có một người bạn tốt như Vũ bên cạnh. Vũ bằng tuổi với em, vì là con trai nên cậu cao hơn em hẳn một cái đầu. Vũ cũng tham gia khóa học piano và chúng em được xếp thành đôi bạn cùng tiến. Nói về Vũ, cậu là một người dễ gần, vui vẻ, hoạt bát lại có chút trầm ổn nhất là lúc cậu đưa mình trên giai điệu của tiếng đàn. Cậu bạn có làn da hơi ngăm khỏe khoắn, khuôn mặt thanh tú, đôi mắt ánh lên được sự thông minh lanh lợi. Cặp long màu đen, rậm, nổi bật sinh động. Mỗi khi cậu nở nụ cười là tưởng chừng như cả thời gian và không gian như bừng sáng, tưởng chừng như ai nhìn thấy nụ cười ấy cũng sẽ không có lí do để buồn hay khó chịu với cậu bạn.
Vũ có một khả năng lĩnh hội cao và trí nhớ tốt, những nốt nhạc Vũ chỉ cần nghe một lần là nhớ, những điều thầy giảng, không có gì là khó với Vũ cả. Em được biết là ba và mẹ của Vũ đều là giáo viên nhưng cả hai đều có sở thích về âm nhạc và cũng rất ủng hộ Vũ đi theo con đường mình thích. Bất ngờ hơn là ngoài piano, Vũ còn biết chơi trống và ghita lại còn hát rất hay. Lúc rảnh rỗi, Vũ còn đàn bằng ghita và hát cho em nghe, nhìn cậu bên cây đàn y như một người nghệ sĩ thực thụ vậy!
Vũ còn là một người rất tâm lí. Sau ngày tụi em quen nhau một tháng là đến sinh nhật của em, hôm ấy trời nắng nhẹ, sau buổi học, Vũ rủ em ra công viên chơi, cậu đánh và hát cho em nghe bài hát chúc mừng sinh nhật, chưa hết ngỡ ngàng, cậu đã lấy trong túi ra một món quà nhỏ xinh xinh tặng em. Em vừa ngạc nhiên vừa cảm động bởi chưa bao giờ em nói sinh nhật của mình cho Vũ. Có một người bạn như Vũ thật là tốt!
Vũ giống như cơn gió nhẹ thổi qua những ngày hè nóng bức của em, làm cho mùa hè trở nên đẹp hơn bao giờ hết.
cos ai giúp tôi ko
làm ơn giúp tôi đi
Thời gian trôi đi nhanh quá! Mới ngày nào em còn là cô học sinh bé nhỏ của trường Tiểu học Hòa Bình, giờ đây em đã trở thành học sinh lớp 6A, trường Trung học cơ sở Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh.
Từ tuổi nhi đồng, giờ đây em đã bước sang tuổi thiếu niên. Em giúp đỡ mẹ một số việc nhỏ như quét dọn nhà cửa, nấu cơm và chăm sóc cu Bi lên sáu tuổi. Không còn cảnh ba mẹ phải đưa đón như trước đây mà em tự đi học cùng các bạn gần nhà. Sáng chúng em cùng đi, trưa cùng về, không la cà đây đó.
Điều ấy đã thành nề nếp khiến ba mẹ em rất yên tâm.
Em chơi thân với Tú, Oanh và Nga. Bốn đứa hợp thành nhóm học tập để giúp đỡ lẫn nhau. Em học khá môn Toán, Tú và Oanh giỏi Văn, còn Nga rất có năng khiếu về ngoại ngữ. Buổi tối, chúng em học nhóm ở nhà bạn Oanh, cùng giải những bài toán khó và kiểm tra lẫn nhau cho đến lúc tất cả đều thuộc bài mới thôi. Những phút giải lao, chúng em thư giãn bằng những trò chơi thú vị và bổ ích.
Lớp 6A của chúng em là một tập thể khá nổi bật về mọi mặt, từ học tập cho đến các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, sống trong môi trường ấy, em thấy mình thay đổi rất nhiều. Tính nhút nhát bớt dần, em vui vẻ hòa đồng cùng các bạn. Em rất thích những buổi dã ngoại hoặc đi tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh... cùng với lớp bởi đó là dịp để chúng em thông cảm và gắn bó với nhau hơn.
Em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em tự nhủ rằng mình đã lớn, phải chăm ngoan hơn nữa để xứng đáng với niềm tin của mọi người.
Nguon - http://tuthienbao.com/forum/showthread.php?t=129146#.W5jondIzYnQ#ixzz5Qsj60Gyq
+ em đã lớn hơn , biết sống tự lập , học giỏi hơn , biết giúp đỡ cha mẹ ,...............
2)
Thời học sinh là quãng thời gian đẹp trong cuộc đời mỗi người. Chính vì vậy, những kỉ niệm gắn bó với tuổi thần tiên ấy cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí chúng ta. Với tôi, ngày khai trường đầu tiên sẽ là hồi ức đẹp nhất để lại ấn tượng sâu sắc nhất.
