K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2021

Bạn tham khảo:

Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài kể về cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai anh em trong truyện. Khi đọc câu chuyện, tôi cảm thấy rất xúc động thương cảm trước cảnh chia tay của hai anh em khi phải chia búp bê và khi chia tay cả mái trường, thầy cô.

Hai nhân vật chính trong truyện chính và Thành và Thủy. Cha mẹ của Thành và Thủy ly hôn, hai anh em buộc phải chia tay nhau. Cả Thành và Thủy đều không muốn điều này. Trước đêm chia tay Thành và nghe đến tiếng nức nở, tức tưởi của em. Thành chỉ dám cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, mà nước mắt cứ tuôn.

Thành và Thủy rất yêu thương nhau. Thủy từng mang kim chỉ ra để vá áo cho anh. Do hồi đó, anh đi chơi đá bóng bị xoạc một miếng áo rất to, sợ mẹ mắng nên thủy để vá áo. Từng mũi kim thoắt thoắt của em mà Thành cảm nhận được. Chiều nào Thành cũng đón em cùng nắm tay và trò chuyện rất vui vẻ. Vậy mà giờ đây, hai anh em phải chia tay nhau. Đến khi phải chia những con búp bê. Thành thương em nên để lại hết đồ chơi cho em từ bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy không quan tâm đến những món đồ chơi đó. Chỉ khi thấy Thành chia hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ thì Thủy lại không muốn chia rẽ chúng. Hai con búp bê cũng giống như hai anh em Thành và Thủy. Cả hai đều không muốn phải chia ly.

Khi Thành dẫn em đến trường chia tay cô gái và các bạn. Cô giáo nhìn thấy Thủy đứng ngoài lớp. Cả lớp ai cũng thương em khi biết đến hoàn cảnh của Thủy. Cô tặng Thủy quyển vở và cây bút màu có nắp vàng. Nhưng Thủy không nhận vì em không được đi học nữa. Khi nghe đến vậy ai cũng bàng hoàng, rồi thương cho Thủy. Từ trường trở về, Thành và Thủy đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, cuộc chia tay quá đột ngột khiến cả hai bàng hoàng. Thủy chạy vào nhà lấy con Vệ Sĩ đưa cho Thành để nó gác cho anh ngủ. Nhưng sau đó, cô bé lại đem cả con Em Nhỏ lại cho anh và bắt anh hứa không bao giờ để chúng phải xa nhau nữa.

 

Câu chuyện nói đến tình cảm của hai anh em Thành và Thủy để cho chúng ta thấy tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình vô cùng thiêng liêng. Sự chia tay của những con búp bê ngây thơ, vô tội cũng giống như Thành và Thủy. Nhưng rồi Thủy vẫn quyết định để lại hai con búp bê để chúng không phải xa nhau như hai anh em.Câu chuyện để lại cho chúng ta bao suy nghĩ về vai trò của người lớn, lỗi lầm của người lớn mà để những đứa trẻ phải gánh chịu.

Câu chuyện để lại cho người đọc nhiều cảm xúc lớn lao để tình cảm gia đình nhất là tình cảm anh em. Truyện nhắc nhở chúng ta cần biết nâng niu, quý trọng hạnh phúc gia đình. Nó là mái ấm của mỗi chúng ta.

13 tháng 9 2021

Trong bài "cuộc chia tay của những con bút bê " là nới về tình cảm của 2 anh em khánh và Thủy giống như 2 con bút bê gắn bó với nhau cả một tuổi thơ bên cạnh nhau 

mình đang cần gấp ai nhanh mình tít

2 tháng 1 2020

trả lời:

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-ve-bai-tho-banh-troi-nuoc-cua-ho-xuan-huong-39231n.aspx

https://vndoc.com/bai-viet-lop-7-so-2-hay-viet-1-bai-van-bieu-cam-cua-em-ve-1-loai-cay-nao-do-ma-em-yeu-thich/download

https://doctailieu.com/phat-bieu-cam-nghi-ve-tac-pham-canh-khuya

https://vndoc.com/van-mau-lop-7-cam-nghi-ve-nguoi-me-than-yeu-cua-em/download

trên là 4 link của các bài từ 1 đến 4 bạn vào link và tham khảo 

học tốt

8 tháng 1 2020

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến

Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm:

