làm văn giúp mình nhé
Đề 1:tả cây lúa Việt Nam
Đề 2:Con trâu
Đề .3:DV nuôi ở quê em
Đề 4:1 nét đặc sắc trong di tích thắng cảnh quê em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Trình tự thgian: từ lúc cấy đến lúc lúa trổ bông
đặc sắc: Tập trung tả cảnh đồng lúa khi chín vàng rực, cảm giác yên bình, mùi thơm thoang thoảng,.......
b) Cánh đầm sen: trình tự ko gian: tả từ dòng nc đến những bông hoa sen
đặc sắc: mặt nc long lanh, hòa tan cùng ánh mặt trời, mùi hương dịu nhẹ k hôi tanh của hoa, vẻ đẹp bông hoa sen trong nắng,...
c) Trình tự ko gian: từ đầu đường đến cuối đường
đặc sắc: những hàng cây bên đg, những sự vật, sự vc diễn ra trên đg đến trg, những cảnh quen thuộc,.....
Mình cho bài văn lun nhé
aQuê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng nó luôn là cảnh tượng đẹp nhất trong lòng tôi. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như gìn giữ nó. Một nét đẹp giản dị mộc mạc mang màu xanh của hòa bình
Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu xanh hòa bình êm dịu bất cứ ai cũng yêu mến khi ngắm nhìn nó. Một hình ảnh quá đỗi quen thuộc của làng quê khiến cho những ai sinh ra ở đây thì sẽ không thể quên được nó. Cánh đồng lúa quê tôi được chia thành những ô nhỏ, những bờ ruộng vuông vắn với bờ cao được những người nông dân đắp cao để ngăn không cho nước chảy ra khỏi ruộng. Những cây lúa cứ thế không lo hết nước sinh trưởng và phát triển tốt.
Khi cây lúa mới được trồng lên ngọn của nó nhỏ nhắn thân mền trước gió, nếu gió to có thể gẫy cây bất cứ lúc nào. Những cây lúa non ấy chỉ khi qua mấy tuần nó sẽ cứng chân lên, xanh tốt và đẹp đẽ. Cái màu xanh non của lúa mớitrông thật dễ mến làm sao. Cả đồng lúa mơn man một màu xanh nhẹ nhàng như thế, một màu xanh dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế. Có những lúc cơn gió kia vội vàng thổi làm cho đồng lúa như múa reo vì những lá lúa non đua nhau phấp phới như múa như reo hay chính là nó đang vung vẫy nổi dậy để lớn lên?
Khi cây lúa lớn hơn những cây khác mọc lên thành khóm lúa, những khóm lúa có màu xanh đậm hơn, cứng cáp hơn dày dặn hơn. Thân vẫn không thiếu đi độ mềm dẻo khi có những cơn bão trở về từng khóm lúa bám chặt vào đất mặc cho sức gió lúa vẫn phát triển lớn lên. Khi cơn bão qua đi thì cánh đồng lúa không còn thẳng một màu được nữa vì cũng có những cây lúa đã đổ xuống. thế nhưng nó không chết đi mà nó vẫn gượng dậy và phát triển cho ra những hạt thóc vàng mùa bội thu. Cũng có những cây lúa nghiêng ngả đã vững vàng trước sóng gió đứng thẳng được dậy.
Thời này là nơi đẹp nhất người ta gọi nó là thời con gái, những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa, cái món mà lũ trẻ trâu chúng tôi thường hay ăn, mùi của nó thơm thơm, vị của nó ngọt ngào, ngọt cái ngọt riêng của thóc lúa mà không có cái nào giống được. Dân làng tôi gọi nó là đòng đòng, những nhánh đòng đòng dấu mình bên trong thân lúa giống như những cô gái thẹn thùng nép nép ngượng ngùng. Không chỉ thế gọi nó là thời con gái vì lúc này lúa dẻo dai nhất đẹp nhất, nhìn cả cánh đồng với màu xanh đậm ai cũng sẽ chạnh lòng nghĩ về một thời tuổi thơ trên cánh đồng xanh mượt này.
