K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chú sang xông nhà cho Bác Vào các dịp lễ tết, vẫn có một số anh chị em “ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân” ở lại trực cơ quan. Mồng một tết âm lịch (năm 1956), nhường anh em khác về quê, tôi ở lại bảo vệ cơ quan. Khoảng 9 giờ sáng, khi mọi người đã rộn ràng đi chúc tết, thì Bác tới. Thấy nhà vắng lặng, chỉ có mỗi mình tôi ngồi ở bàn, Bác mừng tuổi tôi một chiếc bánh chưng, một gói kẹo, chúc...
Đọc tiếp

Chú sang xông nhà cho Bác

Vào các dịp lễ tết, vẫn có một số anh chị em “ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân” ở lại trực cơ quan.

Mồng một tết âm lịch (năm 1956), nhường anh em khác về quê, tôi ở lại bảo vệ cơ quan.

Khoảng 9 giờ sáng, khi mọi người đã rộn ràng đi chúc tết, thì Bác tới.

Thấy nhà vắng lặng, chỉ có mỗi mình tôi ngồi ở bàn, Bác mừng tuổi tôi một chiếc bánh chưng, một gói kẹo, chúc tôi nhân dịp năm mới, rồi Bác hỏi:

– Mồng một tết chú khai bút cái gì đó?

– Thưa Bác, cháu đang viết báo cáo tổng kết công tác năm 1955 của đội ạ.

Bác khen:

– Các chú thật cần cù, chịu khó, quanh năm vất vả. Những ngày mưa dầm gió bấc, Bác ngủ trên nhà, còn các chú phải thức suốt đêm ở dưới vườn. Tết còn phải làm việc.

Bác nói tiếp:

– Chú viết báo cáo ngắn thôi. Kết luận là: toàn đội hết lòng bảo vệ Trung ương Đảng và Chính phủ được an toàn. Không nên nói: bảo vệ Hồ Chủ tịch, vì trong Trung ương Đảng và Chính phủ là có đủ mọi người rồi.

Bác nắm tay tôi:

– Chú sang xông nhà cho Bác đi.

Bác phân công tôi rửa ấm chén, còn Bác thì lau bàn ghế và cắm hoa để đón các đồng chí trong Bộ Chính trị sang chúc tết.

Tết năm ấy, tôi lại là người vui nhất.

Mọi người nghĩ sao về Bác Hồ và mẩu chuyện trên ? Hãy để lại ý kiến của mình ở dưới nhé !

1
2 tháng 8 2018

Bác Hồ là một người ăn nói giản dị, sống thanh đạm, không cầu kì.

Còn ngươi nghĩ sao ?

2 tháng 8 2018

Ta nghĩ ngươi đừng nên nhắc đến ta nữabanh

I. đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi Vào các dịp lễ tết, vẫn có một số anh chị em “ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân” ở lại trực cơ quan. Mồng một tết âm lịch (năm 1956), nhường anh em khác về quê, tôi ở lại bảo vệ cơ quan. Khoảng 9 giờ sáng, khi mọi người đã rộn ràng đi chúc tết, thì Bác tới. Thấy nhà vắng lặng, chỉ có mỗi mình tôi ngồi ở bàn, Bác mừng tuổi tôi một chiếc bánh chưng, một...
Đọc tiếp

I. đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi 

Vào các dịp lễ tết, vẫn có một số anh chị em “ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân” ở lại trực cơ quan. Mồng một tết âm lịch (năm 1956), nhường anh em khác về quê, tôi ở lại bảo vệ cơ quan.

 

Khoảng 9 giờ sáng, khi mọi người đã rộn ràng đi chúc tết, thì Bác tới. Thấy nhà vắng lặng, chỉ có mỗi mình tôi ngồi ở bàn, Bác mừng tuổi tôi một chiếc bánh chưng, một gói kẹo, chúc tôi nhân dịp năm mới, rồi Bác hỏi:

 

– Mồng một tết chú khai bút cái gì đó?

– Thưa Bác, cháu đang viết báo cáo tổng kết công tác năm 1955 của đội ạ.

Bác khen:

– Các chú thật cần cù, chịu khó, quanh năm vất vả. Những ngày mưa dầm gió bấc, Bác ngủ trên nhà, còn các chú phải thức suốt đêm ở dưới vườn. Tết còn phải làm việc.

Bác nói tiếp:

– Chú viết báo cáo ngắn thôi. Kết luận là: toàn đội hết lòng bảo vệ Trung ương Đảng và Chính phủ được an toàn. Không nên nói: bảo vệ Hồ Chủ tịch, vì trong Trung ương Đảng và Chính phủ là có đủ mọi người rồi.

