Câu 1. Lựa chọn thích hợp điền vào chỗ trống:
…dòng điện chạy qua 1 dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỷ lệ nghịch với điện trở dây.
A. Điện tích B. Điện lượng
C. Hiệu điện thế D. Cường độ
Câu 2. Công thức biểu thị định luật Ôm là
A.R=UI
B. I=RU
C.I=UR
D.R=IU
Câu 3.Trên hình 1 là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với 1 dây dẫn khác nhau. Dựa vào đồ thị cho biết điện trở R1, R2, R3 có giá trị là:
A. R1 = 20Ω, R2 = 120Ω, R3 = 60Ω
B. R1 = 12Ω, R2 = 8,3Ω, R3 = 4,16Ω
C. R1 = 60Ω, R2 = 120Ω, R3 = 240Ω
D. R1 = 30Ω, R2 = 120Ω, R3 = 60Ω
Câu 4. Khi đặt hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu cường độ dòng điện chạy qua nó là 1A thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là
A.12V B. 9V
C. 20V D. 18V
Câu 5. Một mạch điện gồm R1 nối tiếp R2. Điện trở R1 = 4Ω, R2 = 6Ω. Hiệu điện thế hai đầu mạch là U = 12V. Hiệu điện thế hai đầu R2 là:
A. 4V B. 4,8V
C. 7,2V D.10V
Câu 6. Một mạch điện gồm có 3 điện trở R1 = 2Ω, R2 = 5Ω, R3 = 3Ω, mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là 1,2A. Hiệu điện thế hai đầu mạch U là
A.10V B. 11V
C. 12V D. 13V
Câu 7: Hai điện trở R1 = 3Ω, R2 = 2Ω mắc nối tiếp,cường độ dòng điện qua mạch là 0,12A. Nếu mắc song song hai điện trở trên vào mạch thì cường độ dòng điện là
A.1,2A B. 1A
C. 0,5A D. 1,8A
Câu 8: Cho hai điện trở R1, R2, biết R2 = 3R1. Và R1 = 15Ω. Khi mắc hai điện trở này nối tiếp vào hai điểm có hiệu điện thế 120V thì dòng điện chay qua nó có cường độ là
A. 2A B. 2,5A
C. 4A D. 0,4A
Câu 9: cường độ dòng điện chạy qua 1 bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?
A.Tăng 5V B. Tăng 3V
C. Giảm 3V D. Giảm 2V
Câu 10. Một dây dẫn có điện trở 50Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn là
A. 1500V B. 15V
C. 60V D. 6V
1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn tất kết luận:
Để tăng hay giảm .....cường độ dòng điện...... chạy qua dây dẫn (cho trước ) thì cần .....thay đổi....... hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
Điểm khác nhau giữa hai mạch điện để khi mắc hai bóng đèn như nhau vào mạch điện lại cho các dòng điện có cường độ khác nhau là .....hiệu điện thế...... giữa hai đầu đoạn mạch. Đoạn mạch có hiệu điện thế ........khác nhau...... sẽ cho dòng điện có cường độ .........khác nhau......... chạy qua bóng đèn.
2. Các nghiên cứu đã dẫn đến kết luận: đối với một dây dẫn, khi tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ tăng.
Liệu mối quan hệ đồng biến này có tuân theo quy luật được biểu diễn bằng biểu thức toán học nào không ?3. Hãy cho biết: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa I và U đối với một đoạn dây dẫn là một đường thẳng có đi qua gốc tọa độ ( U = 0, I = 0 ) không ? => Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa I và U đối với mỗi đoạn dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ ( U=0, I=0)