Hãy kể lại công việc diễn ra hàng ngày ở gia đình em.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tên là Hoàng Minh Lan, năm nay em vừa bước vào lớp bốn, trường Tiểu học Phương Đông. Gia đình em gồm bốn người: Bố, mẹ và em trai 3 tuổi của em. Mỗi ngày sau khi đi học về, em lại phụ giúp bố mẹ một vài công việc nhỏ và chuẩn bị sách vở cũng như bài tập về nhà của mình.
Lên lớp bốn, thời khóa biểu của em có những thay đổi nhỏ, thay vì học vào buổi chiều như lớp ba thì chúng em được học vào buổi sáng, còn được nghỉ buổi chiều. Vậy nên, mỗi sáng, sau khi thức dậy, em đều đến trường và về nhà vào buổi trưa, sau khi tan học.
Khi về đến nhà là mười giờ ba mươi phút, em cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm trưa để cả gia đình em quây quần ăn cơm cùng nhau. Em phụ giúp mẹ các công việc nhỏ như nhặt rau, rửa chén, bát, xoong nồi bẩn, còn mẹ em phụ trách nấu các món ăn ngon cho cả gia đình.
Sau bữa ăn, gia đình em quây quần bên chiếc bàn ngoài phòng khách, trò chuyện vui vẻ. Mười hai giờ trưa, mẹ đưa em trai đi học, mẹ và bố nghỉ trưa rồi thức dậy và đi làm. Còn em thì có thể ngồi làm những bài tập mà thầy cô giao về nhà.
Đến buổi chiều, nhiệm vụ của em là đi đón em. Em trai học ở trường mẫu giáo, cách nhà khoảng hơn một ki lô mét, vậy nên, em thong dong trên chiếc xe đạp nhỏ để đón em về. Khoảng năm giờ chiều, mẹ em đi làm về với một giỏ đồ rau củ trên tay. Mẹ nói mẹ đi làm về nên tiện tạt qua khu chợ đầu làng, mua chút đồ về nấu cơm cho cả nhà.
Em lại bắt tay vào phụ giúp mẹ nấu nướng. Lúc thì nhặt rau, lúc thì rửa chén, ... Được một lúc, mẹ giục em đi quét sân, quét nhà để nhà cửa luôn được sạch sẽ. Sau đó, em đi tắm rửa và sửa soạn bữa tối giúp gia đình.
Kết thúc bữa tối, cả nhà em lại quây quần bên chiếc tivi với chương trình thời sự đặc sắc. Bố mẹ rôm rả kể những câu chuyện trong ngày còn em thì sửa soạn sách vở theo thời khóa biểu cho chương trình học ngày mai. Mười giờ, em lên giường đi ngủ, kết thúc một ngày với bao niềm vui, bao điều hạnh phúc.
Những công việc sau giờ học của em tuy không có gì đặc biệt nhưng lại mang đến cho em niềm vui nho nhỏ. Bởi khi làm những công việc ấy, em được phụ giúp mẹ, phụ giúp gia đình và cho em những trải nghiệm thật mới mẻ.
hc tốt!
bn đăng câu hỏi hơi muộn!
cre: thuthuat
Trong gia đình em mẹ là người quán xuyến tất cả mọi việc. Từ nấu cơm đến dọn dẹp nhà cửa. Nhờ có mẹ mà nhà em lúc nào cũng gọn gàng sạch sẽ.