Bác nắm tay tôi:

– Chú sang xông nhà cho Bác đi.Bác phân công tôi rửa ấm chén, còn Bác thì lau bàn ghế và cắm hoa để đón các đồng chí trong Bộ Chính trị sang chúc tết.Tết năm ấy, tôi lại là người vui nhất.

CÂU 1 : NÊU NỘI DUNG 

CÂU 2 : TÌM CÂU ĐẶC BIỆT VÀ NÊU TÁC DỤNG 

CÂU 3 : XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN TRẠNG NGỮ 

CÂU 4 : CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG SANG CÂU BỊ ĐỘNG 

CÂU 5 : VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN VỀ ĐỨC TÍNH CỦA BÁC 

MÌNH CẦN GẤP Ạ!!!!

0
17 tháng 5 2016

Bố và con trai là 2 người nam khác nhau; mẹ và con gái là 2 người nữ khác nhau.

Do đó nhóm này có ít nhất 4 người. Ta sẽ chỉ ra một khả năng nhóm 4 người thỏa mãn yêu cầu bài toán:

Anh và em gái, người anh có 1 con trai và người em gái có 1 con gái.

Đáp án: 4

Chuyện kiêng ngày TếtMột giọng đàn ông hoảng hốt gọi đến sở cảnh sát đêm giao thừa:- Xin báo cho 113 gấp. Tôi ở số nhà… Căn hộ của tôi vừa bị kẻ gian bẻ khoá, chúng đã lấy sạch tiền, vàng…- Ông và gia đình bình tĩnh và cố giữ nguyên hiện trường. Chúng tôi sẽ đến ngay.- Ấy, từ từ cũng được, qua mồng 3 các ông hãy đến, nhà tôi vẫn kiêng người lạ xông đất.- !?Cô dâu làm...
Đọc tiếp

Chuyện kiêng ngày Tết

Một giọng đàn ông hoảng hốt gọi đến sở cảnh sát đêm giao thừa:

- Xin báo cho 113 gấp. Tôi ở số nhà… Căn hộ của tôi vừa bị kẻ gian bẻ khoá, chúng đã lấy sạch tiền, vàng…

- Ông và gia đình bình tĩnh và cố giữ nguyên hiện trường. Chúng tôi sẽ đến ngay.

- Ấy, từ từ cũng được, qua mồng 3 các ông hãy đến, nhà tôi vẫn kiêng người lạ xông đất.

- !?

Kiêng ngày Tết

Cô dâu làm cỗ Tết

Chế tác, bày biện xong xuôi, cô quay ra hỏi chồng.

- Anh ấn tượng nhất với món nào em nấu?

Anh chồng đáp

- Món kia!

- Món kia là món gì?

- Anh cũng không biết gọi nó là… miến hay… cháo nữa!

- !?

Quà Tết ý nghĩa

Một bà già vào shop, hỏi cô nhân viên bán hàng:

- Tôi muốn có một món quà tặng cho con trai tôi nhân ngày Tết!

- Thưa, anh ấy như thế nào ạ để cháu tư vấn cho bà?

- Con trai tôi cao 1,8m, đẹp trai, khỏe mạnh, độc thân. Hơn nữa là thứ gì nó cũng có rồi, nên tôi chẳng biết mua tặng nó thứ gì nữa!

- Vậy bác có thể tặng anh ấy… số điện thoại của cháu được không?

- !?

Nhắc khéo

Tết đến, bố mẹ đi chúc Tết chỉ còn Tý ở nhà.

Một lúc sau có khách tới nhà chúc Tết, Tý ra đón khách:

- Năm mới cháu chúc bác sức khỏe dồi dào, vui vẻ quanh năm ạ!

- Cảm ơn cháu. Thế bố mẹ cháu có ở nhà không?

- Dạ không ạ, bố mẹ cháu đi chúc Tết rồi, chỉ còn cháu với con lợn đất này ở nhà thôi ạ!

Vợ đẹp vì sắp Tết

Cô vợ đi chợ về hớn hở khoe với chồng:

- Anh ạ, hôm nay rất nhiều người khen em xinh và trẻ hẳn ra.

Anh chồng gật gù đáp:

- Ừ, thì sắp Tết mà.

- Tết thì có nghĩa gì với sắc đẹp của em?

- Thì sắp Tết nên ngoài đường thiếu gì kẻ say…

- !?