Đó là một ngày tôi sẽ không bao giờ quên - một buổi sáng cuối thu êm đềm, bầu trời cao, trong xanh, có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt - mùa thu miền Bắc trời se lạnh nhưng nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa bé sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Con đường tới trường sao hôm nay dài đến lạ, cây xanh hơn và hoa ngát hương hơn. Hay tại lòng tôi hôm nay cũng bồi hồi hơn?
Ô kìa, kia có phải trường học nơi mà tôi sẽ đến? Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì nó khang trang và to lớn hơn hẳn. Tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Tôi không thấy quá sợ nhưng không hiểu sao sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy tôi vẫn cố bám chặt lấy tay mẹ. Trước mắt tôi là một cái cổng trường to lớn màu xanh ngọc bích. Tôi níu lấy tay mẹ rồi bước vào trường. Xung quanh tôi, hàng trăm các bạn học sinh cũng mang một nét mặt sợ hãi, cũng nép sau áo mẹ giống tôi. Nước mắt tôi bỗng dưng rơi. Có lẽ vì tôi sợ. Mẹ nắm tay, lau nước mắt cho tôi, động viên khích lệ giúp tôi lấy lại tinh thần.
Rồi tiếng trống vang lên báo hiệu giờ tập trung toàn trường. Lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi - tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót. Chúng tôi đứng trang nghiêm dưới lá cờ Tổ quốc, hát vang bài Quốc ca.
Sau khi chào cờ xong, một thầy giáo trung tuổi lên đọc diễn văn khai trường và danh sách lớp. Tôi được vào lớp 1A. Khi vào đến lớp, tôi và những người bạn xa lạ bắt đầu làm quen nhau, đùa nghịch và tự lúc nào hết hẳn sự bỡ ngỡ ban đầu. Chúng tôi bắt đầu làm quen với cách cầm bút, khoanh tay, bắt đầu tập đọc những chữ a, b,... Nắng vẫn vàng ươm như rót mật. Chim vẫn hót líu lo trong tán bàng xanh rợp. Gió vẫn thổi những cơn mát dịu.
Nhiều năm trôi qua nhưng những cảm xúc về ngày khai trường vẫn in sâu trong trái tim tôi. Và mỗi năm, cứ đến ngày này, lòng tôi lại dâng lên những cảm xúc da diết khó tả.
3)
Năm nay được lên lớp 6, lần đầu tiên tôi được tham dự lễ kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Suốt buổi tối hôm trước, tôi bắt mẹ chọn cho tôi một bộ quần áo đẹp nhất, mẹ tôi còn chu đáo ra chợ mua cho tôi một bó hoa thật đẹp để ngày mai tôi đem tặng cô giáo chủ nhiệm. Buổi sáng hôm sau, tôi ngủ dậy sớm hơn mọi ngày, ăn sáng và mặc quần áo đẹp, trong lòng tôi vô cùng hồi hộp. Trước khi ra khỏi cổng tôi không quên ôm bó hoa tươi mà mẹ đã chuẩn bị sẵn từ tối hôm qua. Tôi tin rằng cô giáo sẽ rất thích bó hoa này.
Đến cổng trường, tôi thấy bạn nào cũng ăn mặc rất đẹp và trên tay các bạn cũng ôm một bó hoa như tôi. Trông trường tôi lúc này như một vườn hoa với đủ màu sắc rực rỡ. Tôi nhìn lên hai bên cổng trường, thật bất ngờ bởi màu đỏ rực của những lá cờ, trong sân trường phía lễ đài đã được trang trí hết sức đẹp mắt, trên chiếc phông màu xanh nổi bật lên hàng chữ: Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, phía dưới có một chiếc bàn trải khăn đỏ và trên đó có một lẵng hoa to cũng có dòng chữ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Tôi cùng các bạn tung tăng bước vào sân trường, chúng tôi ồ lên vui thích khi thấy các thầy cô hôm nay đẹp một cách lạ thường, cô nào cũng mặc chiếc áo dài thướt tha, đủ màu sắc. Trên khuôn mặt của các cô đều được trang điểm nhẹ nhàng nên cô nào trông cô cũng xinh tươi. Còn các thầy thì trang tọng trong bộ comle. Tôi thấy yêu tất cả các thầy cô. Đang mải ngắm mọi người bỗng một hồi trống vang lên:
- Tùng! Tùng! Tùng!…
Các bạn học sinh từ các nơi ùa ra trước khán đài, nhanh chóng tập trung về lớp mình. Chỉ một loáng sau, tất cả đã xếp thành hàng lối trật tự đâu vào đấy. Chẳng ai bảo ai các bạn đều im lặng chờ hiệu lệnh của thầy tổng phụ trách.