Còn khi đồng lúa có màu vàng đòng nghĩa là lúa đã đến mùa gặt, những bông lúa nặng trĩu trên tay vàng chói như những bông vàng, hạt châu báu của dân làng tôi. Cả đồng lúa tràn ngập sắc vàng, có chỗ vàng tươi, có chỗ lại vãng sẫm, có chỗ vàng xen lẫn xanh. Khi những cơn gió ùa về như nổi nhớ cả cánh đồng rì rào uốn lượn như từng lớp sóng đầy nhau về phía bờ. Thân lúa lúc này vững chải, người ta không thể lấy tay nhổ được nữa mà phải lấy liềm cắt. những bó lúa được xếp thành những lượm lúa nhỏ tuyệt đẹp. Lúa chín đều vui vẻ một mùa bội thu cho nhân dân. Nó giống như hạt ngọc của quê tôi vậy
Tôi rất yêu cánh đồng quê hương, nó không chỉ là chỗ để nhân dân tăng gia sản xuất mà nó còn là cánh đồng lúa xanh mướt, là cánh đồng tuổi thơ, cánh đồng kỉ niệm của cá nhân tôi cũng như của những người sinh ra trên quê hương cánh đồng lúa. Càng ngày tôi càng nhận thấy vẻ đẹp của nó và tôi biết nó đã chiếm một phần nào đó trong tái tim tôi.
b.Tự làm
c.Tự làm vì minh ko đử thời gian để đánh nhé
Chùa Một Cột được công nhận là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á vào năm 2012. Ngôi chùa Một Cột, hiện đang tọa lạc trên đường Đội Cấn, Ba Đình cũng là ngôi chùa cổ kính, nằm giữa lòng Hà Nội.
Theo Đại Sử Việt kí toàn thư, chùa Một Cột được xây dựng vào năm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo I (1049) dưới thời vua Lý Thái Tông. Ông đã nằm mộng thấy Phật Quan Âm trên tòa sen đưua tay dắt vua lên tòa. Tỉnh dậy vua kể cho các quan nghe và được khuyên làm chùa, dựng cột đá giữa hồ, làm tòa sen như của Phật Bà Quan Âm. Chùa xây xong, tượng Phật vàng lấp lánh được đặt bên trong, các sư đi quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho vua trường thọ. Chính vì thế nên chùa Một Cột còn có tên chữ là Diên Hựu (có nghĩa là phúc lành dài lâu)
Theo nhiều nhà nghiên cứu và cả các tài liệu sử, lối kiến trúc của chùa Một Cột đã có từ trước thời nhà Lí. Đó là ngôi chùa Nhất Trụ mà con gái vua Đinh Tiên Hoàng tu hành. Trải qua năm tháng, chùa Một Cột có bị phá hủy trong hai cuộc chiến chống Pháp, chống Mĩ và đã được trùng tu nhiều lần. Và kết cấu của chùa sau khi trùng tu vẫn giữ được cơ bản như trước. Ban đầu, chùa được làm bằng gỗ, bên trong đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Hiện nay, chùa Một Cột gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong, dựng trên cột cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất), đường kính 1.2m có cột đá là hai khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ đá làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên, Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có Lưỡng long chầu nguyệt. Xung quanh ao, nơi chùa Một Cột được dựng nên, được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh.
Trong quá khứ, chùa Một Cột với những đường nét trạm trổ tinh tế và hình ảnh “lưỡng long chầu nguyệt” trên mái chùa thể hiện khao khát được hòa bình, phúc lành dài lâu và ước mong chinh phục thiên nhiên vũ trụ của con người xưa. Còn ở hiện tại, chùa Một Cột trở thành một di sản văn hóa, một biểu tượng của thiền triết và Phật giáo của Việt Nam. Đây cũng là ngôi chùa nằm trong danh sách những điểm tham quan du lịch không thể bỏ lỡ của những vị khách lần đầu ghé thăm Hà Nội - thủ đô ngàn năm Văn hiến của người Việt.
Back to top
Bài mẫu 2: Giới thiệu về chùa Dâu
Chùa Dâu được coi là nơi rất thiêng liêng nên đã có lần chùa được gọi là Diên Ứng tự (tức cầu gì được nấy). Điều đó đã được minh chứng qua các đời vua của triều đại xa xưa cũng từng về chùa Dâu như vua Lý Thánh Tông cầu tự (tức cầu con) và gặp được nguyên phi Ỷ Lan khi đi thuyền trên sông Dâu. Năm Đinh Tị 1737 có rất nhiều vua chúa cung tần mĩ nữ qua lại lễ Phật cầu đảo thăm chùa, vãn cảnh,...
Bài làm
Có ý kiến cho rằng: Trong nền văn hóa cổ nước ta có rất nhiều viên ngọc bị che lấp bởi lớp bụi thời gian mà nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm tòi, bảo vệ cho nó sáng mãi. Khu di tích lịch sử văn hóa chùa Dâu là một viên ngọc như thế.
Xây dựng từ những năm đầu Công nguyên, chùa Dâu lại mang một giá trị đặc biệt của trung tâm truyền giáo đạo Phật đầu tiên ở nước ta. Chùa Dâu nay thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh xưa thuộc Tống Khương, huyện Luy Lâu, quận Giao Chỉ.