Mẹ em năm nay đã gần 40 tuổi. Mẹ không cao, dáng người hơi đậm nhưng di chuyển rất nhanh và hoạt bát. Đôi tay mẹ hơi thô ráp nó không còn mềm mại như thời còn con gái do mẹ phải chăm lo cho gia đình nhiều. Mẹ là mẫu người phụ nữ chăm chỉ. Nhà chỉ cần hơi bụi, hơi bẩn một chút thôi là mẹ sẽ lấy rẻ lau nhà ra lau chùi. Mỗi lần mẹ lau dọn nhà cửa, mẹ lại búi gọn mái tóc xoăn dài của mình ra sau gáy để lộ khuôn mặt tròn trịa. Đôi mắt mẹ đen láy và rất tinh anh.Chỉ nhìn lướt qua mẹ đã thấy chỗ nào bẩn, chỗ nào bụi để lau chùi. Khi mẹ em dọn nhà mẹ rất cẩn thận và tỉ mỉ. Mẹ dùng rẻ lau từ đầu nhà tới cuối nhà. Không bỏ sót một chỗ. Mỗi khi mẹ lau xong nhà em trông như mới hẳn lại còn ngào ngạt hương thơm của nước lau nhà. Rồi mẹ giặt rẻ đi lau bàn ghế. Mẹ lật từng miếng đệm lót ghế lên, lau cẩn thận bên dưới ghế, không để lại một hạt bụi nào.
Những công việc nhà mẹ làm đều là những công việc không tên, dù chẳng ai công nhận hay tuyên dương mẹ. Nhưng em biết đó là những công việc khiến mẹ rất tốn công tốn sức. Em lại càng thương mẹ hơn. Ngày nào mẹ cũng làm những công việc này mà chẳng bao giờ mẹ kêu than gì cả. Có những hôm, mẹ đi làm cả ngày về, sau khi vào bếp nấu bữa tối, mẹ lại đi dọn dẹp nhà cửa. Mẹ cứ luôn chân luôn tay như vậy cho tới khi tối muộn mẹ mới đi nghỉ. Khi dọn xong em còn thấy được sự mãn nguyện, vui vẻ của mẹ khi mà ngôi nhà đã trở nên sạch sẽ và gọn gàng. Mẹ em thường bảo: “Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm”. Nên phải thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để cho nhà cửa luôn sạch đẹp. Người khác vào chơi cũng sẽ không cười nhà mình.
Em rất thương mẹ. Em tự hứa sẽ giúp mẹ nhiều hơn trong việc nhà. Còn nhỏ thì làm việc nhỏ, khi lớn sẽ làm việc lớn. Nhất định em sẽ giúp đỡ mẹ nhiều hơn để cho mẹ đỡ vất vả và có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn.MONG ĐC K
bạn tham khảo nhé
Tôi là một bà lão sống ở làng Đông Xá, hàng xóm của gia đình chị Dậu, cái thân phận thấp cổ bé họng như chúng tôi thật khốn khổ. Nhất và vào mùa sưu thuế, liệu bạn có tận mắt chứng kiến cảnh gán vợ đợ con, mua rẻ bán đắt, vay lãi với giá cắt cổ chỉ để đủ tiền sưu? Cảnh nào cũng có cả! Gia đình chị Dậu cũng là một trong gia đình khốn cùng đến vậy.
Tôi ở sát vách nhà chị Dậu, gia đình chị thuộc "nhất nhì trong hạng cùng đinh" của làng quê nghèo này. Vì vừa phải lo hai cái tang, anh Dậu lại ốm yếu nên mấy hôm nay chị phải chạy vạy ngược xuôi để có đủ tiền nộp suất sưu cho chồng. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Chị không làm cách nào khác đành phải đứt ruột đem cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi, bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài. Ngờ đâu chị lại còn buộc phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái ! Thật là cùng đường. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết.
Hôm trước anh Dậu chết đi sống lại bị bọn chức sắc vác trả về nhà. Người xanh như tàu lá. Cả xóm chúng tôi phải xúm vào cứu anh mới tỉnh lại, thương tình cả nhà chịu đói từ hôm qua, tôi đem cho bát gạo để chị nấu cháo ăn tạm.
Mới sáng sớm tiếng mõ, tiếng tù và inh ỏi, tiếng chó sủa vang các xóm. Lo lắng rằng anh Dậu còn chưa khỏi, tôi vội chạy sang giục bảo anh đi trốn. Vừa sang thì chị Dậu đang quạt cháo cho bớt nóng. Tôi hỏi: "Bác trai đã khá rồi chứ?"
- "Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường." - chị Dậu đáp.