Sau màn chào cờ và hát quốc ca, thầy hiệu trưởng ra đọc lời diễn văn trang trọng, sau đó thầy còn đọc một bài phát biểu dài về truyền thống và ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam. Tất cả mọi người đều chăm chú lắng nghe, mấy bạn mọi ngày vẫn hay nghịch trong giờ chào cờ hôm nay cũng im thin thít nghe thầy hiệu trưởng nói. Qua những lời thầy, tôi thấy hiểu hơn về ngày 20 – 11 này. Sau đó là đến màn văn nghệ, để có những tiết mục này các bạn và các anh chị đã tập luyện từ mấy tuần trước. Các chị hát rất hay và truyền cảm những bài hát ca ngợi thầy cô, những người đã dìu dắt chúng tôi nên người.
Sau mỗi tiết mục ấy cả trường lại rộn lên tiếng vỗ tay. Tiết mục văn nghệ tạm dừng, thầy hiệu trưởng cho phép chúng tôi được đem hoa lên tặng các thầy cô. Thế là tất cả mọi người ùa lên khán đài tặng các thầy cô những bó hoa tươi thắm nhất. Tôi cũng cố gắng len vào giữa để tặng hoa cho cô
giáo chủ nhiệm của mình. Lúc đến gần cô, tôi bỗng thấy hồi hộp khác hẳn mọi ngày. Cô nhìn tôi âu yếm và khen bó hoa của tôi đẹp quá. Tôi vui sướng chạy về chỗ của mình. Bạn nào bạn đấy cũng hớn hở như tôi, cả sân trường náo nhiệt đầy tiếng nói cười rộn rã.
Sau tiết mục tặng hoa, cô giáo Thanh, một cô giáo dạy văn rất hay, đại diện cho các thầy cô lên phát biểu cảm tưởng. Hôm nay trông cô xinh đẹp khác hẳn mọi ngày, cô mặc chiếc áo dài đỏ, khuôn mặt cô rạng rỡ, cô chỉ nói rất ngắn gọn vài lời nhưng vô cùng xúc động, sâu lắng.
Sau lời phát biểu của cô Thanh là đến bác hội trưởng hội phụ huynh, trong lời phát biểu bác nhắc nhiều đến công lao của các thầy cô với học trò,chúng tôi nghe mà cảm thấy vô cùng xúc động, hoà với không khí ấy chị Linh – học sinh lớp 9 cũng đại diện cho học sinh nói lời cảm ơn đến công lao dạy dỗ của các thầy cô giáo.
Sau buổi lễ các bạn còn ùa đến chụp ảnh với các thầy cô giáo, lớp tôi ai cũng muốn được đứng gần cô giáo chủ nhiệm nên tranh giành, trêu nhau í ới. Cô giáo tươi cười đứng giữa lũ nhóc chúng tôi.
Đến gần trưa buổi lễ mới kết thúc, mọi người ra về lòng phơi phới. Tôi tự hứa với lòng mình là sẽ cố gắng học tốt hơn để không phụ lòng các thầy cô. Và đó sẽ là buổi kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam đáng nhớ nhất của tôi.
I. Đại từ nhân xưng: (Personal pronouns)
Đại từ nhân xưng được dùng để xưng hô khi giao tiếp.
Gồm 3 ngôi (ngôi I, ngôi II, ngôi III) và có 8 đại từ:
Ngôi | Số Ít | Số Nhiều |
Ngôi thứ I: (người nói) | I (tôi/mình/ ta/ tớ/...) | we (chúng tôi/ chúng ta/...) |
Ngôi thứ II: (người nghe) | you (bạn/ anh/ chị/ em/...) | you (các bạn/ anh/ chị/ em/…) |
Ngôi thứ III: (người được nói đến) | he (anh/ ông/ chú ấy...) she (chị/ bà/ cô ấy/...) it (nó/ thứ đó/ vật đó/...) | they (họ/ chúng nó/ những vật đó) |
II. Thì Hiện tại Đơn của động từ TO BE: (The Present Simple tense of TO BE)
a) Thể khẳng định: (+) Động từ to be (am, is, are) được chia theo các đại từ nhân xưng: | b) Thể phủ định: (–) Thêm NOT sau động từ to be |
I am → I'm You are → You're He is → He's She is → She's It is → It's We are → We're You are → You're They are → They're | I am not → I'm not He is not → He isn't (He's not) She is not → She isn't (She's not) It is not → It isn't (It's not) We are not → We aren't (We're not) You are not → You aren't (You're not) They are not → They aren't (They're not) |
c) Thể nghi vấn: (?) Muốn đặt câu hỏi, đưa to be lên trước đại từ nhân xưng: | |
Am I ... ? Trả lời: Yes, you are. /No, you are not. Are you ... ? Yes, I am. /No, I am not. Are we ... ? Yes, we are. /No, we are not. Yes, you are. /No, you are not. Are they ... ? Yes, they are. /No, they are not. Is he ... ? Yes, he is. /No, he is not. Is she ... ? Yes, she is. /No, she is not. Is it ... ? Yes, it is. /No, it is not. |
III. Thì Hiện tại Đơn của động từ thường: (Simple Present Tense of ordinary verbs)
I/ You/ We/ They | He/ She/ It | Chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít (He/She/It/Danh từ số ít) | |
(+) | S + Vbare + O. | S + V_s/es + O. | |
(-) | S + don't + Vbare + O | S + doesn’t + Vbare + O. | |
(?) | Do + S + Vbare + O? - No, S + don't. | Does + S + Vbare + O? - Yes, S + does. - No, S + doesn't |
NOTE: Chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít: go → goes, do → does, have → has
Dấu hiệu nhận biết thì Hiện tại Đơn: every day/night, in the morning/afternoon/evening...