Từ xa xưa người dân nơi đây thường sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm, dân gian vẫn thường gọi là vùng dâu hoặc kẻ dâu. Chất mộc mạc thôn dã và giản dị nơi đây đã góp phần không nhỏ tạo lên nét đẹp dân gian tự nhiên của chùa. Khoảng đầu Công nguyên một số nhà sư từ Ấn Độ đi theo đường biển vào Luy lâu để truyền đạo. Nhanh chóng chùa đã trở thành một trung tâm truyền giáo đạo Phật đầu tiên để từ đây lan rộng sang Lạc Dương (Trung Quốc) và một số nơi khác. Bấy nhiêu thôi cũng đã đủ làm cho chúng ta tự hào và trân trọng bởi ý nghĩa của giá trị văn hóa nơi đây. Nhưng không dừng lại ở đó, chùa còn đào tạo được 500 vị tăng ni, dịch được 15 bộ kinh, làm được hàng chục bảo tháp có các vị cao tăng nổi tiếng đã đến đây trụ trì như Mâu Bát, Pháp Hiền,:) Chi Y Cương Nương, Khâu Đà La... Ban đầu chùa Dâu chỉ là một cái am nhỏ, sau phát triển lên thành một ngôi chùa với tên gọi đầu tiên là Cổ Châu tự (nghĩa là một viên ngọc quý). Đến thế kỷ thứ II sau Công nguyên (khoảng 187-226, thời Sỹ Nhiếp) hệ tư pháp được ra đời chùa Dâu thời bà Pháp Vân nên gọi là Pháp Vân tự.
Vào thế kỷ XIV (1313), có thể nói đây là đợt hưng công lớn nhất. Dưới đời vua Trần Nhân Tông, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã cho xây lên chùa to lớn như ngày nay: Chùa có hàng trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp mà bao đời nay khách từ muôn phương vẫn về đây chiêm ngưỡng. Hành động ấy, việc làm ấy của ông cha ta thời xưa đã thể hiện ý thức dân tộc, sự tôn trọng, đề cao văn hóa, bản sắc dân tộc.
Chùa Dâu được coi là nơi rất thiêng liêng nên đã có lần chùa được gọi là Diên Ứng tự (tức cầu gì được nấy). Điều đó đã được minh chứng qua các đời vua của triều đại xa xưa cũng từng về chùa Dâu như vua Lý Thánh Tông cầu tự (tức cầu con) và gặp được nguyên phi Ỷ Lan khi đi thuyền trên sông Dâu. Năm Đinh Tị 1737 có rất nhiều vua chúa cung tần mĩ nữ qua lại lễ Phật cầu đảo thăm chùa, vãn cảnh,...
Với diện tích khoảng 1730m2 trên khu đất rộng bằng phẳng nằm cạnh sông Dâu, chùa được xây dựng mang đậm phong cách nghệ thuật, kiến trúc của thời Lý, Trần do được tu sửa vào thời kỳ này. Quan trọng nhất là tháp Hòa Phong, tháp có chín tầng song trải qua thời gian lịch sử lâu dài nay chỉ còn ba tầng có chiều cao khoảng 15m. Chân tháp hình vuông, trong lòng tháp có bốn bệ gạch bốn bên, trên mỗi bệ là một tượng hộ pháp bằng gỗ cao 1,6m. Ở tầng hai của tháp có biển đá khắc chữ "Hòa Phong tháp". Đặc biệt hơn nữa tháp dùng để đặt các xá lị, bên trên là một chiếc khánh đồng và một chiếc chuông đồng lớn có niên đại từ 1893. Màu thời gian đã bao phủ lên tháp những lớp rong rêu xanh màu cổ kính. Song có thể nói giá trị của tháp Hòa Phong trong quần thể di tích chùa Dâu là không nhỏ bởi đã gây sự chú ý đặc biệt của khách du lịch thăm quan từ bốn phương về đây.
Đến với chùa Dâu ngoài cảnh quan đồ sộ, chúng ta còn được chiêm ngưỡng những pho tượng quý giá như Pháp Vân, Kim Đồng, Ngọc Nữ, những bức phù điêu chạm khắc trên những bức trống, cốn, giá chiêng mà ngày nay ít khi có được. Tất cả đều được tạc và rèn đúc rất tinh xảo trong bàn tay các nghệ nhân đời xưa. Tiêu biểu đó là tượng Pháp Vân cao 1m85cm tạo trong thế ngồi ở tòa sen toàn thân sơn màu cánh dán. Với chân dung tai to, lông mày cong lá liễu, cổ cao ba ngấn tay phải dơ 5 ngón lên trời, trong lòng bàn tay có một viên ngọc sáng. Nét thanh thoát, mềm mại của bức tượng đã toát lên vẻ nhân từ, độ lượng của nhà Phật thiêng liêng, cao quý. Ta còn nhận thấy rằng tín ngưỡng phật giáo Ấn Độ đan xen trong tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam như thờ các vị thần: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Gửi gắm vào đó là những mong ước cho mùa màng bội thu, cơm no áo ấm cho mọi chúng sinh của nhân dân khi trời đất được mưa thuận, gió hòa.