Sắp Tết mà

Món quà nhỏ nhưng đủ dùng cả năm

Thấy bố mẹ vừa về đến ngõ, cu Tý chạy ra hớn hở khoe:

- Mẹ ơi! Sáng nay có cô Tũn ở bên Mỹ mới đến nhà chơi. Cô tặng cho nhà mình một món quà và nói rằng: “Món quà của cô tuy nhỏ nhưng cũng đủ cho gia đình cháu dùng trong một năm”.

Nghe thế, mẹ cu Tý mừng quýnh, hỏi ngay:

- Món quà gì thế con?

- Dạ, một quyển lịch!

- !?

Nhận tiền lì xì

Bác mừng tuổi đứa cháu lớp 1:

- Bác có một tờ 20k và tờ 50k, cháu lấy tờ nào?

- Cháu lấy tờ màu xanh ạ

- Tại sao cháu thích tờ xanh?

- Vì màu xanh là màu hy vọng

Lúc này ông bác rất vui vì đứa cháu lớp 1 biết nghĩ như vậy!

- Vậy cháu hy vọng gì?

- Cháu hy vọng bác cho cháu nốt tờ kia ạ!

Giá phạt cũng tăng theo ngày Tết

Hai chị hàng xóm đang cãi nhau rất to, một chị văng tục.

Đúng lúc ấy anh tổ trưởng tổ dân phố đi qua nghe thấy vậy bèn phạt chị ta 50 nghìn đồng. Chị hàng xóm tỏ ra không phục cho lắm bèn hỏi anh tổ trưởng:

- Tại sao tháng trước tôi cũng chửi bà ta mà chỉ bị phạt có 30 nghìn đồng?”

Anh tổ trưởng cười:

- Chị không biết gì à?

- Biết gì? - Người phụ nữ hỏi lại.

- Tết đến mọi thứ đều tăng nên giá phạt cũng tăng theo.

3
7 tháng 1 2020

12 nhé

7 tháng 1 2020

Hay! Sắp Tết rồi. Ai đã sắm đồ Tết rồi thì một k đúng vào đây nhé ^^

15 tháng 10 2023

- Lời dẫn: 

+ "nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngà ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực."

→→ Thuộc cách dẫn gián tiếp.Vì: lời dẫn không được đặt trong dấu ngoặc kép, là lời của chú lái máy bay nhưng được anh thanh niên thuật lại

+ "Thế là một - hoà nhé !"

→→ Thuộc cách dẫn trực tiếp.Vì: lời dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép, thể hiện đây là lời nói nguyên văn của nhân vật

Chuyện này thì lâu lắc lâu lơ rồi, em chỉ nhớ lộn xộn và đại khái thôi nhưng cái hồi xảy ra í nó cũng làm “nhân sinh quan” của em suy chuyển kha khá.Đấy là vào năm … Mậu Tý (:P – đổi giọng tí nghe cho huyền bí), năm trước Mậu Tý là Đinh Hợi, mà các cụ các mợ biết cái năm Đinh Hợi đấy tình hình sinh đẻ nó tràn trề như nào rồi đấy. Đi đâu cũng thấy bầu bí, công sở vắng...
Đọc tiếp

Chuyện này thì lâu lắc lâu lơ rồi, em chỉ nhớ lộn xộn và đại khái thôi nhưng cái hồi xảy ra í nó cũng làm “nhân sinh quan” của em suy chuyển kha khá.

Đấy là vào năm … Mậu Tý (:P – đổi giọng tí nghe cho huyền bí), năm trước Mậu Tý là Đinh Hợi, mà các cụ các mợ biết cái năm Đinh Hợi đấy tình hình sinh đẻ nó tràn trề như nào rồi đấy. Đi đâu cũng thấy bầu bí, công sở vắng tanh vì các chệ nghỉ chế độ và các anh nghỉ phép (chăm vợ đẻ). Cơ quan em đóng góp tới 6 lợn vàng, cái tổ của em chiếm 4 chú liền. Tổ có 6 người trừ một chị nghỉ sinh, 2 đứa thực tập (trong đó có em) là 3 anh có vợ mới sinh, thành ra chủ đề bàn tán nhiều nhất là chuyện chăm vợ chăm con, kiêng cữ… đủ kiểu, nghe ù hết cả đầu.