Ngữ Pháp Tiếng Anh: Either, Neither
1, Câu trả lời ngắn với either và neither
“Either và neither" được dùng trong câu phủ định, để thể hiện sự đồng thuận mang ý phủ định giữa các người nói
với nhau về một sự việc nào đó.
*Cấu trúc:
- Either: đứng ở cuối câu: S + trợ động từ + not + either
VD: I didn’t either; I don’t either; She doesn’t either…..
-Neither: đứng ở đầu câu: Neither + trợ động từ + S
VD: Neither do I, Neither did he……
2, Either và Neither được dùng làm đại từ:
- either có nghĩa là hoặc cái này hoặc cái kia, neither có nghĩa là không cái này mà cũng không cái kia.
- either và neither khi được dùng làm đại từ sẽ đứng một mình, động từ chính trong câu chia theo ngôi thứ ba số ít
Ví dụ:
I tried Asus and Oppo phones before, but neither was good. (Tôi đã thử dùng điện thoại Asus và Oppo trước đây.
Nhưng không có cái nào tốt cả)
Do you want tea or coffee? – Either is good for me.
(Bạn uống trà hay cà phê? – Cái nào cũng được hết)
3, Một số cách dùng khác của either và neither:
*NEITHER
a. neither + Noun số ít
Ở trường hợp này neither được xem như một “người xác định” cho danh từ số ít đứng sau nó.
Ví dụ:
Neither member of our group came to the meeting yesterday. (Không có thành viên nào trong nhóm chúng tôi đi
họp ngày hôm qua)
b. neither + of + đại danh từ
- Trong cấu trúc này, of luôn phải đứng giữa neither và danh từ
- Động từ phải chia ở số ít
- Chỉ có 3 đại danh từ được dùng với neither of là you, them, us
Ví dụ:
Neither of us knows that Mr. Blank passed away. (Không ai trong chúng tôi biết rằng thầy Blank đã qua đời)
Neither of you is approved for this vacancy. I’m so sorry. (Các bạn không được chấp nhận cho vị trí này. Tôi rất
tiếc)
c. neither + of + từ xác định + Noun số nhiều
Các từ xác định thường dùng trong cấu trúc này là: a, an, the, my, his, their, this, that
Lưu ý: Động từ phải chia theo ngôi thứ ba số ít (dù danh từ ở dạng số nhiều)
Ví dụ:
Neither of my friends knows how my brother looks . (Không có đứa bạn nào của tôi biết mặt anh trai tôi)
Neither of the dresses fixed me. (Không có cái váy nào vừa với tôi cả)
d. Neither … nor: Đây là một cặp liên từ tương quan, được dùng để diễn tả sự phủ định kép, không cái này cũng
không cái kia.
Ví dụ:
Neither me nor my friends want to talk with her. (Cả tôi lẫn bạn tôi đều không muốn nói chuyện với cô ta)
* EITHER
a. either + Noun số ít:
Trong trường hợp này, either được sử dụng như một từ xác định (determiner) trước danh từ số ít
Ví dụ:
A: Where do you want to have dinner, at home or outside?
B: Either option is fine for me.
(Bạn muốn ăn tối ở đâu, ở nhà hay ngoài tiệm? – Cái nào cũng được hết)
b. either + of + Đại danh từ
- Cấu trúc either of đi với một tân ngữ đại từ (thường là us, you, them)
Ví dụ:
I know Clara and Jason. Either of them loves volleyball.
(Tôi biết Clara và Jason. Cả hai bọn họ đều thích bóng chuyền)
- Either có khi được sử dụng độc lập trong câu, lúc này nó có nghĩa là người nói không quan tâm đến sự lựa chọn,
cái nào cũng được, đôi khi nó còn đi với từ “one”
Ví dụ:
A & B: We will eat out tonight. Do you want to eat seafood or pizza?
C: Either one.