Một điểm đáng nói nữa trong công trình kiến trúc của chùa Dâu là hình trạm trổ trên đá. Đó là phong cảnh thiên nhiên chim muông, hoa lá, đặc biệt là rồng. Theo một số nhà nghiên cứu thì một số hiện vật bằng đá, gạch đất nung trang trí có hình vẽ rồng phần lớn là kiến trúc nghệ thuật rồng có niên đại vào thời Lý Trần. Con rồng không chỉ là biểu tượng văn hóa quý trong di sản văn hóa vật thể mà còn hiện diện rất phong phú trong di sản văn hóa phi vật thể. Nó đi vào đời sống hôm nay như một nhu cầu văn hóa không thể thiếu trong các lễ hội. Ngày nay kiến trúc của chùa Dâu vẫn giữ nguyên như cũ: Nhà tiền thất, tháp Hòa Phong, Tiền Đường, tòa Tam Bảo, Thượng Điện, Hạ Điện, Hậu Đường, hai dãy hành lang,... Tuy nhiên thì cầu chín nhịp và Điện Tam quan đã không còn. Hằng năm cứ vào ngày 8 tháng 4 âm lịch, không ai bảo ai người dân từ thập phương đều kéo về nơi đây lễ Phật cầu may. Đó cũng là ngày hội chính của chùa Dâu, ngày mà bà Man Nương sinh hạ.
Hội Dâu mở trong 3 ngày: mồng 7, mồng 8, mồng 9 âm lịch với một quy chế rất chặt chẽ. 11 kiệu Phật được rước ra ngoài trời, đi khắp 12 làng xã trong Tổng Khương. Các kiệu Phật được phong áo rất lộng lẫy uy nghi. Gắn với lễ hội còn có các trò chơi dân gian như thi cướp nước, múa trống, múa gậy, múa sư tử. Ban đêm có hát chầu văn, hát chèo, hát trống quân,... Đi theo các pho tượng rước còn có các tán, long, tù và, trống chiêng... tất cả đã tạo nên cho ngày hội thêm đông vui, náo nhiệt.
Về với chùa Dâu ta còn được nghe kể rất nhiều chuyện, truyền thuyết dân gian về Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, về sự tích giữa ông Khâu Đà La và bà Man Nương đầy ly kỳ, hấp dẫn. Trong hiện tại và tương lai chùa Dâu mãi là một nơi mang đậm màu sắc dân tộc Việt Nam, là một nơi mang nhiều ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Không biết tự bao giờ, hội Dâu đã thành lịch trong dân gian với những câu ca quen thuộc:
Mồng bảy hội Khám
Mồng tám hội Dâu
Mồng chín đâu đâu
Cũng về hội Gióng.
Đồng thời chùa Dâu - hội Dâu đã trở thành tiếng gọi tâm linh đối với tất cả mọi người:
Dù ai đi đâu, về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Tháng tư, ngày tám, nhớ về hội Dâu. Ngược dòng lịch sử, bóc trần từng lớp bụi thời gian ta mới thấy hết được ý nghĩa và vẻ đẹp truyền thống của khu di tích văn hóa chùa Dâu. Tôi tin rằng cả ngày hôm nay và mai sau viên ngọc quý đó sẽ mãi được trường tồn và bảo vệ bởi những lớp người tiến bộ của xã hội chủ nghĩa. Để chùa Dâu xứng đáng với tên gọi là một trung tâm phật giáo đầu tiên của nước ta. Niềm tự hào ấy không chỉ của những người dân Kinh Bắc mà của cả dân tộc, của cả trang sử vẻ vang trong nét đậm đà bản sắc quê hương.
Back to top
Bài mẫu 3: Thuyết minh về đền Chèm, Đông Ngạc, Từ Liêm
Đền Chèm nổi tiếng linh thiêng nên mùa lễ hội năm nào cũng vậy, khách hành hương đổ về đây đông nườm nượp, dâng hương tưởng nhớ tới vị anh hùng cứu nước và cầu xin Ngài ban cho những điều tốt lành, may mắn. Đây cũng là biểu hiện truyền thống tốt đẹp Uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
Bài làm
Làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội có đền Chèm là một trong những ngôi đền cổ nhất nước, đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia.