Tôi bèn khuyên bảo anh nhanh đi đâu trốn thì trốn, chứ nằm đấy bọn cai lệ với người nhà lí tưởng lại qua thúc sưu, họ đánh cho thì khổ. Chị cũng dạ vâng, nhưng muốn cho anh Dậu ăn một chút cháo cho tỉnh người rồi tính. Tôi nghĩ kể cũng phải, người ốm bụng đói thì chịu sao nổi? Tôi vừa lo lắng vừa quay về nhà.
Vừa mở cửa nhà, đã nghe tiếng chân rình rịch đằng sau thì tôi lại vội chạy ra xem thì thấy bọn tay sai sầm sập chạy vào nhà chị Dậu. Trông bọn chúng mới dữ tợn làm sao? Tôi thấy anh Dậu hoảng sợ lăn đùng ra phản, chắc anh còn chưa húp được miếng cháo thì chúng đến, chị Dậu thì cuống quít van xin nhẫn nhịn van xin nhưng chúng nào có tình người, tên cai lệ vừa quát tháo vừa bịch vào ngực chị rồi sấn đến để trói anh Dậu. Có lẽ không thể chịu được, chị Dậu bèn liều mạng cự lại:
- "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!"
Chị này cứng cỏi thật đấy! Mà đó là cái lẽ đương nhiên ở đời ai cũng phải biết: Ốm tha già thải. Thế mà tên cai lệ bất nhân kia chẳng thèm biết đến, hắn đánh "bốp vào mặt chị" rồi nhảy phắt đến bên anh Dậu. Đúng là tức nước thì phải vỡ bờ, chị nghiến hàm răng gằn lên:
- "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!"
Có lẽ bằng với sức mạnh của tình yêu thương và lòng căm thù ngùn ngụt. Chị Dậu đã quật ngã tên cai lệ. Hắn ta lẻo khoẻo nghiện ngập nên chỉ cần chị Dậu xô cho một cái đã ngã nhào ra thềm. Vậy mà hắn ta vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Đến chết vẫn giữ nguyên bản chất!
Tên người nhà lí trưởng còn có gậy trong tay giơ lên trực vụt chị Dậu nhanh như cắt chị tóm được hai bên giằng co du đẩy nhau. Cuộc chiến này không kết thúc chóng vánh như khi chị đánh tên cai lệ. Nhưng cuối cùng chị Dậu cũng túm tóc lẳng cho người nhà lí tưởng một cái ngã nhào ra thềm. Cái cảm giác lúc ấy mới sung sướng làm sao! Cái ác đã bị trừng trị. Nhưng vào đó, tôi càng lo cho chị Dậu hơn. Đánh người nhà nước sẽ bị chúng khép vào tội tù đày thì thật khốn khổ. Anh Dậu can ngăn vợ. Nhưng chị Dậu rất dắn dỏi mạnh mẽ cương quyết:
- "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...."
Thật vậy, Người nông dân chúng tôi bị dồn vào mức đường cùng chỉ có con người duy nhất là tự mình đứng lên đấu tranh giải phóng cuộc đời của chúng tôi. Tôi chỉ mong rằng, một xã hội mới sẽ tới, còn xã hội thối nát này sớm bị xóa bỏ thì tốt rồi!
Hoàn cảnh nhà anh Dậu ai ai cũng biết, tôi là hàng xóm với nhà anh Dậu đã lâu, cũng biết được sự khó khăn của nhà ấy. Sáng nay, tôi đang trong bếp thì chị Dậu chạy sang vay ít gạo về nấu cháo, nghe nói là anh Dậu bị bọn quan sai đánh đau lắm, nghĩ mà thương.
Nhà anh chị Dậu cũng khổ lắm, nhà thì rõ đông con mà được năm lại mất mùa cũng khiến cho đã nghèo lại còn khó. Không chỉ thế mà việc sưu thuế cũng khiến gia đình nhà ấy lao đao. Chị Dậu phải bán cả khoai, đàn chó và cả cái Tí đi nữa mới đủ để nộp tiền sưu thuế cho anh Dậu. AI nào ngờ bọn quan lại còn bắt gia đình anh chị đóng thêm khoản sưu thuế cho người em trai đã chết của anh từ năm trước. Gia đình không biết xoay sở ra sao, không còn gì để bán mà nộp thuế. Nên chúng mới bắt anh Dậu lên trói và đánh cho một trận, sáng nay mới thả về.
