K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 8 2018

xác định câu đặc biệt câu rút gọn câu mở rộng trong các ví dụ sau

Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm. Nằm trên dòng Hương Giang thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.

(Hà Ánh Minh)

. Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.

(Nguyễn Hữu Trí Huân)

...Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể phải xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. (Khánh Hoài)

*CHÚ Ý:-IN ĐẬM:CÂU ĐẶC BIỆT

-IN NGHIÊNG:CÂU MỞ RỘNG

-IN ĐÂM+NGHIÊNG:CÂU RÚT GỌN

Câu 16. Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:“ Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn khúc nhạc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công...
Đọc tiếp

Câu 16. Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

“ Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.

Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn khúc nhạc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.”

(“Ca Huế trên sông Hương”- Hà Ánh Minh, SGK Ngữ văn 7 tập I, tr 99, NXB Giáo dục năm 2007)

1. Tìm những từ ngữ thể hiện trực tiếp cảm xúc của tác giả khi đến với đêm ca Huế trên sông Hương.

2. Hai câu văn: “Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn khúc nhạc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.” Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

3. Nội dung của phần trích trên.

4. Theo em làm thế nào để bảo tồn và phát huy để làn điệu ca Huế sống mãi với thời gian.

1
28 tháng 3 2022

1. Từ ngữ miêu tả cảm xúc của tác giả: chờ đợi rộn lòng, xao động hồn người.

2. BP liệt kê: liệt kê ra những khúc nhạc, những ngón đàn

=> Tác dụng: cho thấy sự hiểu biết phong phú của tác giả, vẻ đẹp của những âm thanh khúc nhạc trên dòng sông Hương.

3. ND chính: khung cảnh dòng sông Hương và tiếng ca Huế trên sông.

4. Cần tích cực tổ chức các buổi xem nhạc kết hợp với du lịch, dạy những làn điệu cho thế hệ trẻ...

        “Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.        Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ,...
Đọc tiếp

        “Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.

        Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.”

1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai?  

2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và tìm cụm chủ - vị mở rộng câu. Cho biết cụm chủ - vị mở rộng đóng vai trò gì trong câu?

    “Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.”

3. Trong câu: “Nhạc công dùng các ngón đàn chau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón, bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.” có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp đó.

4. Dựa vào đoạn trích trên, viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 câu) trình bày cảm nhận của em về nét độc đáo của ca Huế.

giúp mình với

 

1
25 tháng 4 2022

1.Trích trong văn bản Ca Huế trên sông Hương

tác giả:Hà Minh Ánh

2.//Tiếng đàn //lúc khoan lúc nhặt //làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.”//

Tiếng đànCN

lúc khoan lúc nhặt:VN1

/làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.”:VN2

3.BPTN:Liệt kê

TD:

Miêu tả hình ảnh chơi đàn khéo léo,điêu luyện của người nhạc công

Làm câu văn thêm sinh động

Làm câu văn có thêm sự hấp dẫn cho người đọc

4.

Tham khảo:
Cố đô Huế không chỉ nổi tiếng bởi các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, mà còn nổi tiếng với các điệu hò đa dạng và phong phú. Học xong bài "Ca Huế trên sông Hương", em đã phần nào cảm nhận được vẻ đẹp đặc sắc của các điệu hò, điệu lí cùng những bản dân ca đã nổi tiếng từ bao đời nay. Và độc đáo nhất có lẽ là cách thưởng thức ca Huế. Người nghe được ngồi trên thuyền rồng đi dọc bờ sông Hương dưới ánh trăng dìu diu và những cơn gió mơn man nhè nhẹ. Ánh đèn điện lung linh làm cho những làn điệu dân ca ngày càng trở nên tha thiết và sâu lắng biết nhường nào! Được ngồi dưới khung cảnh như vậy, được nghe những bản dân ca đậm đà với các dàn nhạc phong phú và đa dạng thì còn gì bằng! Ca Huế thật tao nhã, thật giản dị nhưng cũng thật sâu lắng và để lại cho người nghe một cảm xúc khó quên. Tuy chưa được nghe ca Huế lần nào nhưng qua bài "Ca Huế trên sông Hương" em đã hiểu được nét đẹp mộc mạc nhưng rất đỗi trữ tình trong dân ca Huế cũng như trong cách thưởng thức ca Huế và thật sự ấn tượng với nó. Đó là nét đẹp văn hoá của xứ Huế mộng mơ và đó cũng thật sự là sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.

