K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: '' Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...'' a/ Từ ''mặt'' và từ ''hoa'' trong khổ thơ trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu là nghĩa chuyển thì chuyển theo phương thức nào? b/ Xác định các...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

'' Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...''

a/ Từ ''mặt'' và từ ''hoa'' trong khổ thơ trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu là nghĩa chuyển thì chuyển theo phương thức nào?

b/ Xác định các biện pháp nghệ thuật tu từ trong đoạn thơ trên và phân tích giá trị thẩm mĩ của nó trong mạch cảm xúc của bài thơ. (Viết thành đoạn văn)

Câu 2: Trong bài thơ ''Mùa xuân nho nhỏ'' thanh hải viết:

'' Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc"

Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng một bài văn ngắn.

Câu 3: Bài hát ''Một đời người, một đời cây" của nhạc sĩ Trần Long Ẩn có đoạn:

''...Ai cũng có một thời trẻ trai

Cũng từng nghĩ về đời mình

Phải đâu may nhờ rủi chịu?

Phải đâu trong đục cũng đành?

Phải không em? Phải không anh?...''

Suy nghĩ của em về lời hát trên.

Câu 4: Hãy tưởng tượng em là bé Đản (trong truyện "Người con gái Nam Xương") năm 20 tuổi, trong một lần đến miếu Vũ Nương viếng mẹ, được gặp lại mẹ của mình. Em hãy kể lại buổi gặp gỡ ấy.


0
Bài 2. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới:                   “ Đêm nay rừng hoang sương muối                     Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới                    Đầu súng trăng treo”Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên?Câu 2: Từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính?Câu...
Đọc tiếp

Bài 2.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

                   “ Đêm nay rừng hoang sương muối

                     Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

                    Đầu súng trăng treo

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên?

Câu 2: Từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính?

Câu 3: Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao Chính Hữu lại dùng từ “chờ” mà không dùng từ “đợi”?

Câu 4: Nêu ý nghĩa của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”?

Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu, theo phương pháp T-P-H, phân tích biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí qua 3 câu thơ trên. Đoạn văn có khởi ngữ, phép lặp để liên kết câu – chỉ rõ.

2
17 tháng 3 2022

1. PTBĐ: Biểu cảm.

2. Hình ảnh: Rừng hoang sương muối, Trăng treo.

Em tham khảo:

3. 

Nguồn Hoidap247

Trong câu thơ "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới", Chính Hữu lại dùng từ "chờ" mà không dùng từ "đợi" vì từ "đợi" có nghĩa mong đợi người nào đó đến, còn từ "chờ" là luôn sẵn sàng chờ sự vật, hành động . Đối diện cảnh núi rừng lạnh lẽo và hoang vu và hoàn cảnh chiến đấu nguy hiểm, những người lính cùng sát cánh bên cạnh nhau. Đồng thời cho thấy được tâm thế chủ động, sẵn sàng. Họ cùng nhau làm mờ đi khó khăn, mà hướng đến sự độc lập, tự do.

4. 

Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng: Đầu súng trăng treo. Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu.

5. 

Ba câu cuối là ba câu thơ hay nhất, là sự kết tinh cao quý của tình đồng chí. Giữa không gian tĩnh lặng về đêm giữa núi rừng bao la, là hình ảnh của người lính, khẩu súng và vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính phục kích, chờ giặc, đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Đối với họ (Khởi ngữ) , tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối giá rét. Súng và trăng là hai hình ảnh mang tính biểu trưng, được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu, chất trữ tính, chiến sĩ và thi sĩ… Súng là biểu tượng cho chiến tranh khốc liệt, cho những đau thương thì trăng với ánh sáng chan hòa lên cảnh vật muôn nơi lại thể hiện cho mơ ước về cuộc sống thanh bình. Và (Phép nối) hình ảnh “Đầu súng trăng treo”  trong câu kết cuối bài như gợi lên một nhịp lắc chông chênh, lơ lửng, có lúc ánh trăng sát gần, khi lại được đẩy lên cao trên vòm trời rộng lớn. Phải chăng, không có gì ngăn được ước mơ về sự tự do, thanh bình của những người chiến sĩ dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất họ đang phải đối diện ?