Chị Dậu về được một lúc, tôi nghe thấy có tiếng trống, tiếng láo nháo của bọn cai lệ đang đi đến nhà anh Dậu. Tôi chạy theo sau, sang thì đã thấy chị Dậu đã quỳ gối xin chúng, nhưng chúng nào có nghe vẫn cứ nhảy vào, xông tới đánh anh Dậu. Anh Dậu làm gì còn sức mà tránh đòn roi của bọn cai lệ. Nhưng cảnh này bà con hàng xóm ai cũng thương xót nhưng cũng không có ai dám vào giúp đỡ. Đang mải nhìn anh Dậu không hiểu sao lại thấy bọn cai lệ ngã nhào ra đất, kêu đau ầm ĩ. Nhìn kĩ lại mới thấy chị Dậu đẩy ngã bọn chúng chỏng quèo ra đất. Không biết sức mạnh ở đâu mà chị Dậu dám làm thế. Bọn cai lệ bị ngã mà vẫn luôn miệng chửi rủa, chị Dậu vẫn không sợ, thằng nào dám xúm lại gần anh Dậu là chị Dậu lại đẩy cho ngã dúi dụi. Bọn cai lệ sợ quá bỏ chạy, vậy là anh Dậu được an toàn. Nhưng chúng vẫn nói vọng vào với cái giọng hống hách rằng sẽ cho chị và anh Dậu ở tù.
Thật thương cho gia đình anh chị, không biết đến bao giờ gia đình ấy mới được bình yên. Ai trong chúng tôi cũng mong là sẽ hết được đợt sưu thuế này. Chứ không cả làng không ai là tránh được cái nạn này.
Trả lời:
Những việc ở nhà em làm giúp bố mẹ là:
tưới cây quét nhà
lau bàn trông em
vo gạo nhặt rau
rửa rau gấp quần áo
- Cha mẹ chia sẻ với nhau trong công việc (góp ý, trao đổi, bàn bạc).
- Cha đón em bé sau giờ làm việc.
- Cha mẹ cùng nhau đi siêu thị mua sắm.
- Em giúp cha mẹ đón em, cho em ăn, tắm rửa và chơi với em.
- Em quét dọn nhà cửa, rửa ấm trà cho cha.
- Cha chăm sóc em khi mẹ đi công tác vắng...
- Cha mẹ chăm sóc lo lắng cho em khi em đau ôm,...
- Cha mẹ đưa em về quê thăm ông bà...
- Cha mẹ chia sẻ với nhau trong công việc (góp ý, trao đổi, bàn bạc).
- Cha đón em bé sau giờ làm việc.
- Cha mẹ cùng nhau đi siêu thị mua sắm.
- Em giúp cha mẹ đón em, cho em ăn, tắm rửa và chơi với em.
- Em quét dọn nhà cửa, rửa ấm trà cho cha.
- Cha chăm sóc em khi mẹ đi công tác vắng...
- Cha mẹ chăm sóc lo lắng cho em khi em đau ôm,...
- Cha mẹ đưa em về quê thăm ông bà...
Trả lời:
Công việc dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa cùng gia đình để phòng chống dịch corona:
+ Giặt giũ, làm sạch rèm cửa, thảm trải sàn 1 tháng/lần để giảm bớt virus, vi khuẩn bám vào.
+ Giặt khăn lau bếp với chất tẩy rửa và phơi khô.
+ Mở cửa sổ, giặt giũ chăn gối thường xuyên, loại bỏ các đồ vật cũ, bám bụi, không dùng đến.
+ Vệ sinh những vật dụng như: điều khiển TV, điều hoà, bàn phím máy tính.
+ Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.
+ Thường xuyên lau nền nhà, những nơi có nguy cơ là "ổ chứa" virus, vi khuẩn như nhà vệ sinh, bồn cầu, thang máy, tay nắm cửa... và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.