Hàng ngàn năm nay, đền Chèm vẫn vững vàng tọa lạc trong một khu đất rộng cây cối xanh tươi ven sồng Hồng. Quy mô ngôi đền xứng đáng với tài đức của người anh hùng Lí Thân đã có nhiều công lao trong việc dẹp giặc ngoại xâm trong buổi đầu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Tương truyền rằng, ông đã được An Dương Vương phong tước Đại Vương. Sau khi ông qua đời, nhân dân trong vùng lập đền thờ, tôn ông như một vị thánh.
Du khách đến thăm, từ xa nhìn lại đã thấy bốn cây cột trước mặt đền sừng sững in bóng trên nền trời xanh. Mái đền được lợp bằng ngói vảy cá, thời gian đã phủ lên một lớp rêu phong cổ kính. Các đầu đao cong vút nhẹ nhàng, thanh thoát tựa dáng rồng bay. Trên nóc tam quan, đôi rồng được cân bằng sứ rất đẹp được đặt ở thế lưỡng long chầu nguyệt, trông sinh động vô cùng!
Bên trong đền, hệ thống cột và xà ngang, xà dọc được chạm trổ khéo léo, tinh vi. Có thể nói các nghệ nhân xưa đã dồn cả tâm huyết của mình vào đó. Trên bàn thờ, chính giữa là chiếc lư đồng hồ ngàn tuổi, chứng minh cho kĩ thuật đúc đồng đạt tới trình độ cao của tổ tiên từ xa xưa. Trước bàn thờ là cặp hạc rất lớn đứng chầu.
Đi sâu vào gian sau, ta sẽ thấy có hai bức tượng sơn son thếp vàng dung mạo và tư thế uy nghi, đường bệ. Đó là tượng của Thượng Đẳng Thiên Vương Lí Thân và phu nhân là công chúa nước Tần tôn là Bạch Tinh Dư. Giai thoại kể rằng, sau khi giúp vua Tần phương Bắc đánh tan giặc Hung Nô, Lí Thân đã được vua Tần gả con gái cho và nàng đã theo chồng về phương Nam xa xôi, trở thành nàng dâu hiền thảo của đất Đại Việt.
Đền Chèm nổi tiếng linh thiêng nên mùa lễ hội năm nào cũng vậy, khách hành hương đổ về đây đông nườm nượp, dâng hương tưởng nhớ tới vị anh hùng cứu nước và cầu xin Ngài ban cho những điều tốt lành, may mắn. Đây cũng là biểu hiện truyền thống tốt đẹp Uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
Back to top
Bài mẫu 4: Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội
Trải qua bao thăng trầm và những biến cố của lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không còn nguyên vẹn như xưa. Những công trình thời Lý, thời Lê hầu như không còn nữa. Song Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những nét tôn nghiêm cổ kính của một trường đại học có từ gần 1000 năm trước của Hà Nội.
Bài làm
Trong số hàng nghìn di tích lịch sử của Hà Nội, hơn 500 di tích đã được xếp hạng, thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam.
Theo Đại Việt sử ký, vào mùa thu năm Canh Tuất - 1070, Vua Lý Thánh Tông đã cho khởi công xây dựng Văn Miếu để thờ các bậc tiên thánh tiên hiền, các bậc nho gia có công với nước, trong đó có thờ Khổng Tử - người sáng lập ra nền nho giáo phương Đông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Sáu năm sau - năm 1076, Vua Lý Nhân Tông quyết định khởi xây Quốc Tử Giám - một trường Nho học cao cấp nhất hồi bấy giờ nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự chọn lựa đầu tiên của triều đình phong kiến Việt Nam về vấn đề giáo dục, đào tạo con người Việt Nam theo mô hình Nho học châu Á.
Hiện trong di tích còn có 82 tấm bia đá, trên đó được khắc tên của 1306 vị đã từng đỗ tiến sĩ trong 82 kỳ thi từ giữa năm 1484 và 1780. Cũng trên các tấm bia này đã ghi lại người đỗ tiến sĩ cao tuổi nhất trong lịch sử là ông Bàn Tử Quang. Ông đỗ tiến sĩ khi 82 tuổi. Người trẻ nhất là Nguyễn Hiền, quê Nam Trực (Nam Định), đậu trạng nguyên năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên ứng Chính bình thứ 16 ( tức năm 1247) dưới triều Trần Thái Tông khi đó mới 13 tuổi. Từ đó Văn Miếu cùng Quốc Tử Giám - được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đã tồn tại đến thế kỷ 19.
