K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2018

1. Mở bài

  • Truyền thống "Tôn sư trọng đạo" được nhân dân ta luôn đề cao. Người thầy đóng vai trò quan trọng tròng công tác giáo dục.
  • Tục ngữ có câu "Không thầy đố mày làm nên".
  • Khẳng định vai trò to lớn của người thầy đối với sự nghiệp của người học trò, đồng thời cũng là lời nhắc nhở con cháu phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.

2. Thân bài

a) Giải thích:

  • Câu tục ngữ giản dị, nhưng cũng cần hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. "Làm nên" ở đây có nghĩa là có được công danh, sự nghiệp, thành đạt. Như vậy, nếu không có người thầy dạy dỗ thì người học trò không thể nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức "đố mày" đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.

b) Tại sao người thầy có vai trò quan trọng như thế trong sự nghiệp của người trò?

  • Thầy là người hướng dẫn, cung cấp kiến thức, mở mang trí óc cho ta, dạy cho ta những điều hay, điều phải. Lúc còn bé thơ, thầy dạy ta từng chữ cái, từng con số... Rồi dần dần lớn lên, thầy dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn... để ta có được kiến thức như hôm nay. Thầy đã bỏ nhiều công sức, tâm huyết để rèn luyện, giáo dục ta nên người có tri thức, có đạo đức. Công ơn ấy có thể sánh ngang bằng với công ơn cha mẹ.
  • Không có một người học trò nào thành đạt, có công danh sự nghiệp với đời mà không do người thầy dạy dỗ cả. Điều này khẳng định vai trò vô cùng to lớn của người thầy: "Không thầy đố mày làm nên".
  • Ngày nay, người thầy đóng vai trò chủ đạo, trò là người chủ động. Do vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn thực hành còn tiếp thu kiến thức để áp dụng thực hành tốt hay không là do ở người học trò. Đây chính là tự thân vận động, là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. "Thầy dạy tốt, trò học tốt" thì sự làm nên mới có giá trị cao, công danh sự nghiệp mới rạng rỡ. Vì vậy, những kiến thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao của người thầy bồi dưỡng vun đắp, nên ta phải biết ơn thầy, kính trọng thầy. Đây cũng là đạo lí làm người, là hành vi của người có nhân cách, đạo đức.

3. Kết bài

  • Biết ơn thầy, yêu kính thầy là nghĩa vụ, bổn phận thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là tình cảm không thể thiếu được ở mỗi chúng ta.
  • Đây là lời giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ.
15 tháng 8 2018

đây là bản copy của giải thích câu tục ngữ không thầy đồ mày làm nên màlimdim

2 tháng 11 2017

Hướng dẫn chấm:

Viết bài văn nghị luận chứng minh một câu nhận định về tục ngữ. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được ý kiến cá nhân. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu chung về tục ngữ Việt Nam.

- Giới thiệu vấn đề của bài: Tục ngữ là kho tàng kinh nghiêm quý báu của nhân dân ở nhiều lĩnh vực của đời sống.

b. Thân bài (9đ)

HS viết được bài văn chứng minh 2 nội dung sau:

- Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất: (0.5đ)

   + Tục ngữ là kho kinh nghiệm quý báu của nhân dân về các hiện tượng tư nhiên: nắng, mưa, bão… được đúc rút qua việc quan sát các hiện tượng tự nhiên ổn đinh, kéo dài. (2đ)

   + Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của nhân dân trong lao động sản xuất: từ việc chọn giống, vai trò của các yếu tố thiết yếu trong sản xuất đến việc canh tác,trồng trọt…

Mỗi câu tục ngữ đều chứa kinh nghiệm và tình yêu lao động của con người. …(2đ)

- Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nhân dân về con người và xã hội: (0.5đ)

   + Tục ngữ thể hiện truyền thống, tôn vinh giá trị con người: truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái...(2đ)

   + Tục ngữ là bài học, lời khuyên về cách ứng xử cho con người ở nhiều lĩnh vực: phản ánh cái nhìn của nhân dân trong cách đánh giá con người...(2đ)

c. Kết bài (0.5đ)

Khái quát ý nghĩa chung của những câu tục ngữ đã học và khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định trong đề bài.