17 tháng 3 2022

1. PTBĐ: biểu cảm

2. Từ ngữ, hình ảnh thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính: rừng hoang sương muối, chờ giặc tới.

3. Từ "chờ" cho thấy tư thế chủ động, sẵn sàng đón đợi giặc. Từ "đợi" cho thấy tư thế bị động hơn. Chính vì vậy, sử dụng từ "chờ" sẽ làm nổi bật được tinh thần của người lính.

4. "Súng” là vũ khí, biểu tượng của chiến tranh, “trăng” là hình ảnhbiểu tượng cho thiên nhiên, cho hòa bình. Ở đây có sự hòa hợp giữa hai hình ảnh trăng và súng làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính, vừa nói lên ý nghĩa của việc họ cầm súng chiến đấu là bảo vệ cho cuộc sống thanh bình nơi quê hương. Hình ảnh vừa tả thực vừa lãng mạn.

5. HS viết đoạn văn, chú ý hình thức tổng phân hợp, có khởi ngữ, phép lặp để liên kết câu.

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Cháu chiến đấu hôm nay”Câu 1: Hãy chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.Câu 2: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu xuất xứ của văn bản? Câu 3: Em hiểu thế nào là điệp ngữ? Chỉ ra điệp ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết đó là dạng...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Cháu chiến đấu hôm nay”

Câu 1: Hãy chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.

Câu 2: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu xuất xứ của văn bản?

 

Câu 3: Em hiểu thế nào là điệp ngữ? Chỉ ra điệp ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào? Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp điệp ngữ trên.

 Câu 4: Vì sao người cháu có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu của mình còn là “Vì tiếng gà cục tác. Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Câu 5: Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình bà cháu trong bài thơ.

Câu 6: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản

1
4 tháng 12 2021

1. Thơ em lại tự xem trong SGK nhé!

2. 

Em tham khảo:

Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh

3. Khái niệm điệp ngữ em cũng tự xem lại nhé!Em tham khảo:

 Biện pháp tu từ: điệp ngữ "Vì" và liệt kê những hình ảnh "tình yêu tổ quốc, xóm làng thân thuộc, bà, tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ"

Tác dụng: nhấn mạnh những mục đích và động lực để người lính vững chắc tay súng bảo vệ tổ quốc, đó là tình yêu tổ quốc, tình yêu xóm làng, tình yêu bà, tình yêu đối với những kỷ niệm tuổi thơ. Nhờ những biện pháp tu từ này mà động lực chiến đấu của người lính hiện lên vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.

4. Vì người cháu chiến đấu vì bà, vì tuổi thơ cùng với bà

5. 

Em tham khảo:

Tình cảm bà cháu thật sâu đậm. Bà là người tần tảo, chịu thương, chịu khó chăm chút từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống dù còn nhiều khó khăn. Bà cố gắng dành dụm, chắt chiu để dành từng con gà, quả trứng để mua cho cháu bộ quần áo mớiBà luôn chăm lo cho cháu dù cuộc sống có nhiều khó khăn. Còn người cháu thì luôn yêu thương và nhớ đến bà, biết ơn bà. Dù khi đi xa quê hương nhưng người cháu vẫn luôn nhớ đến bà, nhớ quê hương.

6. 

Em tham khảo:

Nội dung

Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước

Nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ tạo nên cách diễn đạt tình cảm tự nhiên

- Hình ảnh thơ bình dị, chân thực

- Sử dụng điệp từ

ĐỀ SỐ 1:Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.Lom khom dưới núi, tiều vài chú,Lác đác bên sông, chợ mấy nhà... ”(Ngữ Văn 7, tập một, trang 102, NXB Giáo dục Việt Nam)Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào?Câu 2. Tác giả của bài thơ đó là ai?Câu 3. Bài thơ có khổ thơ trên được viết theo thể thơ gì?Câu 4. Các...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 1:

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà... ”

(Ngữ Văn 7, tập một, trang 102, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào?

Câu 2. Tác giả của bài thơ đó là ai?

Câu 3. Bài thơ có khổ thơ trên được viết theo thể thơ gì?

Câu 4. Các từ: lom khom, lác đác thuộc loại từ gì?

Câu 5. Nội dung của đoạn thơ trên?

Câu 6. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ tác giả sử dụng trong câu thơ: “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.