(Bọn tôi tính ra ngoài ăn tối nè. Cậu muốn ăn hải sản hay pizza - Cái nào cũng ăn hết)
c. either + of + từ xác định + Noun số nhiều
Các từ xác định thường dùng trong cấu trúc này là: a, an, the, my, his, their, this, that
Ví dụ:
Either of the dishes is delicious. (Cả hai món ăn đều rất ngon miệng)
Either of his cars was broken last month. (Tháng rồi cả hai chiếc xe của anh ta đều hư hết)
d. either … or: Đây là cặp liên từ tương quan được dùng để diễn tả sự lựa chọn: hoặc là cái này, hoặc là cái kia
Ví dụ: I want to have either tea or juice. (Tôi muốn uống trà hoặc cà phê)
Ngữ Pháp Tiếng Anh: CÂU ĐIỀU KIỆN
NHỮNG KTCB VỀ CÂU ĐIỀU KIỆN:
*Câu điều kiện được dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện
được nói đến xảy ra.
*Cấu tạo:
Cấu tạo của câu điều kiện bao gồm hai mệnh đề:
- Mệnh đề If (If clause): là mệnh đề điều kiện, hay mệnh đề phụ
- Mệnh đề chính (main clause): là mệnh đề kết quả, hay mệnh đề chính
- Cách sắp xếp mệnh đề chính và mệnh đề phụ trong câu điều kiện:
If – clause, main – clause
Mệnh đề If đứng trước mệnh đề chính và cả hai được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy (hoặc chấm phẩy).
Main - clause If - clause
Mệnh đề If đứng sau mệnh đề chính thì không cần dùng dấu phẩy (hoặc chấm phẩy)
*Các từ điều kiện:
Mệnh đề điều kiện thường được bắt đầu với các từ như: if, unless (= if … not); provided (that) (= if only); so long
as (as long as); on condition that (miễn là, với điều kiện là); suppose; supposing (giả sử như); in case (trong trường
hợp); even if (ngay cả khi, dù cho)
CÁC LOẠI CÂU ĐIỀU KIỆN
• Câu điều kiện loại 0:
*Chức năng:Câu điều kiện loại 0 diễn tả một chân lý, sự việc luôn luôn đúng.
*Cấu trúc:
If clause (Simple present), main clause (simple present).
→ If + chủ ngữ 1 + động từ (chia theo chủ ngữ 1) , chủ ngữ 2 + động từ (chia theo chủ ngữ 2)
Nếu chủ ngữ là I/they/you/we thì động từ giữ nguyên.
Nếu chủ ngữ là She/he/it thì động từ phải thêm -s/-es/-ies.
Ví dụ:
If you heat the ice, it smelts. (Nếu bạn đun nước đó, nó sẽ tan chảy)
The water reaches 100 degree if you heat it.(Nước sẽ đạt nhiệt độ 100 độ C nếu bạn đun sôi nó)
• Câu điều kiện loại 1: diễn tả một sự việc/hành động có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Cấu trúc:
If clause (simple present), main clause (simple future).
→ If + chủ ngữ 1 + động từ (chia ở hiện tại đơn) , chủ ngữ 2 + will + V
Lưu ý:
- Will có thể được thay bằng can/may/shall/must
- Mệnh đề chính và mệnh đề if có thể đứng trước hoặc đứng sau đều được
Ví dụ:
If you take this medicine, you will feel better. (Nếu bạn uống thuốc, thì bạn sẽ thấy đỡ hơn đó)
If it stops raining, we can go out. (Nếu như trời ngừng mưa thì chúng ta có thể đi ra ngoài)
• Câu điều kiện loại 2:
- Câu điều kiện loại 2 là câu điều kiện không có thực ở hiện tại.
- Câu điều kiện loại 2 được sử dụng để diễn tả một điều không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, chỉ là một giả
thiết, một ước muốn trái ngược với thực trạng hiện tại.
Cấu trúc:
If clause S + V ( QKĐ), Main clause [S + would/ could (not) + V + …].
→ If + chủ ngữ 1 + V-ed/-d( BQT) (to be: were), chủ ngữ 2 + would/could (not) + V
Ví dụ:
- If I were you, I would help him.
- If you tried hard again, you would succeed.
• Câu điều kiện loại 3:
- Câu điều kiện loại 3 là câu điều kiện không có thực trong quá khứ.
- Câu điều kiện loại 3 được dùng để diễn tả một điều không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính ước muốn
trong quá khứ, một giả thiết trái ngược với thực trạng ở quá khứ.
Cấu trúc:
If clause QKHT, main clause (could/would + have + P2/ed)
→ If + chủ ngữ 1 + had + P2/-ed/d, chủ ngữ 2 + would/ could + have +P2/-ed
Ví dụ:
If he had studied hard, he would have passed his exams. (Nếu cậu ta học hành chăm chỉ, thì câụ ta đã đậu kỳ thi
rồi)
If I had known she was sick, I would have visited her. (Nếu tôi biết cô ấy bị bệnh, thì tôi đã tới thăm cô ấy rồi)
LƯU Ý VỀ CÂU ĐIỀU KIỆN
• Cấu trúc Unless = If … not
Lưu ý:
If … not đổi sang Unless thì mệnh đề chính (main clause) không đổi;
If đổi sang Unless thì mệnh đề chính (main clause) phải đổi sang nghĩa phủ định.