25 tháng 4 2018

Ca dao thực sự là tiếng hát của người dân lao động. Tiếng hát trong ca dao Việt Nam phong phú vô cùng nhưng chủ yếu vẫn là tiếng hát lao động và tiếng hát tâm tình.

Qua ca dao, ta thấy được nỗi vất vả nhọc nhằn của người lao động nông thôn:

Lao xao gà gáy rạng ngày

Vai vác cái cày, tay dắt con trâu

Bước chân xuống  cánh đồng  sâu

Mắt nhấm, mắt  mở đuôi trâu ra cày.

Ca dao vốn phát sinh từ công việc lao động, rồi lại phục vụ lao động, nên nó thực sự là tiếng hát của nhân dân lao động. Phải là người lao động thực sự mới có thể hiểu hết được nổi vất vả của công việc đồng áng:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Và từ nỗi vất vả nhọc nhằn ấy người dân lao động đã hiểu rõ giá trị mồ hôi công sức mà họ đổ xuống để có được hạt lúa vàng. Cho nên họ đã nhắc nhở:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Câu ca đao đã giúp ta thêm kính trọng mồ hôi nước mắt của người làm ra hạt lúa, đồng thời lên tiếng phán xét nghiêm khắc đối với bản chất ăn bám, coi khinh lao động của bọn người “ngồi mát ăn bát vàng”. Qua đó ta thấy rằng, tiếng hát ca dao không bao giờ là của hạng người “ăn trên ngồi trốc”.

Cuộc sống của nhân dân lao động xưa là cuộc sống đầu lắt mặt tối, một nắng hai sương, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho giời”, một cuộc sống lao động vất vả, nhưng tâm hồn họ rất trong sáng và rộng mở, họ luôn lạc quan và tin tưởng vào cuộc sông chân chính của mình. Người lao động phải đổ “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" nên họ tin rằng:

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Hay:

Công lênh chẳng quản bao lâu

 Ngày nay nước bạc,ruộng sâu cơm vàng.

Chính vì lạc quan, tin tưởng trong lao động nên người dân lao động luôn hăng say với công việc của mình:

Hai cô tát nước bên đàng

 Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Còn gì đẹp hơn bức tranh cô thiếu nữ tát nước dưới đêm trăng? Tâm hồn trong sáng của cô hòa với ánh trăng, trăng tan vào nước như những giọt mồ hôi của cô thấm mát từng gốc lúa củ khoai. Phải tinh tế vô cùng người nghệ sĩ quần chúng mới thấy được vẻ đẹp hào phóng của công việc lao động cùng như tâm hồn người lao động.

Trên đường về quê Bác, câu hò xưa lại vẳng vào tâm trí chúng ta:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Từ tình yêu quê hương trong cảnh trí, ca dao, Việt Nam còn ca ngợi những con người xây dựng và làm chủ quê hương ấy. Tình cảm đồng bào trong ca dao Việt Nam rộng lớn vô cùng:

Nhiều điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Hay:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Tình bè bạn của người lao động Việt Nam chỉ có thể sánh với vầng trăng tròn dịu hiền, với bầu trời cao mênh mông, xanh thẳm:

Bạn về có nhhớ  ta chăng

Ta  về nhớ bạn như trăng nhớ trời.

Đứng trước tình cảm làm cha làm mẹ những thi sĩ quần chúng đã gửi vào tâm hồn chúng ta những vần điệu tha thiết:

Nuôi con cho được vuông tròn

Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.

Con ơi cho trọn hiếu trung 

Thảo ngay mọt dạ kẻo uổng công mẹ thầy.

Thật vô cùng cảm động trước sự mong ước đơn sơ nhưng chính đáng và sâu sắc của những trái tim làm mẹ, làm cha.