Câu 7. Từ đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn từ 4-6 câu trình bày suy nghĩ của mình về nội dung câu thơ “Một mảnh tình riêng ta với ta

ĐỀ SỐ 3:

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

1) Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?

2) Bài thơ được làm theo thể thơ nào ? Nêu biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ.

3) Hai câu thơ cuối bài thơ đã biểu hiện tâm trạng gì của tác giả ?

4) Qua bài thơ, em cảm nhận được gì về tâm hồn và phong thái của Bác Hồ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

5) Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của thiên nhiên được miêu tả trong hai câu thơ đầu của bài thơ “Rằm tháng giêng” (Hồ Chí Minh).

ĐỀ SỐ 4:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Cháu chiến đấu hôm nay

lòng yêu Tổ quốc

xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng  bà

 tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

Câu 1: Em hãy cho biết đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Của ai?

Câu 2: Hãy tìm điệp ngữ trong đoạn thơ trên và nói rõ đó là dạng điệp ngữ gì? Nêu tác dụng của phép điệp ngữ vừa tìm được.

Câu 3: Nêu nội dung của đoạn trích trên.

Câu 4: Qua đoạn trích trên, em hãy nêu cảm nghĩ của mình về tình bà cháu bằng một đoạn văn ngắn.

0

bài làm

cảm nghĩ:bài thơ trên nói lên tình cảm sâu sắc của mình với bố sau 6 tháng đi sa nói lên sự hiếu thảo của người con không quên công ơn dưỡng dục của cha mẹ 

người con đi xa mà trong lòng nhớ cha chỉ còn biết nhớ lại những năm tháng nằm trên võng

người con muốn nói cho bố biết người con sắp trở về rồi nên bố đừng mong nữa 

đoạn thơ cuối nói lên người con sẽ về vào mùa hè năm nay

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới:  "Đêm nay rừng hoang sương muối  Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới  Đầu súng trăng treo " Câu 1 (0.5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên.  Câu 2 (1.5đ): Từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính?  Câu 3 (3.0đ): Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới:  "Đêm nay rừng hoang sương muối  Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới  Đầu súng trăng treo "

Câu 1 (0.5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên. 

Câu 2 (1.5đ): Từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính? 

Câu 3 (3.0đ): Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao Chính Hữu lại dùng từ “chờ” mà không dùng từ “đợi”?

Câu 4 (5.0đ): Viết đoạn văn bày tỏ cảm xúc suy nghĩ của em về vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội được thể hiện qua đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép và 1 câu bị động (gạch chân và chú thích rõ).

Mọi người giúp mình với ạ, mình cần gấp trong 15'

0
15 tháng 9 2023

a. có tác dụng : giải thích lý do vì sao n/v "em " lại yêu màu nâu.

b . Vẻ đẹp đất nước : tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng , luôn là hình ảnh quê hương đáng nhớ của mỗi con người .

Con người Việt Nam : chăm chỉ , cần cù , có tấm lòng giúp đỡ yêu thương mọi người bát ngát,

 Tình cảm của bạn nhỏ dành cho mẹ, cho quê hương mình :

+ Bạn là người rất yêu thương mẹ của mình và quê hương của mình thông qua việc bạn yêu màu " nâu " như thế nào.

15 tháng 9 2023

thanks bạn nha

BT1. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới                                              “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa,                                                Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.                                                Cảnh khuya như vẽ người chưa...
Đọc tiếp

BT1. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

                                              “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

                                                Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

                                                Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

                                                 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

                                                                  (“Cảnh khuya” – Hồ Chí Minh)

     Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ gì?  Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ đó?

 

     Câu 2. Nêu nội dung chính của bài thơ trên?

 

     Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

                                             “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

                                                Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

 bucminh

0

Nội dung : Nhấn mạnh mục đích của cuộc chiến đấu mà anh chiến sĩ tham gia : anh cầm súng chiến đấu vì những lý tưởng đẹp đẽ, lớn lao : tình yêu quê hương đất nước nhưng cũng vì những điều gần gũi, bình dị quen thuộc, những người gần gũi thân yêu. Đó là những mục đích chính đáng đẹp đẽ. Đó cũng là những minh chứng để khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc háng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược mà dân tộc ta đang tiến hành lúc bấy giờ.