• Will/Would và Should trong mệnh đề If:
Ví dụ:
If you will/would help me, we can finish by six.(Nếu bạn chịu giúp mình, thì chúng ta có thể làm xong hết tầm 6h)
- Should được dùng trong mệnh đề if để diễn tả sự tình cờ và will được dùng trong mệnh đề chính.
Ví dụ:
- If it should rain, take the raincoat in. (Nếu trời mưa, mang áo mưa đi cho chắc)
- If the director should come in, what will we do? (Nếu mà giám đốc có xuất hiện, thì mình làm sao đây?VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Ngữ Pháp Tiếng Anh: Either, Neither
1, Câu trả lời ngắn với either và neither
“Either và neither" được dùng trong câu phủ định, để thể hiện sự đồng thuận mang ý phủ định giữa các người nói
với nhau về một sự việc nào đó.
*Cấu trúc:
- Either: đứng ở cuối câu: S + trợ động từ + not + either
VD: I didn’t either; I don’t either; She doesn’t either…..
-Neither: đứng ở đầu câu: Neither + trợ động từ + S
VD: Neither do I, Neither did he……
2, Either và Neither được dùng làm đại từ:
- either có nghĩa là hoặc cái này hoặc cái kia, neither có nghĩa là không cái này mà cũng không cái kia.
- either và neither khi được dùng làm đại từ sẽ đứng một mình, động từ chính trong câu chia theo ngôi thứ ba số ít
Ví dụ:
I tried Asus and Oppo phones before, but neither was good. (Tôi đã thử dùng điện thoại Asus và Oppo trước đây.
Nhưng không có cái nào tốt cả)
Do you want tea or coffee? – Either is good for me.
(Bạn uống trà hay cà phê? – Cái nào cũng được hết)
3, Một số cách dùng khác của either và neither:
*NEITHER
a. neither + Noun số ít
Ở trường hợp này neither được xem như một “người xác định” cho danh từ số ít đứng sau nó.
Ví dụ:
Neither member of our group came to the meeting yesterday. (Không có thành viên nào trong nhóm chúng tôi đi
họp ngày hôm qua)
b. neither + of + đại danh từ
- Trong cấu trúc này, of luôn phải đứng giữa neither và danh từ
- Động từ phải chia ở số ít
- Chỉ có 3 đại danh từ được dùng với neither of là you, them, us
Ví dụ:
Neither of us knows that Mr. Blank passed away. (Không ai trong chúng tôi biết rằng thầy Blank đã qua đời)
Neither of you is approved for this vacancy. I’m so sorry. (Các bạn không được chấp nhận cho vị trí này. Tôi rất
tiếc)
c. neither + of + từ xác định + Noun số nhiều
Các từ xác định thường dùng trong cấu trúc này là: a, an, the, my, his, their, this, that
Lưu ý: Động từ phải chia theo ngôi thứ ba số ít (dù danh từ ở dạng số nhiều)
Ví dụ:
Neither of my friends knows how my brother looks . (Không có đứa bạn nào của tôi biết mặt anh trai tôi)
Neither of the dresses fixed me. (Không có cái váy nào vừa với tôi cả)
d. Neither … nor: Đây là một cặp liên từ tương quan, được dùng để diễn tả sự phủ định kép, không cái này cũng
không cái kia.
Ví dụ:
Neither me nor my friends want to talk with her. (Cả tôi lẫn bạn tôi đều không muốn nói chuyện với cô ta)
* EITHER
a. either + Noun số ít:
Trong trường hợp này, either được sử dụng như một từ xác định (determiner) trước danh từ số ít
Ví dụ:
A: Where do you want to have dinner, at home or outside?
B: Either option is fine for me.
(Bạn muốn ăn tối ở đâu, ở nhà hay ngoài tiệm? – Cái nào cũng được hết)
b. either + of + Đại danh từ
- Cấu trúc either of đi với một tân ngữ đại từ (thường là us, you, them)
Ví dụ:
I know Clara and Jason. Either of them loves volleyball.
(Tôi biết Clara và Jason. Cả hai bọn họ đều thích bóng chuyền)
- Either có khi được sử dụng độc lập trong câu, lúc này nó có nghĩa là người nói không quan tâm đến sự lựa chọn,
cái nào cũng được, đôi khi nó còn đi với từ “one”
Ví dụ:
A & B: We will eat out tonight. Do you want to eat seafood or pizza?
C: Either one.