Đã bấy lâu nay,bác tới nhà

Câu thơ viết “đã lâu” chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu lắm rồi chưa đến chơi còn nhà thơ thì mong mỏi lắm.Tác giả chọn cách xưng hô là “ bác” thể hiện sự chân tình,gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữa hai người,chỉ với câu thơ đầu thôi tác giả đã cho người đọc cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt,thân thiết,gắn bó.Thông thường người bạn của mình đã rất lâu mới đến thì chắc hẳn chủ nhà phải tiếp đón rất chu đáo nhưng ở đây lại hoàn toàn trái ngược nhà thơ lại không thể lấy gì mà đãi bạn có ruộng,có vườn có ao mà cũng như không:

Trẻ thời đi vắng,chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu là phải tiếp đãi bạn bằng chính cây nhà lá vườn của mình nhưng ta thấy rằng Nguyễn Khuyến đã cường điệu hóa khó khăn thiếu thốn của mình đến nỗi chả có gì để tiếp đãi bạn:

Ao sâu nước cả,khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa,khó đuổi gà

Cải chưa ra cây,cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn,mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao ngay lời chào hỏi bạn tác giả lại nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp đón bạn tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả.Trong hoàn cảnh này ta chỉ còn thấy tác giả và bạn của mình cùng với tình huống:

Xem thêm:  Giới thiệu về Cao Bá Quát – Tác giả của bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Đầu trò tiếp khách,trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có,thật là nghèo quá miếng trầu là đầu câu chuyện..nhưng tất cả những thứ tiếp đãi bạn đều không có những thứ mà tác giả đón bạn chính là cảnh vật yên bình và lòng người chân tình thứ đó còn đáng quý hơn là nhiều sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.

Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc sống động vui tươi.Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị,yêu đời biết bao nhiêu cũng qua đó ta thấy được một cuộc đời thanh bạch,ấm áp và tình người rất đáng tự hào.

Không chấp nhận chốn quan trường thị phi nên ông đã xin cáo quan về quê ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó,dù sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn luôn lạc quan yêu đời thả tâm hồn vào trời mây cảnh vật bình dị đến lạ thường,ung dung tự tại.Câu kết là một sự bùng nổ về ý và tình tiếp bạn trả cần phải có mâm cao cỗ đầy,cao lương mĩ vị,cơm gà cá mỡ mà chỉ cần một tấm lòng,một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây,ta với ta

Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bạn của mình đó là tình bạn chân thành đáng quý,với cách sống giản dị mộc mạc tình bạn ấy càng đáng quý hơn.

Phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh người bà trong bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh

Bài thơ Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh là một sáng tác độc đáo. Tác phẩm cho thấy những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về cuộc sống về nhiệm vụ chiến đấu. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, khi những kỉ niệm tuổi thơ ùa về cũng là lúc hình ảnh của một người bà tần tảo, hết sức yêu thương, chở che cho cháu được hiện lên.

Tiếng gà trưa cất lên, phá vỡ sự yên lặng của không gian, làm cho ánh nắng bị xao động; làm dịu đi nhưng mệt mỏi trên đường hành quân xa. Và điều kì diệu hơn, tiếng gà trưa đã khởi dậy, làm cho những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ ùa về. Trải qua bao nhiêu năm xa cách kí ức về đàn gà vẫn còn vẹn nguyên: con gà mái mơ, con gà mái vàng. Những kí ức tuổi thơ đó thật đẹp đẽ và đáng trân trọng.

Tiếng gà còn gợi nhắc người lính nhớ về một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, ấy là tình bà cháu. Chỉ trong bốn khổ thơ nhưng tác giả đã gói gém đầy đủ nỗi nhớ về những năm tháng được sống cùng bà dưới mái nhà yên ấm. Trong con mắt của cháu, bà hiện lên thật dung dị với biết bao phẩm chất tốt đẹp. Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Trước hết bà là người tần tảo, chắt chiu. Trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn nhưng bà luôn cố gắng chắt chiu dành cho cháu những điều tốt đẹp nhất. Những hình ảnh, chi tiết như: “Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu” hay “Bà lo đàn gà toi/ Mong trời đừng sương muối” đó là những hành động giản dị, mong ước thiết thực của bà cốt cũng để dành cho cháu những điều cháu muốn, đó là bộ quần áo mới mỗi độ tết đến xuân về. Cả đời bà tảo tần, vất vả chỉ luôn nghĩ và hi sinh vì con vì cháu, bà chưa một lần nghĩ cho mình, nghĩ vì mình. Hình ảnh người bà trong bài thơ cũng là hình ảnh của biết bao người bà Việt Nam, luôn dành trọn tình yêu thương, chăm lo, chi chút cho cháu.

 Tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:

 “Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt”.

Tiếng gà trưa đã gợi cho cháu nhớ lại những năm tháng nhọc nhằn, vất vả mà đầy yêu thương và tươi vui ấy. Qua những lời thơ chân thành ta thấy được một hình ảnh người bà vất vả, tảo tần và luôn yêu thương, lo lắng cho cháu. Tay bà nâng niu từng quả trứng không phải chỉ là nâng niu thành quả lao động của mình mà con chính là nâng niu, trân trọng từng ước mơ, hạnh phúc nhỏ bé, đơn sơ của cháu. Tiếng gà nhảy ổ và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành nguồn động lực, cổ vũ động viên cháu chiến đấu vì quê hương, vì tổ quốc.

Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, nhịp điệu linh hoạt. Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng và tha thiết. Ngôn từ giản dị, giàu sức biểu cảm. Sử dụng linh hoạt nghệ thuật điệp ngữ đã nhấn mạnh cảm giác, niềm xúc động khi được nghe tiếng gà và nhớ về những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ gắn với người bà tảo tần.

Qua lớp ngôn từ giản dị mà giàu sức biểu cảm, bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm trong sáng, đằm thắm của tuổi thơ. Đồng thời còn cho thấy hình ảnh của người bà tảo tần qua những chi tiết thật bình thường, giản dị nhưng xúc động, chân thành. Những tình cảm về bà và quê hương chính là động lực để cháu vững tay súng, quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

8 tháng 1 2020

Câu 1 Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu "cây nhà lá vườn" của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự "bùng nổ" về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi thứ vật chất đều "không có" nhưng lại "có" tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
Giường kia, treo những hững hờ
Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có
Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

Đến thăm bác, bác đang đau ốm ,
Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay
Bác bệnh tật, tôi yếu gầy
Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái "Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi" mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị trước bài Bạn đến chơi nhà với phần Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn lớp 7 của mình.

2. Bài Mẫu Số 2: Nêu Cảm Nhận Về Bài Bạn Đến Chơi Nhà Của Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.

Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.

Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình - nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá ... một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: "ta với ta" là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ " ta với ta" trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.

Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:"Bác đến chơi đây, ta với ta" thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất

Câu 2

Bài thơ Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh là một sáng tác độc đáo. Tác phẩm cho thấy những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về cuộc sống về nhiệm vụ chiến đấu. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, khi những kỉ niệm tuổi thơ ùa về cũng là lúc hình ảnh của một người bà tần tảo, hết sức yêu thương, chở che cho cháu được hiện lên.

   Tiếng gà trưa cất lên, phá vỡ sự yên lặng của không gian, làm cho ánh nắng bị xao động; làm dịu đi nhưng mệt mỏi trên đường hành quân xa. Và điều kì diệu hơn, tiếng gà trưa đã khởi dậy, làm cho những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ ùa về. Trải qua bao nhiêu năm xa cách kí ức về đàn gà vẫn còn vẹn nguyên: con gà mái mơ, con gà mái vàng. Những kí ức tuổi thơ đó thật đẹp đẽ và đáng trân trọng.

Tiếng gà còn gợi nhắc người lính nhớ về một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, ấy là tình bà cháu. Chỉ trong bốn khổ thơ nhưng tác giả đã gói gém đầy đủ nỗi nhớ về những năm tháng được sống cùng bà dưới mái nhà yên ấm. Trong con mắt của cháu, bà hiện lên thật dung dị với biết bao phẩm chất tốt đẹp.

Trước hết bà là người tần tảo, chắt chiu. Trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn nhưng bà luôn cố gắng chắt chiu dành cho cháu những điều tốt đẹp nhất. Những hình ảnh, chi tiết như: “Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu” hay “Bà lo đàn gà toi/ Mong trời đừng sương muối” đó là những hành động giản dị, mong ước thiết thực của bà cốt cũng để dành cho cháu những điều cháu muốn, đó là bộ quần áo mới mỗi độ tết đến xuân về. Cả đời bà tảo tần, vất vả chỉ luôn nghĩ và hi sinh vì con vì cháu, bà chưa một lần nghĩ cho mình, nghĩ vì mình. Hình ảnh người bà trong bài thơ cũng là hình ảnh của biết bao người bà Việt Nam, luôn dành trọn tình yêu thương, chăm lo, chi chút cho cháu.