Tọa lạc trên khuôn viên hơn 54.000m2, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm giữa bốn dãy phố, cổng chính ở đường Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học, phía Đông giáp phố Tôn Đức Thắng, phía Tây là phố Văn Miếu. Bên ngoài có tường vây bốn phía, bên trong chia làm 5 khu vực. Khu vực 1 gồm có Văn hồ (hồ văn); Văn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng, cổng có ba cửa, cửa giữa to cao và xây hai tầng, tầng trên có ba chữ Văn Miếu môn. Khu vực thứ hai, từ cổng chính đi thẳng vào cổng thứ hai là Đại Trung môn, bên trái là Thánh Dực môn, bên phải có Đạt Tài môn. Tiếp trong là Khuê Văn Các (được xây dựng vào nǎm 1805). Khu vực 3 là giếng Thiên Quang (Thiên Quang Tỉnh có nghĩa là giếng trời trong sáng). Tại khu vực này có 82 bia Tiến sĩ dựng thành hai hàng, mặt bia quay về giếng, là một di tích thật sự có giá trị. Qua cửa Đại Thành là vào khu vực thứ 4, cửa Đại Thành cũng mở đầu cho những kiến trúc chính như hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, chính giữa là Toà Đại Bái đường, tạo thành một cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và truyền thống. Xưa, đây là nơi thờ những vị Tổ đạo Nho. Khu trong cùng là nơi giảng dạy của trường Quốc Tử Giám thời Lê, nhiều thế hệ nhân tài "nguyên khí của nước nhà" đã được rèn giũa tại đây. Khi nhà Nguyễn dời trường Quốc học vào Huế, nơi đây dùng làm đền thờ Khi Thánh (cha mẹ Khổng Tử), nhưng ngôi đền này đã bị hư hỏng hoàn toàn trong chiến tranh...
Điều đáng mừng là trong nǎm 2000, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khởi công xây dựng Thái học đường với giá trị 22 tỷ đồng. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2003 nhằm làm cho khu di tích Vǎn Miếu - Quốc Tử Giám ngày càng hoàn chỉnh hơn, đúng với tầm cỡ và vị trí của di tích. Công trình này mang tính yêu cầu của thời đại, đó là công trình mới nhằm tôn vinh nền văn hoá của dân tộc. Những người đời sau đến đây có được những giây phút tưởng niệm những người đã có công sáng lập và xây dựng nền giáo dục Việt Nam.
Trải qua bao thăng trầm và những biến cố của lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không còn nguyên vẹn như xưa. Những công trình thời Lý, thời Lê hầu như không còn nữa. Song Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những nét tôn nghiêm cổ kính của một trường đại học có từ gần 1000 năm trước của Hà Nội, xứng đáng là khu di tích vǎn hoá hàng đầu và mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
B
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các công trình kiến trúc đồ sộ ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Nhưng bên cạnh những công trình ấy, vẫn tồn tại những kiến trúc cổ kính. Đó là những di tích còn lưu lại trong dòng chảy của thời gian. Di tích Cầu Ngói – Chùa Lương của Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định quê tôi là một trong số đó. Cây cầu cổ ấy chính là niềm tự hào của quê hương tôi.
Cầu Ngói nằm trong quần thể di tích nổi tiếng Cầu ngói – Chùa Lương – Chợ Lương – Chùa Phúc Hải – Giếng đá Phúc Hải và trên 20 nhà thờ công giáo đẹp lộng lẫy nổi tiếng tại địa phận Quần Anh xưa, nay là xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tính Nam Định. Cầu Ngói hình thành cùng chùa Lương, gắn liền với công cuộc khai hoang lấn biển 500 năm trước ở vùng biển Hải Hậu, từ khi người dân về đây mở đất dựng làng. Khi công cuộc ấy của tổ tiên đã hoàn thành thì các cụ nghĩ ngay đến việc dựng cầu mở chợ. Cầu khi đó được bắc qua con sông Trung Giang, một con sông nhỏ chạy dọc theo xã Hải Anh.
Cầu được xây dựng theo lối “thượng gia hạ kiều” (trên là nhà còn ở dưới là cầu), to và đẹp. Lúc đầu cầu chỉ đơn giản một cọc, mái chưa được lợp ngói mà chỉ lợp cỏ đơn sơ. Nhưng đến thế kỷ XVII cầu được tu sửa nhiều lần để phù hợp với cấu trúc và cảnh quan chung của quần thể chùa Lương. Tuy nhiên vẫn giữ được nguyên cái nét cổ kính từ xa xưa để lại.
Cầu Ngói cách chùa Lương khoảng 100m, nằm ngay trên con đường chính dẫn vào chùa, ngay cạnh khu chợ sầm uất tên là Chợ Lương. Bởi vì cùng thời gian xây dựng với chùa Lương, nhân dân quen gọi là cầu Ngói chợ Lương. Cầu có kiến trúc vô cùng độc đáo. Nhin tổng thể, cầu như một ngôi nhà mái ngói vắt mình qua dòng sông xanh thẳm. Mái ngói phía trên được thiết kế khéo léo với hệ thống kèo như một ngôi nhà cổ xưa. Người thợ tài hoa khi ấy kết hợp nửa nợp, nửa xây làm cho dáng mái rất đẹp và tựa như con rồng đang bay. Phần dưới là thành cầu và sàn cầu. Phần trên và dưới liên kết với nhau bằng hệ thống những cột tròn dựng thẳng tắp hai bên thành cầu và cổng xây ở hai đầu.