+ Loại bỏ những vật dụng cũ, ẩm mốc, không còn sử dụng.
+ Thay bàn chải, khăn mặt, khăn tắm định kỳ 3 tháng/lần.
+ Tránh dùng chung ly, cốc uống nước để ngừa lây nhiễm virus corona.
Hok tốt!
Vuong Dong Yet
- Cha mẹ chia sẻ với nhau trong công việc (góp ý, trao đổi, bàn bạc).
- Cha đón em bé sau giờ làm việc.
- Cha mẹ cùng nhau đi siêu thị mua sắm.
- Em giúp cha mẹ đón em, cho em ăn, tắm rửa và chơi với em.
- Em quét dọn nhà cửa, rửa ấm trà cho cha.
- Cha chăm sóc em khi mẹ đi công tác vắng...
- Cha mẹ chăm sóc lo lắng cho em khi em đau ôm,...
- Cha mẹ đưa em về quê thăm ông bà...
Nhà tôi ở xa trường nên những buổi trưa, tôi thường phải ở lại, vào quán ăn cơm. Và ở cái quán cơm quen thuộc này, tôi đã được chứng kiến một câu chuyện thật xúc động.
Lần đầu tiên bước chân vào quán, tôi còn đang bỡ ngỡ... thì một người phụ nữ khoảng chừng bốn mươi tuổi đi đến hỏi han, và phục vụ tận tình. Nhìn cô tôi không khỏi chạnh lòng, gương mặt cô xanh xao, gầy gò, đặc biệt là đôi mắt, đôi mắt ngơ ngác như vừa trải qua một việc gì đó kinh hoàng. Nhìn nhanh sang phía bên kia, tôi thấy một người phụ nữ khác trông nhanh nhẹn và tháo vát đang lúi húi làm việc trong bếp lò, vừa làm vừa nhìn lại cô, tôi hiểu vai trò của cô ở nơi này. Vâng, họ là bà chủ và cô giúp việc! Nhưng một điều lạ là họ nói chuyện với nhau, gọi nhau rất nhẹ nhàng, thân mật giống như người trong một nhà vậy.
Một bé gái chừng độ 9 tuổi chạy ra níu áo cô. Tôi mỉm cười hỏi:
- Con gái cô đây ạ?
Người đàn bà ngơ ngác gật đầu, rồi mang bát đũa ra cho khách. Quán vắng người. Cái thị trấn nhỏ này chỉ có mấy cô chú làm ở cây xăng, hoặc vài người chuyến hàng từ miền ngoài vào là khách của quán cơm trưa duy nhất. Mẹ con người làm thuê thường phải mang cơm ra tận nơi làm của họ. Hôm đó, tôi mới có dịp hỏi chuyện về mẹ con người đi ở. Bác chủ quán mới thong thả kể:
Người đàn bà ấy vốn là một đứa trẻ mồ côi, rồi lớn lên, lấy chồng, lại bị nhà chồng hắt hủi, đến nỗi phải bỏ nhà ra đi. Chị có con, nhưng người chồng tệ bạc cũng không nhận. Cuối cùng, chị phải bế con đi ăn xin.
Cuộc đời khổ ải khiến chị trở thành một người ngơ ngác. Đôi mắt lúc nào cũng ngây ngây. Và chị sợ, luôn sợ một cái gì đó, có lúc ánh mắt trông hoang dại, thật đáng thương.
Đến thị trấn này, hai mẹ con người đàn bà tội nghiệp đã gặp bác chủ quán. Công việc chẳng nhiều, nhưng bác trai vốn là một thầy giáo, cả hai bác giàu lòng thương người cứ nhận họ về ở, vừa để giúp việc cho gia đình, vừa để tạo điều kiện cho mẹ con họ có chỗ ăn chỗ ở. Rồi mấy năm sau, hai bác còn cho đứa con gái nhỏ được đi học.
Chỉ vì cuộc đời xô đẩy mà mẹ con họ ra nông nỗi này! Biết bao giờ mẹ con chị mới có một mái nhà để sống như những người bình thường khác? Tôi thầm cảm ơn bác chủ quán và thầy giáo đã cho hai mẹ con tội nghiệp ấy một chỗ ở, một nơi làm, dù chỉ tạm bợ, để những đêm đông giá lạnh hay những ngày mưa bão, mẹ con họ có chỗ nương nhờ.