Cuộc sống có thể hết sức vất vả, nhưng tinh vợ chồng của người lao động vẫn keo sơn:

Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chun vợ húp gật đầu khen ngon.

Tình yêu chân chính là cội nguồn của sự thủy chung không gì lay chuyển được:

Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

Tinh cảm nam nữ trong tiếng hát của người lao động cũng là một tình cảm lành mạnh, trong sáng và dạt dào:

Đôi ta như lửa mới nhen

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

“Lửa mới nhen’’ nhất định sẽ bùng lên ngọn lửa, “trăng mới mọc” sẽ còn lên cao, sáng tỏ, “đèn mới khêu" thì nguồn sáng mới bắt đầu. Tất cả những tình cảm lành mạnh ấy đều được “nhắn nhe” từ buổi gặp gỡ ban đầu:

Đường  xa thì thật là xa

Mượn mình làm mối cho ta một người

Một người mười chín đồi mươi

Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.

Nói chung tình cảm của người dân Việt Nam vốn phát sinh từ lao động nên rất tế nhị và chân chính.

Cuộc sống của nhân dân Việt Nam gắn chặt với lao động sản xuất. Từ lao động, ca dao ra đời và phục vụ lại lao động. Do đó nó chính là tiếng hát thực sự của người lao động. Tâm hồn của người lao động Việt Nam trước nỗi vất vả nhọc nhằn của cuộc sống là một tâm hồn trong sáng, rộng mở, tràn đầy niềm tin tưởng lạc quan. Ca dao ca ngợi lao động chính là ca ngợi con người lao động có tình cảm sâu sắc, tế nhị, phong phú và chân tình. Tha thiết yêu ca dao là tha thiết yêu con người lao động.

cho các luận điểm và luận cứ sau , hãy sắp xếp thành 1 đoạn văn phù hợp và cho biết đoạn văn nghị luận về vấn đề gì   a) có câu tục ngữ nói về phẩm chất con người cần phải có     b)ăn quả nhớ kẻ trồng cây thương người như thể thương thân    c)có câu tục ngữ nói về quan hệ ứng xử giữa con người với con người    d)tục ngữ là những lời vàng ý ngọc ; kết tinh trí tuệ của...
Đọc tiếp

cho các luận điểm và luận cứ sau , hãy sắp xếp thành 1 đoạn văn phù hợp và cho biết đoạn văn nghị luận về vấn đề gì   a) có câu tục ngữ nói về phẩm chất con người cần phải có     b)ăn quả nhớ kẻ trồng cây thương người như thể thương thân    c)có câu tục ngữ nói về quan hệ ứng xử giữa con người với con người    d)tục ngữ là những lời vàng ý ngọc ; kết tinh trí tuệ của bao đời nay    e) một mặt người bằng 10 mặt của ; đói cho sạch , rách cho thơm   g) có những câu tục ngữ khuyên con người ta cần học tâp tu dưỡng bản thân    h) ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu về kinh nghiệm xã hội      i) học ăn học nói học gói ,học mở      k) các câu tục ngữ được biết tới và sử dụng thành những lời nhân xét, khuyên nhủ ngắn gọn , hàm súc      l) tục ngữ chứa đựng rất nhiều bài học thiết thực, bổ ích trong nhiều lĩnh vực như cách đánh giá con người cách học hành và ứng xử hàng ngày

0
Cho các luận điểm và luận cứ sau, hãy sắp xếp lại các luận điểm luận cứ sao  cho phù hợp và logic và cho biết những câu tục ngữ đó nghị luận về những vấn đề gì?a. Có những câu tục ngữ nói về phẩm chất của con người cần phải có.b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, thương người như thể thương thânc. Có những câu tục ngữ nói về quan hệ ứng xử giữa con người với con ngườid....
Đọc tiếp