(Bọn tôi tính ra ngoài ăn tối nè. Cậu muốn ăn hải sản hay pizza - Cái nào cũng ăn hết)
c. either + of + từ xác định + Noun số nhiều
Các từ xác định thường dùng trong cấu trúc này là: a, an, the, my, his, their, this, that
Ví dụ:
Either of the dishes is delicious. (Cả hai món ăn đều rất ngon miệng)
Either of his cars was broken last month. (Tháng rồi cả hai chiếc xe của anh ta đều hư hết)
d. either … or: Đây là cặp liên từ tương quan được dùng để diễn tả sự lựa chọn: hoặc là cái này, hoặc là cái kia
Ví dụ: I want to have either tea or juice. (Tôi muốn uống trà hoặc cà phê)
Ngữ Pháp Tiếng Anh: CÂU ĐIỀU KIỆN
NHỮNG KTCB VỀ CÂU ĐIỀU KIỆN:
*Câu điều kiện được dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện
được nói đến xảy ra.
*Cấu tạo:
Cấu tạo của câu điều kiện bao gồm hai mệnh đề:
- Mệnh đề If (If clause): là mệnh đề điều kiện, hay mệnh đề phụ
- Mệnh đề chính (main clause): là mệnh đề kết quả, hay mệnh đề chính
- Cách sắp xếp mệnh đề chính và mệnh đề phụ trong câu điều kiện:
If – clause, main – clause
Mệnh đề If đứng trước mệnh đề chính và cả hai được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy (hoặc chấm phẩy).
Main - clause If - clause
Mệnh đề If đứng sau mệnh đề chính thì không cần dùng dấu phẩy (hoặc chấm phẩy)
*Các từ điều kiện:
Mệnh đề điều kiện thường được bắt đầu với các từ như: if, unless (= if … not); provided (that) (= if only); so long
as (as long as); on condition that (miễn là, với điều kiện là); suppose; supposing (giả sử như); in case (trong trường
hợp); even if (ngay cả khi, dù cho)
CÁC LOẠI CÂU ĐIỀU KIỆN
• Câu điều kiện loại 0:
*Chức năng:Câu điều kiện loại 0 diễn tả một chân lý, sự việc luôn luôn đúng.
*Cấu trúc:
If clause (Simple present), main clause (simple present).
→ If + chủ ngữ 1 + động từ (chia theo chủ ngữ 1) , chủ ngữ 2 + động từ (chia theo chủ ngữ 2)
Nếu chủ ngữ là I/they/you/we thì động từ giữ nguyên.
Nếu chủ ngữ là She/he/it thì động từ phải thêm -s/-es/-ies.
Ví dụ:
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
If you heat the ice, it smelts. (Nếu bạn đun nước đó, nó sẽ tan chảy)
The water reaches 100 degree if you heat it.(Nước sẽ đạt nhiệt độ 100 độ C nếu bạn đun sôi nó)
• Câu điều kiện loại 1: diễn tả một sự việc/hành động có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Cấu trúc:
If clause (simple present), main clause (simple future).
→ If + chủ ngữ 1 + động từ (chia ở hiện tại đơn) , chủ ngữ 2 + will + V
Lưu ý:
- Will có thể được thay bằng can/may/shall/must
- Mệnh đề chính và mệnh đề if có thể đứng trước hoặc đứng sau đều được
Ví dụ:
If you take this medicine, you will feel better. (Nếu bạn uống thuốc, thì bạn sẽ thấy đỡ hơn đó)
If it stops raining, we can go out. (Nếu như trời ngừng mưa thì chúng ta có thể đi ra ngoài)
• Câu điều kiện loại 2:
- Câu điều kiện loại 2 là câu điều kiện không có thực ở hiện tại.
- Câu điều kiện loại 2 được sử dụng để diễn tả một điều không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, chỉ là một giả
thiết, một ước muốn trái ngược với thực trạng hiện tại.
Cấu trúc:
If clause S + V ( QKĐ), Main clause [S + would/ could (not) + V + …].
→ If + chủ ngữ 1 + V-ed/-d( BQT) (to be: were), chủ ngữ 2 + would/could (not) + V
Ví dụ:
- If I were you, I would help him.
- If you tried hard again, you would succeed.
• Câu điều kiện loại 3:
- Câu điều kiện loại 3 là câu điều kiện không có thực trong quá khứ.
- Câu điều kiện loại 3 được dùng để diễn tả một điều không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính ước muốn
trong quá khứ, một giả thiết trái ngược với thực trạng ở quá khứ.
Cấu trúc:
If clause QKHT, main clause (could/would + have + P2/ed)
→ If + chủ ngữ 1 + had + P2/-ed/d, chủ ngữ 2 + would/ could + have +P2/-ed
Ví dụ:
If he had studied hard, he would have passed his exams. (Nếu cậu ta học hành chăm chỉ, thì câụ ta đã đậu kỳ thi
rồi)
If I had known she was sick, I would have visited her. (Nếu tôi biết cô ấy bị bệnh, thì tôi đã tới thăm cô ấy rồi)
LƯU Ý VỀ CÂU ĐIỀU KIỆN
• Cấu trúc Unless = If … not
Lưu ý:
If … not đổi sang Unless thì mệnh đề chính (main clause) không đổi;
If đổi sang Unless thì mệnh đề chính (main clause) phải đổi sang nghĩa phủ định.