Cầu Ngói đứng vững vàng trên 18 cột đá vuông, mỗi cạnh 35cm xếp thành 6 hàng đỡ toàn bộ 9 gian nhà cầu. Trên cột đá cắm sâu xuống lòng sông là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim vừa to vừa chắc đỡ các dầm, nâng sàn cầu, nhà cầu. Sàn cầu làm bằng gỗ lim, được chia làm 2 phần rõ rệt. Phần sàn của lòng cầu gồm 66 thanh gỗ lim ghép lại nằm trên hàng dầm uốn cong, có thêm nhiều thanh gỗ ngắn vuốt tròn cạnh tạo thành nhiều gỡ nối để khách lên xuống không bị trượt chân. Hai bên lòng cầu là hai dãy hành lang uốn cong theo thành cầu. Phía trong hành lang ghép ván, phía ngoài là lan can với 162 con song. Du khách và người dân có thể dừng chân nghỉ ngơi ngắm cảnh trên hành lang. Toàn bộ cây cầu bên trên có mái che kín đáo nhưng bên dưới lại trống nên vừa kín đáo vừa thông thoáng. Cầu được trang trí, chạm khắc nhiều mảng. Tuy không nhiều và có phần giản đơn cũng thể hiện tài hoa của nghề mộc cổ truyền trên đất Quần Anh xưa, cổ kính và bình dị.
Đặc biệt, phần mộc của cầu không được chạm khắc cầu kỳ nhưng lại thể hiện rất rõ kiến trúc thuần Việt. Hai bên đầu cầu có hai cổng vòm xây bằng gạch với lối kiến trúc khá đặc biệt, phía trên vòm cổng có hình hai con nghê nâng bức cuốn thư vừa uy nghiêm lại quen thuộc. Hình con nghê được đắp nổi bằng vôi vữa khá tinh xảo. Cổng được xây dựng theo lối cửa vòm một lối, hai bên có hai hàng cột với câu chữ Hán “Giáp ngạn mã đề nhân thượng hạng. Hoàng Giang hồng ảnh ngật Đông Tây” tức là trên cầu hàng ngày người và xe đi lại, bóng của cầu buổi sáng ngả về phía Đông buổi chiều ngả về phía Tây.
Xung quanh cầu là con đường dẫn vào Chùa Lương, là khu chợ nhỏ mà sầm uất của người dân nơi đây. Dưới cầu là dòng sông nước chảy trong xanh. Những năm gần đây, người ta trồng ngay cạnh chân cầu một cây phượng vĩ. Mùa hạ đến, phượng nở đỏ rực, những cánh hoa mềm mại rụng xuống mái cầu, tạo nên vẻ đẹp khó diễn tả thành lời. Hòa trong không khí náo nhiệt của những phiên chợ và những ngày lễ hội hàng năm, cầu Ngói vẫn giữ cho mình nét cổ kính rất xưa.
Cầu Ngói chùa Lương là một công trình kiến trúc cổ độc đáo, mang đậm dấu ấn của những nghệ nhân tài hoa đất Quần Anh. Gắn liền với lịch sử khai hoang lấn biển, cầu Ngói lòa minh chứng cho thời kì phát triển vừa yên bình lại hưng thịnh của vùng đất Hải Hậu xưa. Không chỉ gắn liền với người dân chăm chỉ, lương thiện nơi đây, cầu còn là di tích nổi tiếng mà du khách thập phương dừng chân. Cầu không chỉ là công trình giao thông mà còn là công trình văn hóa của làng xã. Cầu Ngói chùa Lương là một trong số 10 chiếc cầu cổ nhất Quần Anh xưa và là một trong ba cây cầu ngói cổ và đẹp nhất Việt Nam.
Thời gian trôi đi, nhưng trải qua bao thăng trầm, biến động, Cầu Ngói chùa Lương vẫn giữ trọn những giá trị của mình. Nằm giữa thiên nhiên, cầu là lịch sử soi chiếu, đờng thời là niềm tự hào của tất cả người dân quê hương tôi.
tham khao:
Quê hương có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Quê hương, xứ sở như một mảnh tình con theo ta đến suốt cuộc đời. Dù có đi đâu thì quê hương cũng luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm thức của mỗi người. Quê hương - hai tiếng đơn sơ mà cũng thật ấm áp và gần gũi vô ngần. Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa. Có một điều không thể phủ nhận rằng bất kể đi tới đâu người ta cũng luôn nhớ về quê hương và hướng về mái ấm gia đình. Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành dần từ những ngây thơ, vụng dại của ngày bé. Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được. Đó cũng chính là lí do vì sao quê hương trở nên thân thương và ấm áp đến lạ thường. Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình và rồi trở thành dòng suối mát lành tắm mát và gột rửa tâm hồn ta trước những muộn phiền, lo toan của cuộc sống.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/suy-nghi-ve-nghia-tinh-que-huong-doi-voi-moi-con-nguoi
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
Tả cây lúa Việt Nam
Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam. Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài việc nuôi sống con người, hạt lúa, hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp... Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm - một thức quà thanh lịch của người Hà Nội. Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp, bánh phở, cháo... Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bong
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".