Bà là người luôn ở bên cháu, bảo ban nhắc nhở, có đôi khi trách mắng cũng là trách mắng yêu thương:

“Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt”.

Tiếng gà trưa đã gợi cho cháu nhớ lại những năm tháng nhọc nhằn, vất vả mà đầy yêu thương và tươi vui ấy. Qua những lời thơ chân thành ta thấy được một hình ảnh người bà vất vả, tảo tần và luôn yêu thương, lo lắng cho cháu. Tay bà nâng niu từng quả trứng không phải chỉ là nâng niu thành quả lao động của mình mà con chính là nâng niu, trân trọng từng ước mơ, hạnh phúc nhỏ bé, đơn sơ của cháu. Tiếng gà nhảy ổ và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành nguồn động lực, cổ vũ động viên cháu chiến đấu vì quê hương, vì tổ quốc.

Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, nhịp điệu linh hoạt. Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng và tha thiết. Ngôn từ giản dị, giàu sức biểu cảm. Sử dụng linh hoạt nghệ thuật điệp ngữ đã nhấn mạnh cảm giác, niềm xúc động khi được nghe tiếng gà và nhớ về những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ gắn với người bà tảo tần.

   Qua lớp ngôn từ giản dị mà giàu sức biểu cảm, bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm trong sáng, đằm thắm của tuổi thơ. Đồng thời còn cho thấy hình ảnh của người bà tảo tần qua những chi tiết thật bình thường, giản dị nhưng xúc động, chân thành. Những tình cảm về bà và quê hương chính là động lực để cháu vững tay súng, quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Bài làm 2

   Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một bài thơ hay. Bài thơ đã khẳng định giá trị và sức sống của nó qua thời gian. Bài Tiếng gà trưa nổi trội mạch cảm xúc và âm thanh tiếng gà ngân vang, như thả neo vào lòng người đọc. Âm thanh Tiếng gà trưa là hình tượng nổi bật xuất hiện và chiếm lĩnh toàn bộ tác phẩm.

   Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà Cục.. .cục tác cục ta vang lên xao động tâm hồn người chiến sỹ trên đường hành quân ra chiến trường đánh giặc:

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục...cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Chỉ nghe một tiếng gà trưa gióng lên giữa chút thời gian ngắn ngủi mà bao nhiêu cảm xúc ùa về ào ạt, chắc chắn âm thanh đó đã chạm khắc vào tâm hồn nhà thơ ? Điệp từ “nghe” láy đi láy lại 3 lần biểu hiện sinh động nỗi xúc động trào dâng và như sợi giây vô hình níu giữ cho âm thanh tiếng gà lắng vào chiều sâu tâm linh, ngân rung nơi nốt nhớ, xôn xao gọi về kỷ niệm êm đềm, đầm ấm đã qua. Đó là một tuổi thơ mang bao nỗi niềm, đầy thân phận: thiếu mẹ, vắng cha, sống với bà. Chỗ nương tựa chính của người chiến sĩ là người bà già nua, khắc khổ ở một làng quê nghèo. Thiếu vắng tình cảm của mẹ, của cha, người chiến sĩ được bù đắp bởi tình bà. Trong hồi ức người lính tình cảm của bà hàm chứa cả tình mẹ bao dung, đa mang, thương con hết mực, tình cha nghiêm khắc, nặng sâu. Tấm thân gầy guộc của bà ôm trùm hết thảy mọi thứ tình cảm mà cuộc đời không ưu ái dành cho tuổi thơ người lính. Bà buộc phải dồn ghép nghĩa vụ, tình cảm, bồi đắp yêu thương cho những mất mát, thiếu hụt, tổn thất tinh thần nơi đứa cháu. Người cháu sớm nhận ra bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn đều đổ lên đôi vai mỏng mảnh, yếu ớt nơi bà. Thương cháu bà dành tất cả tình cảm nồng đượm, lo lắng, chăm chút nhất để mong cháu nên người.

Nghe tiếng gà trưa, tác giả hình dung dáng liêu xiêu của bà khum soi trứng:

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp.