Tấm lòng của gia đình bác thật đáng trân trọng. Tôi mong sao mẹ con họ sẽ còn gặp được nhiều tấm lòng hảo tâm như vậy để có một ngày mai tươi sáng hơn.
Nhà tôi ở xa trường nên những buổi trưa, tôi thường phải ở lại, vào quán ăn cơm. Và ở cái quán cơm quen thuộc này, tôi đã được chứng kiến một câu chuyện thật xúc động.
Lần đầu tiên bước chân vào quán, tôi còn đang bỡ ngỡ... thì một người phụ nữ khoảng chừng bốn mươi tuổi đi đến hỏi han, và phục vụ tận tình. Nhìn cô tôi không khỏi chạnh lòng, gương mặt cô xanh xao, gầy gò, đặc biệt là đôi mắt, đôi mắt ngơ ngác như vừa trải qua một việc gì đó kinh hoàng. Nhìn nhanh sang phía bên kia, tôi thấy một người phụ nữ khác trông nhanh nhẹn và tháo vát đang lúi húi làm việc trong bếp lò, vừa làm vừa nhìn lại cô, tôi hiểu vai trò của cô ở nơi này. Vâng, họ là bà chủ và cô giúp việc! Nhưng một điều lạ là họ nói chuyện với nhau, gọi nhau rất nhẹ nhàng, thân mật giống như người trong một nhà vậy.
Một bé gái chừng độ 9 tuổi chạy ra níu áo cô. Tôi mỉm cười hỏi:
- Con gái cô đây ạ?
Người đàn bà ngơ ngác gật đầu, rồi mang bát đũa ra cho khách. Quán vắng người. Cái thị trấn nhỏ này chỉ có mấy cô chú làm ở cây xăng, hoặc vài người chuyến hàng từ miền ngoài vào là khách của quán cơm trưa duy nhất. Mẹ con người làm thuê thường phải mang cơm ra tận nơi làm của họ. Hôm đó, tôi mới có dịp hỏi chuyện về mẹ con người đi ở. Bác chủ quán mới thong thả kể:
Người đàn bà ấy vốn là một đứa trẻ mồ côi, rồi lớn lên, lấy chồng, lại bị nhà chồng hắt hủi, đến nỗi phải bỏ nhà ra đi. Chị có con, nhưng người chồng tệ bạc cũng không nhận. Cuối cùng, chị phải bế con đi ăn xin.
Cuộc đời khổ ải khiến chị trở thành một người ngơ ngác. Đôi mắt lúc nào cũng ngây ngây. Và chị sợ, luôn sợ một cái gì đó, có lúc ánh mắt trông hoang dại, thật đáng thương.
Đến thị trấn này, hai mẹ con người đàn bà tội nghiệp đã gặp bác chủ quán. Công việc chẳng nhiều, nhưng bác trai vốn là một thầy giáo, cả hai bác giàu lòng thương người cứ nhận họ về ở, vừa để giúp việc cho gia đình, vừa để tạo điều kiện cho mẹ con họ có chỗ ăn chỗ ở. Rồi mấy năm sau, hai bác còn cho đứa con gái nhỏ được đi học.
Chỉ vì cuộc đời xô đẩy mà mẹ con họ ra nông nỗi này! Biết bao giờ mẹ con chị mới có một mái nhà để sống như những người bình thường khác? Tôi thầm cảm ơn bác chủ quán và thầy giáo đã cho hai mẹ con tội nghiệp ấy một chỗ ở, một nơi làm, dù chỉ tạm bợ, để những đêm đông giá lạnh hay những ngày mưa bão, mẹ con họ có chỗ nương nhờ.
Tấm lòng của gia đình bác thật đáng trân trọng. Tôi mong sao mẹ con họ sẽ còn gặp được nhiều tấm lòng hảo tâm như vậy để có một ngày mai tươi sáng hơn.