• Will/Would và Should trong mệnh đề If:
Ví dụ:
If you will/would help me, we can finish by six.(Nếu bạn chịu giúp mình, thì chúng ta có thể làm xong hết tầm 6h)
- Should được dùng trong mệnh đề if để diễn tả sự tình cờ và will được dùng trong mệnh đề chính.
Ví dụ:
- If it should rain, take the raincoat in. (Nếu trời mưa, mang áo mưa đi cho chắc)
- If the director should come in, what will we do? (Nếu mà giám đốc có xuất hiện, thì mình làm sao đây?
nếu là bài 4:
giải
Diện tích hình thang AIGE là :
(15+5)x15:2=150(m2)
Diện tích hình vuông IBEH là :
15x15=225(m2)
Diện tích hình thang BCHD là
(15+10)x15:2=187,5(m2)
Diện tích mảnh đất là:
150+225+187,5=562,5(m2)
Đ/S:........
điêu cân thiêt cua môt lop truong tot nhat la pk hêt long vi lop biêt giup đo bn ,hoc gioi ,cham ngoan,nhanh nhen
hoc tôt
Mỗi ngày, khi bước vào lớp học của mình, em đều có một cảm giác thật thân quen, gần gũi. Em gắn bó với lớp học của em đã gần một năm nay.
Lớp em nằm ở dãy lầu hai vì chúng em đã lớn, có thể di chuyển nhanh chóng khi lên xuống sân trường mỗi ngày. Nhờ lớp ở giữa dãy nên chúng em lên xuống hai bên cầu thang, bên nào cũng thuận tiện. Diện tích lớp tương đối rộng, chúng em có thể ngồi và di chuyển một cách thoải mái. Tường được quét vôi màu xanh lơ trông thật dịu mắt. Chúng em cố gắng giữ cho bức tường sạch sẽ. Vì thế có bạn nào viết, vẽ bậy lên tường, chúng em đều kịp thời nhắc nhở. Cửa lớp được làm bằng gỗ, sơn màu xanh dương, mỗi khi ra về bạn tổ trưởng không quên khép nó lại.
Bước vào lớp là ta thấy ngay bục giảng. Bục giảng được xây cao bằng xi măng, bên ngoài được tô lớp đá mài màu xanh lá cây. Góc trong của bục giảng được xây to hơn thành hình chữ L để đặt bàn giáo viên ở đó. Vì vậy ngồi trên bàn, cô giáo có thể quan sát rõ học sinh cả lớp. Phía trên bục giảng là một tấm bảng đen lớn được chia làm ba phần, ở giữa cô dạy bài mới, bên trái ôn bài cũ và bên phải là cô dặn dò bài chuẩn bị kì tới. Tấm bảng đen rất mịn, khi cô viết thì những dòng chữ bằng phấn hiện ra thật rõ ràng, đẹp đẽ. Cạnh bảng phía dưới có một cái gờ nhô ra dùng để đựng phấn, giẻ lau và hứng bụi phấn rớt xuống đó. Trên cái bục giảng này, chúng em thường xuyên lên quét dọn, lau chùi và làm bài tập khi được cô gọi lên bảng.
Bàn ghế ở phòng học được kê làm bốn dãy. Mỗi dãy có sáu cái bàn, mỗi bàn ngồi được hai học sinh. Bàn ghế được ốp mi-ca màu vàng có vân trắng, trông thật đẹp mắt. Ghế được đóng dính vào bàn trông rất gọn. Phía trên bảng đen, nơi cao nhất là ảnh chân dung Bác Hồ. Dưới một chút là dòng chữ in màu đỏ "Tiên học lễ hậu học văn". Nơi góc bảng bên phải có một ô vuông nhỏ ghi tên lớp, số bạn hiện diện, vắng mặt mỗi ngày. Bức tường cuối lớp được trang trí bởi dòng chữ: “Thầy dạy tốt, trò học tốt" cũng bằng màu đỏ. Kế đó là tấm bảng danh dự được lớp em trang trí bông hoa, màu sắc rất đẹp. Tên của năm bạn học giỏi nhất lớp theo từng thang điểm sẽ được trang trọng ghi lên đó. Gần bên là bản tin ghi thông báo hoạt động của lớp. Dưới góc lớp có thùng rác, chổi và ki hốt rác.
Vì chăm giữ vệ sinh nên lớp em từ ngoài vào trong luôn sạch sẽ. Chúng em luôn nhớ câu “Nhà sạch thì mát” đã từng được học. Cô giáo từng khen chúng em về vấn đề này. Em coi lớp như ngôi nhà của mình. Mỗi lần bước vào lớp, em lại có một cảm giác ấm áp, thân quen như gặp lại người bạn thân thiết cùng học tập, vui chơi suốt một năm học.
Chúc học tốt :
thank