29 tháng 5 2021

C. Câu đặc biệt

5 tháng 8 2021

A. Câu đơn

Câu văn “Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng” thuộc loại câu nào?

A. Câu đơn

B. Câu đặc biệt

C. Câu rút gọn

D. Câu ghép

15 tháng 11 2019

Chọn đáp án: C

26 tháng 4 2019

a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hai đoạn thơ

b. Phân tích vẻ đẹp của hai đoạn thơ:

* Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ trong Tràng giang của Huy Cận.

- Vẻ đẹp nội dung: Cảnh sông Hồng và tâm trạng của thi nhân.

+ 3 câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh, trôi dạt trên sông rộng lớn, mênh mong gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa...

+ Câu thơ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi cảm nhận về những thân phận, kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.

→ Đằng sau bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của cái tôi bơ vơ, lạc lõng trước vũ trụ; là niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời.

- Vẻ đẹp nghệ thuật: Bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, tả cảnh ngụ tình, ẩn dụ, thể thơ, nhịp điệu... vừa mang tính cổ điển vừa hiện đại....

* Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

- Vẻ đẹp nội dung:

   + 2 câu đầu: bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió, mây, chia lìa đôi ngả; "dòng nước buồn thiu" gợi nỗi buồn hiu hắt.

   + 2 câu sau: tả dòng sông Hương trong đêm trăng lung linh, huyền ảo, vừa thực vừa mộng.

→ Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khao khát cháy bỏng của thi nhân.

- Vẻ đẹp nghệ thuật: Hình ảnh thơ vừa thực vừa ảo, có tính tượng trưng, giàu sức gợi. Phối hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm; dùng cấu trúc đối lập, phép nhân hóa, câu hỏi tu từ...

* Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ.

- Sự tương đồng:2 đoạn thơ tiêu biểu cho Thơ mới, đều là những bức tranh tâm cảnh. Hình ảnh ngôn ngữ giản dị, gần gũi; mượn cảnh sông, nước, con thuyền ...để gợi sự chia lìa, cô đơn. Tâm trạng thi nhân: buồn, cô đơn, bế tắc trước cuộc sống...nhưng thiết tha yêu đời, yêu người.

- Sự khác biệt:

   + Tràng giang của Huy Cận sáng tác trong hoàn cảnh: cảm xúc trước sông Hồng mênh mông, ngậm ngùi về thân phận nhỏ bé của mình trước trời đất vô cùng.Trong thời gian: buổi chiều.Và vẻ đẹp cái tôi trữ tình:: nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà tha thiết.Thơ Huy cận mang đậm yếu tố Đường thi qua ngôn ngữ, hình ảnh)

   + Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử được gợi cảm hứng từ 1 mối tình, khi nhà thơ mắc bệnh sắp lìa cõi đời.Trong thời gian, không gian nghệ thuật: từ chiều đến đêm trăng, sông Hương.Và vẻ đẹp cái tôi trữ tình:đoạn thơ bộc lộ thế giới nội tâm đầy uẩn khúc, khát khao mãnh liệt tình yêu nhưng vô vọng, mơ tưởng tình người, tình đời; nỗi niềm lo âu cho hạnh phúc, khát khao được sống...Thơ Hàn Mặc Tử mang dấ ấn của thơ tượng trưng, siêu thực qua ngôn ngữ, hình ảnh).

- Lí giải: Hai đoạn thơ viết về hai không gian và hai thời điểm khác nhau. Hai tác giả có hai phong cách khác nhau.