Có một thời kỳ cứ thấy các anh chụm lại tìm tài liệu, sau đó bàn tán trao đổi về vấn đề Trầm cảm sau sinh. Hồi đó khái niệm này mới, em nhớ khi phụ các anh tìm tài liệu gần như toàn phải đọc bằng tiếng anh. Nguyên nhân là vợ anh A có nhiều biểu hiện lạ như: không chịu bế con, hay khóc lóc vật vã, hay nói chuyện một mình… Sau nghiên cứu, tìm hiểu hàng tập tài liệu cả đội em đều thống nhất kết luận là TCSS ( Trầm Cảm Sau Sinh ), anh A cũng tích cực chăm sóc vợ, đưa đi khám sức khỏe tâm thần, làm đủ xn rồi thuốc thang, đón cả mẹ lên phối hợp cùng mẹ vợ trông nom.

Tình hình vẫn không biến chuyển, có thể do chưa đúng bệnh hay vì nguyên nhân gì khác? Chẳng ai biết được, em chỉ thấy nhà anh ấy nháo nhào còn anh í thì mệt mỏi rõ ràng, liên tục phải nghỉ làm.

📷

Đến một hôm, rảnh rỗi bọn em ngồi tán chuyện, một anh khác trong đội, tên H, nói: em có thấy chuyện nhà anh A lạ không? Tcss thường bắt đầu từ trong tháng đầu chứ nhà nó 7 tháng mới bị đến giờ con gần 1 tuổi rồi vẫn chưa khỏi, có khi bệnh khác rồi. Anh bảo nó cho vợ đi chụp não xem, mà chụp chiếu xn, khám tâm lý các kiểu chả bị làm sao mới quái chứ.

Một hôm khác sếp có nhắc nhở việc anh A cứ nghỉ suốt, lại còn “mê tín, cúng bái suốt ngày”.
Thành thử gặp anh A đi làm em mới hỏi thăm. Anh ấy kể đúng là bây giờ nhà anh đi cầu khắp nơi, mệt mỏi vô cùng. Chị T, vợ anh, vẫn không đỡ mà còn nặng hơn trước. Có đêm đang ngủ con khóc chị nhất định không bế, cả nhà đang dọn mâm chị hất đổ mâm cơm, rồi bỏ ăn, dỗ thế nào cũng không chịu ăn. Kỳ lạ nhất là chị cứ nói là có người lạ trong nhà, người ấy cấm không cho chị bế con, giành đồ ăn không cho chị ăn cơm, rồi có khi đang yên lành tự dưng chỉ ra cửa bảo có người đòi vào nhà xong ôm mặt khóc…

Lạ hơn nữa là về nhà chồng ở quê thì đỡ hơn, ăn tốt ngủ ngon, chỉ về đến cửa nhà trên HN là lại bắt đầu như cũ, khóc triền miên và ném bát đũa.

Đi xem thầy thì bảo khu nhà trọ của gia đình chị ngày xưa có người tự tử giờ về ám, nói thêm là nhà chị đất rộng, bố mẹ xây hàng loạt nhà cấp 4, phân thành các phòng bé bé cho sv trọ, khi lấy chồng thì 2 vc về ở cùng bố mẹ trong căn phòng đầu hồi, sát dãy nhà trọ phía dưới. Thầy khác lại bảo do đời trước nhà chị có người quăng bát hương ra đồng nên con cháu nhận quả báo… chẳng biết đâu mà lần.

Chuyện cứ dùng dằng mãi, anh vẫn đưa vợ đi khám định kì, dùng thuốc tây y, cứ nghe danh bs tâm lí nào tốt lại đi chữa. Hai bà mẹ vẫn tích cực cầu cúng khắp nơi. Chị vẫn thất thường lúc ổn lúc không, cũng chả đi làm tiếp ở đâu được. Em có đến gặp mấy lần thì thấy xanh xao héo hắt, còn không chạy xe máy nổi, đi đâu cũng phải có người kèm.
Sau em chuyển tổ, không hỏi thăm mấy nữa, nghe đâu 2010 anh chị mua cc chuyển ra ngoài ở. Hồi 2013 em có gặp lại, chị sinh đứa thứ 2, nhanh nhẹn tươi tỉnh, đi làm rồi. Hỏi thì anh A bảo chả biết sao lại khỏi luôn.