Cho các luận điểm và luận cứ sau, hãy sắp xếp lại các luận điểm luận cứ sao  cho phù hợp và logic và cho biết những câu tục ngữ đó nghị luận về những vấn đề gì?
a. Có những câu tục ngữ nói về phẩm chất của con người cần phải có.
b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, thương người như thể thương thân
c. Có những câu tục ngữ nói về quan hệ ứng xử giữa con người với con người
d. Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, kết tinh của trí tuệ bao đời nay.
e. Một mặt người bằng mười mặt của, đói cho sạch rách cho thơm
g. Có những câu tục ngữ khuyên con người ta cần phải học tập, tu dưỡng bản thân
h. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên lao động sản xuất  tục ngữ còn là kho báu về kinh nghiệm xã hội.
i. Học ăn học nói học gói học mở, cái nết đánh chết cái đẹp
k. Những câu tục ngữ đó thường ngắn gọn hàm súc giàu kinh nghiệm sống.
l. Tục ngữ chứa đựng rất nhiều bài học thiết thực, bổ ích trong nhiều lĩnh vực như cách đánh giá con người cách học hành ứng xử hằng ngày.

 

1
25 tháng 3 2020

???????????????????????????

 Cho các luận điểm và luận cứ sau, hãy sắp xếp lại các luận điểm luận cứ sao  cho phù hợp và logic và cho biết những câu tục ngữ đó nghị luận về những vấn đề gì?a. Có những câu tục ngữ nói về phẩm chất của con người cần phải có.b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, thương người như thể thương thânc. Có những câu tục ngữ nói về quan hệ ứng xử giữa con người với con ngườid....
Đọc tiếp

 Cho các luận điểm và luận cứ sau, hãy sắp xếp lại các luận điểm luận cứ sao  cho phù hợp và logic và cho biết những câu tục ngữ đó nghị luận về những vấn đề gì?
a. Có những câu tục ngữ nói về phẩm chất của con người cần phải có.
b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, thương người như thể thương thân
c. Có những câu tục ngữ nói về quan hệ ứng xử giữa con người với con người
d. Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, kết tinh của trí tuệ bao đời nay.
e. Một mặt người bằng mười mặt của, đói cho sạch rách cho thơm
g. Có những câu tục ngữ khuyên con người ta cần phải học tập, tu dưỡng bản thân
h. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên lao động sản xuất  tục ngữ còn là kho báu về kinh nghiệm xã hội.
i. Học ăn học nói học gói học mở, cái nết đánh chết cái đẹp
k. Những câu tục ngữ đó thường ngắn gọn hàm súc giàu kinh nghiệm sống.
l. Tục ngữ chứa đựng rất nhiều bài học thiết thực, bổ ích trong nhiều lĩnh vực như cách đánh giá con người cách học hành ứng xử hằng ngày.

 

1
24 tháng 3 2020

toán quy đống mẫu số các phân số

 Cho các luận điểm và luận cứ sau, hãy sắp xếp lại các luận điểm luận cứ sao  cho phù hợp và logic và cho biết những câu tục ngữ đó nghị luận về những vấn đề gì?a. Có những câu tục ngữ nói về phẩm chất của con người cần phải có.b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, thương người như thể thương thânc. Có những câu tục ngữ nói về quan hệ ứng xử giữa con người với con ngườid....
Đọc tiếp

 Cho các luận điểm và luận cứ sau, hãy sắp xếp lại các luận điểm luận cứ sao  cho phù hợp và logic và cho biết những câu tục ngữ đó nghị luận về những vấn đề gì?
a. Có những câu tục ngữ nói về phẩm chất của con người cần phải có.
b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, thương người như thể thương thân
c. Có những câu tục ngữ nói về quan hệ ứng xử giữa con người với con người
d. Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, kết tinh của trí tuệ bao đời nay.
e. Một mặt người bằng mười mặt của, đói cho sạch rách cho thơm
g. Có những câu tục ngữ khuyên con người ta cần phải học tập, tu dưỡng bản thân
h. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên lao động sản xuất  tục ngữ còn là kho báu về kinh nghiệm xã hội.
i. Học ăn học nói học gói học mở, cái nết đánh chết cái đẹp
k. Những câu tục ngữ đó thường ngắn gọn hàm súc giàu kinh nghiệm sống.
l. Tục ngữ chứa đựng rất nhiều bài học thiết thực, bổ ích trong nhiều lĩnh vực như cách đánh giá con người cách học hành ứng xử hằng ngày.