Tham khảo!!!
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Đất nước Việt Nam - cái nôi của nền văn minh lúa nước, mỗi xóm thôn bản làng, những cánh đồng xanh thăm trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu để mọi du khách nhận ra đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người cùng cây lúa xanh tươi.
Lúa là cách gọi thông thường không biết tự bao giờ trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính được ươm mầm từ những hạt thóc vàng càng mẩy. Hạt thóc ngâm nước, ủ lên mầm gieo xuống lớp bùn sánh sang trở thành những cây mạ xanh non. Sau khi làm đất, cày bừa kĩ, mạ non được bó lại như thằng bé lên ba theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu qua bàn tay chăm sóc của người nông dân từng ngày, từng giờ, lên xanh tươi tốt thành những ruộng lúa mênh mông bờ nối bờ thăm thẳm.
Lúa được phát triển theo ba giai đoạn chính: giai đoạn mạ non, mảnh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo. Những ngày mùa đông buốt giá, gieo mạ rồi để chuẩn bị cho vụ chiêm xuân, chẳng có người nông dân nào không xuýt xoa thương cho đám mạ con phải chịu cánh rét buốt, thế là bao túi ni lông che kín 4 xung quanh bờ thửa ngăn cho cái rét không làm lạnh chân mạ.
Nắng hửng trời quang, bà già mùa đông mệt mỏi đi nghi ngơi nhường chỗ cho chị mùa xuân nhảy múa ca hát cùng lũ chim trên cành. Bà con xã viên tưng bừng phấn khởi sau cái tết đón năm mới cùng với mạ non hồi sức vẫn kiên nhẫn vượt qua rét mướt, đã nô nức ra đồng làm việc. Họ đố nhau về bó mạ:
Vừa bằng thằng bé lên ba
Thắt lưng con cón chạy ra ngoài đồng.
Thế là người cày người cấy, trâu bò làm bạn với nhà nông, chỉ trong vòng một tuần, những cánh đồng đất ải trước đây đã thành nhưng ruộng lúa xanh non. Lúa cứ thế lớn lên dưới bàn tay chăm sóc, nâng niu của các bác nông dân, trưởng thành đến thì con gái, đẻ nhánh sinh sôi thành những khóm to chật ruộng. "Rì rào rì rào...", lúa thì thầm ào ào trong gió như kể chuyện ngàn xưa. Những chiếc lá lúa dài giống hình lưỡi lê. Nhưng yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay đùa giỡn với gió. Sóng lúa nhấp nhô giữa buổi chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị mượt mà. Đó là đề tài quen thuộc của thơ và nhạc:
Việt Nam đất nước quê hương chúng tôi
Mía ngọt chè xanh qua những nương đồi
Đồng xanh lúa rập rờn biển cả...
Chẳng mấy chốc ba tháng nông nhàn đã qua, lúa vào đòng làm hạt, mùi thơm của lúa nếp, của gạo mới thoang thoảng đâu đây. Khắp cánh đồng, người ta chỉ thấy một màu vàng rực tươi rói, những bông lúa hạt đều tăm tắp uốn cong như lưỡi câu báo hiệu một mùa vàng bội thu. Ngày mùa, cả làng quê toàn màu vàng. Ngoài đồng lúa vàng xuộm, dưới sân rơm và thóc vàng giòn, chú cún vàng nháy nhót lăng xăng như chia sẻ cùng chủ. Ai mà chẳng vui khi thành quả lao động của mình đến ngày được gặt hái.
Cứ thế, một hai vụ lúa trở thành cây lương thực chính của người nông dân. Vụ chiêm xuân từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5; vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10. Cây lúa đã đem đến cho đất nước một nguồn thu lớn, không chỉ cung cấp lương thực đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước mà còn là nguồn xuất khẩu gạo. Chúng ta tự hào có những cánh đồng lúa có sản lượng như cánh đồng năm tấn ở Thái Bình, Đồng Tháp Mười ở đồng bằng sông Cửu Long.
Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi dần vào xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển đất nước. Chẳng thế mà nó được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.
Code : Breacker