Sếp em sau vụ này thấy chủ nghĩa duy vật cũng hơi lung lay. Cụ thể là sếp không còn phản đối mạnh các việc tâm linh, đầu năm có tổ chức đi lễ cũng không sợ bị sếp phạt nữa ;))

0
1.Tên ba vị thần tượng trưng cho sự giàu sang , hạnh phúc & sức khỏe?2. Đây là 1 nghi lễ phong tục mà khi gặp nhau vào các ngày tết thường thực hiện và chào hỏi nhau.3. Tên của 1 mâm trái cây có 3 thứ quả không thể thiếu của các gia đình trong dịp tết nói lên ước mong khiêm nhường không cầu kỳ cao sang lắm?4. Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác ?5. Đây là 1 hoạt động truyền thống mang...
Đọc tiếp

1.Tên ba vị thần tượng trưng cho sự giàu sang , hạnh phúc & sức khỏe?

2. Đây là 1 nghi lễ phong tục mà khi gặp nhau vào các ngày tết thường thực hiện và chào hỏi nhau.

3. Tên của 1 mâm trái cây có 3 thứ quả không thể thiếu của các gia đình trong dịp tết nói lên ước mong khiêm nhường không cầu kỳ cao sang lắm?

4. Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác ?

5. Đây là 1 hoạt động truyền thống mang lại sự may mắn của 2 con vật truyền thuyết biểu tượng của mùa xuân do các vũ công điều khiển

6. Ngày tết các thầy đồ thưởng làm gi`?

7. Vị khách đầu tiên đến nhà chúc tết được gọi là … ?

8. Khoảng khắc chuyển tiếp từ năm này sang năm khác … ?

9. Nghi lễ diễn ra vào ngày 23 tháng chạp âm lịch gọi là gi`?

10. Một phong tục tập quán từ lâu đời của Việt Nam vào ngày tết ?

Nhanh thì mk thk , nhớ đúng mới đc

 

4
6 tháng 2 2018

1) Phúc,Lộc,Thọ

2)chúc tết

3)Măng cầu, dừa, đu đủ

4)tết ta

5)múa lân

6)viết câu đố, câu đối

7) người xông nhà

8)giao thừa

9)cúng ông công, ông táo

10)đi lễ chùa 

Bạn đúng rồi đó, bạn nhắn tin với mk đi, mk buồn lắm

Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết:“Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái...
Đọc tiếp

Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết:

“Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.”

(SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2020)

Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời văn bản. Xét về mục đích nói, câu in đậm thuộc kiểu câu nào?

Câu 2: Trong đoạn trích, điều gì khiến anh thanh niên “sống thật hạnh phúc”? Qua đó, em hiểu gì về nhân vật?

0
Những câu đố vui về ngày Tết Nguyên Đán1) Vị khách đầu tiên đến nhà mình vào ngày tết được gọi là ......?2) Hoa tượng trưng vào ngày tết cho miền Bắc?3) Hoa tượng trưng cho ngày tết ở miền Nam?4) Sau khi chúc tết, các bạn sẽ nhận được thứ gì? Bằng tiếng Anh nha!5) Tháng hai âm lịch còn có tên gọi khác là gì?6) Tháng mười hai âm lịch còn có tên gọi khác là gì?7) Dương lịch và âm...
Đọc tiếp

Những câu đố vui về ngày Tết Nguyên Đán
1) Vị khách đầu tiên đến nhà mình vào ngày tết được gọi là ......?
2) Hoa tượng trưng vào ngày tết cho miền Bắc?
3) Hoa tượng trưng cho ngày tết ở miền Nam?
4) Sau khi chúc tết, các bạn sẽ nhận được thứ gì? Bằng tiếng Anh nha!
5) Tháng hai âm lịch còn có tên gọi khác là gì?
6) Tháng mười hai âm lịch còn có tên gọi khác là gì?
7) Dương lịch và âm lịch khác nhau như thế nào?
8) Bánh trời, bánh đất có tên gọi khác là gì?
9) Trái gì xanh vỏ đỏ lòng?
10) Tên ba vị thần tượng trưng cho sự giàu sang, hạnh phúc và sức khỏe?
11) Các thầy đồ thường làm gì vào ngày tết?
12) Loại cây đặc trưng cho ngày tết, không có hoa mà cũng không có trái?
13) Trong 12 con giáp, con nào nổi tiếng nhờ phụ nữ? 
14) Anh ngồi đâu em cũng ngồi hầu
Yêu anh em mới mớn trầu cho em?

1
10 tháng 2 2018

1. người xông nhà 

2. hoa đào

3. hoa mai 

4. lì xì . tiếng anh ; lucky money

7. dương lịch là tính theo mặt trời còn âm lichij tính theo mặt trăng 

8. bánh chưng , bánh giầy

9. dưa hấu

10 . ba ông : phúc , lộc , thọ

11 . viết câu đối đỏ 

12. cây nêu

13. con dê