 

1
22 tháng 3 2020

Cau 3 giống nhau ca hai la nhung san pham cua su nhan thuc cua nhandân

27 tháng 2 2022

em tham khảo các ý sau để làm bài nha:

a. Một số hoàn cảnh có thể sử dụng “Uống nước nhớ nguồn”:

- Để nhắc nhở mọi người ghi nhớ công ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

- Để thể hiện lòng biết ơn đối với những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, nhân dân.

- Để thể hiện tình cảm của các thế hệ học sinh đối với công lao của các thày, cô giáo…

b.

* Hình thức: một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10)

* Nội dung: đây là đề mở, chủ đề tự chọn. Có thể tham khảo một trong cách chủ đề ở câu a). Có thể sử dụng câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” để làm câu mở đoạn, giới thiệu vấn đề hoặc câu kết đoạn để khẳng định lại vấn đề.

Đoạn văn tham khảo:

“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta. Lòng nhớ ơn, biết ơn là một tình cảm rất đẹp. Câu tục ngữ giáo dục chúng ta lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nó nhắc nhở chúng ta biết ơn nhân dân vĩ đại đã đem mồ hôi xương máu xây dựng và bảo vệ đất nước. Bát cơm ta ăn, mái nhà ta ở, trang sách, ngọn đèn, ngôi trường soi sáng tâm hồn ta... đã thấm sâu công ơn hàng triệu người dân cày, người thợ, thầy giáo, cô giáo... Lá quốc kì đỏ thắm, đất nước độc lập thanh bình... là do xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ. Lòng biết ơn không chỉ được khắc sâu trong tâm hồn mà còn phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tục cúng lễ giỗ tết với nén hương thơm toả khói trên bàn thờ gia tiên. Con cái chăm học chăm làm, sống tốt đẹp làm vẻ vang cho dòng họ, biết săn sóc ông bà cha mẹ khi già yếu. Ngày 27/7 và ngôi nhà tình nghĩa là sự thế hiện lòng biết ơn của toàn dân đối với thương binh liệt sĩ. Uống nước nhớ nguồn là bài học lớn dạy ta biết làm người. Nó gợi nhớ trong lòng ta món nợ đời sâu nặng:

       Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy      

 Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao

20 tháng 6 2020

Trong đời sống, lao động học tập, ông cha ta – những thế hệ đi trước đã có những kinh nghiệm, những đúc kết lâu đời mà nó đã được khẳng định, liên hệ với thực tế qua nhiều thế hệ. Những đúc kết, kinh nghiệm đó đã được thể hiện dưới những câu nói hằng ngày, mang tính chất đơn giản. Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đó đã được thể hiện, bộc lộ dưới những câu từ vần điệu, âm sắc, ngắn gọn, giàu hình ảnh và có tính biểu trưng cao, phổ biến trong nhân gian. Đó chính là những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng như lời gợi ý, sự trợ giúp giúp chúng ta có thể định hướng được con đường đúng đắn, hợp lí nhất. Tục ngữ dân gian Việt Nam được chia làm nhiều nhóm như tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất ; tục ngữ về con người xã hội... Nó phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, cũng có khi là sự phê phán.
Trong lao động, lí trí của con người đã được tôi luyện, con người đã biết phân biệt cái tốt, điều xấu, ý thức được về thẩm mỹ. Những sáng tác dân gian truyền miệng sâu lắng, những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã cảm nhận được. Thời xưa, tuy chưa có khoa học, nhưng bằng kinh nghiệm, tổ tiên chúng ta cũng đã nắm được trong một chừng mực nhất định quy luật của thiên nhiên.
Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định.
Trong những việc đối nhân, xử thế, những người có trí thức thời xưa thường mượn những lời lẽ thánh hiền hoặc của những bậc cao nhân được trọng vọng để củng cố, khẳng định ý kiến, đề nghị của mình. Trong trường hợp ấy, những người lao động không có sách vở, họ chỉ biết dựa vào những thực tế, nói lên những câu tục ngữ là người nghe sẽ đồng tình, vì đó là ý kiến tập thể chung đúc lại. Tục ngữ được cấu tạo nên bởi lí trí nhiều hơn là cảm xúc. Tư tưởng trong tục ngữ là những tư tưởng hùng hồn, đanh thép, sắc bén, nhạy cảm nhưng cũng có lúc mềm dẻo, yểu điệu nhưng vẫn thể hiện được tinh thần cương trực biết dựa vào lẽ phải. Thanh điệu trong tục ngữ luôn luôn có, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và một trong những hình thức thể hiện là vần. Vần trong tục ngữ thường là vần lưng tức vần giữa câu. Ví dụ:
Bút sa gà chết
Có tật giật mình.
Những câu năm chữ:
Cơm treo, mèo nhịn đói
Việc bé, xé ra to.
Những câu sáu chữ:
Một điều nhịn, chín điều lành
Hay những câu nhiều chữ, có vần cách nhau hai ba chữ như:
Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con
Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm.
Đi sâu vào một vấn đề ta mới thấy được ý nghĩa của tục ngữ.
Chẳng hạn trong vấn đề về thiên nhiên, phần nhiều các câu tục ngữ đều được dựa trên những hiện tượng thường xuyên của tự nhiên như sự vận động của Trái đất, của gió, của nắng mưa, bão táp, các hiện tượng xảy ra trong ngày, trong năm, trong tháng, trong mùa.
Ví dụ “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”, trong thực tế vào tháng bảy, tháng tám ở Bắc bộ thường xẩy ra những trận bão lụt, kiến là một loài nhạy cảm với thời tiết nên dự cảm trước, chúng bò lên cao, tránh chỗ thấp để không bị lụt cuốn trôi, ổn định được đời sống, và khi lụt xong đất ẩm, dễ đào lại tổ.
Hay câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Theo tự nhiên hay sự vận động của Trái Đất quanh mặt trời và quay quanh trục, vào tháng năm, tháng mười, từng bộ phận, toạ độ trên trái đất có góc chiếu từ mặt trời đến lớn hoặc nhỏ, hơn nữa còn phụ thuộc vào nửa cầu nào ngả về phía mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt nên dẫn đến các hệ quả là đêm, ngày, ngắn hoặc dài. Tuy nhiên ngày xưa, ông cha ta chỉ biết dựa theo những quy luật, những điều xảy ra mà mắt thấy, tai nghe mà phát thành lời. Do đó mà mới có câu tục ngữ trên.
Nói chung những câu tục ngữ không mang ý kiến của một riêng ai, nó không mang một tính chất, một đặc điểm của bất cứ một cá nhân nào, nó thể hiện những vấn đề trong xã hội, đề cập về nhiều mặt, nó còn như một hành trang kiến thức, một kiểu thể loại văn học dân gian, công chúng do thế hệ trước hay nói cụ thể hơn là ông cha ta để lại giúp chúng ta có thể sử dụng như một công cụ hữu ích về tinh thần, ý tưởng. Xét cho cùng tục ngữ có hình thức và nội dung cực kì hoàn hảo, vừa cân đối, hài hoà, lại vừa mang tính chất dân gian, dễ hiểu, gần gũi với đời thường. Có những câu tục ngữ chỉ hiểu theo nghĩa đen tức là nghĩa của chúng được cấu thành dựa trên nghĩa của từng từ tạo nên nó. Nhưng cũng có những câu tục ngữ lại được hiểu theo nghĩa bóng tức là thông qua một số sự vật, hình ảnh, thường là những sự vật tiêu biểu, phổ biến để ẩn ý, làm người nghe phải suy nghĩ, liên tưởng đến một vấn đề nào đó có nghĩa tương đồng, nó thể sử dụng vào một số trường hợp tế nhị, khó nói hoặc nhắc khéo để dạy bảo, khuyên răn một vấn đề, lĩnh vực nào đấykhiến người khác không bị tổn thương, xấu mặt, mất danh dự. Tục ngữ còn được sử dụng trong những lối chơi chữ, đối nghĩa, những câu thơ mang tính đối đáp. Có những câu tục ngữ vừa đọc ta có thể cảm nhận được nghĩa chúng ngược nhau nhưng thực chất là chúng bổ sung, nâng đỡ, tôn nhau, làm hoàn chỉnh nhau và mỗi câu tục ngữ đều khẳng định nổi bật, nâng cao tầm quan trọng vấn đề về một mặt, một lĩnh vực nào đó. Ví dụ hai câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và câu “Học thầy không tày học bạn”. Câu đầu tiên khẳng định tầm quan trọng của người thầy trong con đường học tập của học sinh nhưng trong thực tế có một số trường hợp chúng ta ngại hỏi thầy mà khi hỏi bạn thì trạng thái sẽ được thoải mái, tự tin, xem xét kĩ mọi vấn đề mà không sợ ảnh hưởng đến những vấn đề tế nhị. Câu thứ hai đã đề cập và giải thích điều đó. Nói chung cả hai câu tục ngữ trên đều khuyên răn sự học hỏi, cần cù, hãy biết kết bạn, mở rộng quan hệ để đạt được mục đích một cách tối ưu nhất. Chính vì vậy có câu “tục ngữ là túi khôn” quả không sai. Khi đọc tục ngữ, chúng ta cần thấm thía, cảm nhận từng từ, từng ý nghĩa mà nó đem lại, hãy biết tổng hợp, phân tích để có thể cảm thụ được câu tục ngữ đó một cách vĩ mô, tổng thể nhất. Có thể nói tục ngữ như một tác phẩm, một ngọn đèn chân lí của xã hội, cộng đồng mà luôn tồn tại, bất diệt, song hành cùng thời gian và trí tuệ con người.

7 tháng 7 2020

những lời khuyên quý báu của cha ông ta về những phẩm chất và lối sống đẹp đã để lại cho chúng ta từ ngàn dời qua các vần điệu ca dao , tục ngữ cho đến nay vẫn rất hữu ích . trong cuộc sống hiện đại ngày nay , dù công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ song chúng ta vẫn ko thể phủ nhận vai trò của những kinh nghiệm dân gian . thực tế đã chứng minh rằng , những câu tục ngữ cha ông để lại thể hiện vốn tri thức , vốn hiểu biết của nhân dân về nhiều mặt trong tự nhiên và xã hội 

những câu tục ngữ mà dân gian để lại đc đúc rút kinh nghiệm qua nhiều thế hệ , thể hiện tri thức của nhân dân . vì thế đến với tục ngữ ca dao là có thể để tìm thấy những lời khuyên quý báu mà cha ông ta đã giữ gìn từ ngàn đời nay . đc nhân dân tiêp thu và vận dụng vào đời sống , suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày . bản thân tên gọi văn học này đã phần nào phản ánh bản chất của thể loại ."tục" là thói quen từ lâu đời , đc mọi người công nhận ;"ngữ" là lời nói .như vậy ,"tục ngữ" là lời nói phản ánh những thói quen lâu đời , những vấn đề đã đc mọi người trải nghiệm và công nhận .

ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau 1 kho tàng ca dao tục ngữ vô giá về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống . nhg lĩnh vực mà mọi người quan tâm nhất vẫn là những lời khuyên quý báu của cha ông về phẩm chất và lối sống đẹp mà mỗi người cần phải có . VD về thầy cco giáo :

"ko thầy đó mày làm nên"

"muốn sang thì bắc cầu kiều 

muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"

VD về bố mẹ :

"công cha như núi thái sơn 

nghĩa mẹ như nc trong nguồn chảy ra"

VD về biết ơn :

"uống nc nhớ nguồn"

"ăn quả nhớ kẻ trồng cây"