Nhà thơ cũng đọc được nỗi lo lắng của bà khi mùa đông tới:

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Hiện về trong cánh đồng ký ức tuổi thơ còn là tiếng bà vẫn mắng như lời nhắc nhở, chăm chút từng ly ti, luôn giữ gìn dung nhan cháu bé. Đó chẳng phải là lời dặn dò, thủ thỉ, sự quan tâm hết mực của bà? Lời trách mắng sao mà đầy yêu thương đến thế. Tất cả như khảm vào hoài niệm ngọt ngào. Qua âm thanh tiếng gà hiện lên cuộc đời vất vả, tần tảo, chịu thương chịu khó của người bà. Nghĩa là bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ, tình cảm bà - cháu đều gắn với âm thanh tiếng gà.

Đồng hiện cùng ký ức tuổi thơ còn là hình ảnh những con gà mái vàng, mái mơ với ổ trứng hồng đẹp như tranh lụa. In đậm trong cõi lòng nhà thơ vẫn còn ôm trọn cái màu nắng lóng lánh nơi chùm lông những mẹ gà đốm trắng và kỉ niệm tuổi dại thơ tò mò xem trộm gà đẻ trứng. Rồi những khát khao của tuổi thơ mong được quần áo mới có từ tiền bán gà. Chữ “ ôi” nghe tha thiết, đằm sâu một nỗi nhớ khôn nguôi về những tháng năm khốn đốn, khó nhạt nhoà. Cái âm thanh bình dị, thân quen, dân dã ấy sao bỗng trở nên thiêng liêng kỳ lạ trong tâm hồn thi sĩ khi nó gắn với tình cảm bà - cháu và tình quê hương đất nước.

Nhưng tất cả đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, là cảm xúc chân thành, gần gũi của đời sống thường nhật trong gia đình. Bề nổi bài thơ vẫn là tình cảm bà - cháu đằm thắm, sáng trong và vô vàn yêu thương trìu mến. Phần chìm, bên trong bài thơ là âm thanh tiếng gà gắn với biểu tượng của cuộc sống yên bình, hạnh phúc, tượng trưng cho ấm no, nảy nở sinh sôi, rộn ràng, nơi làng quê đông đúc, êm đềm. Đó cũng là khát vọng muôn đời của nhân loại. Bài thơ ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, kẻ thù đang tâm phá hoại cuộc sống yên lành của cả dân tộc. Khi chúng ta cầm súng đánh giặc thì âm thanh đó còn là niềm khát khao mong đợi, là ý nghĩa cao cả của cuộc chiến đấu. Mỗi khi bầu trời và mặt đất không lúc nào ngơi tiếng súng tiếng bom giặc, một chút thanh bình có lẽ cũng là niềm khát khao lớn của con người. Âm thanh tiếng gà trở thành niềm mong đợi chung của mọi con người trong cuộc chiến. Đó cũng là tình cảm chung của thời đại, là sức mạnh chính nghĩa của dân tộc chống kẻ thù hung bạo. Bài thơ còn là lời cổ vũ động viên sức mạnh chiến đấu. Chiều sâu tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm chính là ở chỗ đó. Lắng lại lần nữa qua âm thanh tiếng gà, ta bắt gặp hình tượng tác giả với con người công dân đậm chất sử thi, đồng hiện cùng con người thế sự, đời tư được thể hiện ở phần cuối bài thơ:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì tình yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Hướng hẳn về người bà để tâm sự, chủ thể trữ tình đã thông qua đó giãi bày được nỗi niềm da diết nhớ, lời yêu thương, lòng kính trọng bà và nguyên nhân của hành động ra trận. Điệp từ vì đi liền nhau, đứng đầu các dòng thơ cùng với các cụm từ khu biệt cung bậc cụ thể tính mục đích càng thể hiện rõ nội dung tư tưởng lớn lao và sâu sắc của bài thơ. Từ âm thanh tiếng gà trưa, tác giả đã triển khai diễn biến tâm trạng trôi theo dòng chảy cảm xúc từ tình bà - cháu, từ kỷ niệm tuổi thơ về hội tụ thành tình yêu quê hương đất nước. Cuồn cuộn trong tình ruột thịt, gia đình là tình cộng đồng, dân tộc. Chúng ta chiến đấu để bảo vệ non sông gấm vóc, để gìn giữ bình yên cho mỗi ngôi nhà, cho âm thanh tiếng gà vang mãi không thôi..

Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn - một thể thơ bắt nguồn từ thể hát giặm Nghệ -Tĩnh và vè dân gian, lại được Xuân Quỳnh sáng tạo, biến cách linh hoạt về số chữ, số dòng thơ nhưng điều đáng nói là nó hồn nhiên, dung dị chân chất như cuộc sống mà vẫn lay động lòng người. Cả bài thơ nhắc lại 4 lần 3 chữ Tiếng gà trưa, nó ngân rung theo mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên của chủ thể trữ tình và đồng thời có tác dụng liên kết các hình ảnh, sự kiện một cách hợp lôgích. Diễn biến tâm lý của chủ thể trữ tình cũng phát triển càng lúc càng đi vào chiều sâu theo âm thanh tiếng gà trưa. Trên đường hành quân người chiến sỹ nghe tiếng gà bỗng bâng khâng, xao động, xúc cảm. Từ xao động, âm thanh tiếng gà rơi vào cõi nhớ để hồi tưởng về tình bà cháu, sống dậy hôi hổi kỷ niệm tuổi thơ. Âm thanh tiếng gà tiếp tục xuyên sâu vào tâm thức, lay vào vùng sóng suy nghĩ để tác giả luận suy bao điều về ý nghĩa cao cả của cuộc chiến.

   Như vậy âm thanh tiếng gà trưa cứ được đẩy mãi vào miền ẩn kín, thẳm sâu của con người. Nó chuyển từ cảm nhận bằng cảm tính đến lý tính để con người nhìn nhận, đánh giá, hành động. Âm thanh tiếng gà bình dị, đơn sơ rất đời thường được lọc qua tâm hồn Xuân Quỳnh bỗng trở thành chất thơ ngọt ngào tạo hình, tạo nhạc cho bài thơ vượt thoát qua sự khắc nghiệt của thời gian, đứng vững trong lòng người đọc.

20 tháng 11 2016

1)Nhà thơ Xuân Diệu rất mê Hồ Xuân Hương. Ông đã dành nhiều thời gian để thưởng thức, nghiên cứu thơ Xuân Hương và rất tâm đắc với cái biệt danh mà ông đặt cho nhà thơ này: Bà chúa thơ Nôm.

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, cùng thời với đại thi hào Nguyễn Du. Chế độ phong kiến ở giai đoạn suy tàn đã bộc lộ mặt trái đầy xấu xa, tiêu cực. Là người giàu tâm huyết với con người và cuộc đời, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội, trước số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ. Bài thơ Bánh trôi nước phản ánh thân phận đau khổ, phụ thuộc của người phụ nữ và ngợi ca phẩm chất cao quý của họ.

Bánh trôi là thứ bánh quen thuộc, dân dã của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Gạo nếp xay thành bột nhuyễn, lọc cho mịn, để thật ráo rồi bẻ thành từng miếng nhỏ, nặn cho tròn, nhân làm bằng đường thẻ có màu nâu đỏ. Cho bánh vào nồi nước sôi, luộc chín, vớt ra nhúng sơ vào nước lạnh rồi xếp vào đĩa. Lúc nguội, bánh ăn dẻo và thơm ngọt. Người xưa cho rằng đây là thứ bánh tinh khiết, có thể dùng để cúng. (Mùng 3 tháng 3 Âm lịch có tục cúng trời đất, tổ tiên bằng bánh trôi, bánh chay và hoa quả).

Bài thơ Bánh trôi nước thuộc loại thơ vịnh vật (giống như Quả mít, Cái quạt, Con ốc nhồi…) Hồ Xuân Hương chịu ảnh hưởng sâu sắc của cách diễn đạt trong thơ ca dân gian:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.

Chiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn, thật đẹp đẽ, đáng yêu nhưng đằng sau những chi tiết rất thực ấy lại là điều Hồ Xuân Hương muôn nói người phụ nữ và thân phận họ. Xưa nay, phụ nữ được gọi là phái đẹp, là tinh hoa của tạo hóa. Bởi vậy, nhìn chiếc bánh trôi nước xinh xắn, ta dễ liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng của người con gái đang xuân.

Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất công. Lễ giáo phong kiến đã tước đoạt quyền tự do, buộc họ phải sống lệ thuộc vào người khác. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Đã vậy, những thế lực đen tối luôn đẩy họ vào nghịch cảnh đau thương. Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương cũng cùng chịu chung số phận với người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du: Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh củng là lời chung!

Không được làm chủ số phận của mình, người phụ nữ nào có khác chi chiếc bánh trôi ngon hay dở là do tay kẻ làm ra nó: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.

Nhưng điều đáng nói lại là chuyện khác, chuyện tấm lòng son. Nhân bánh trôi làm bằng đường thẻ màu nâu sẫm. Khi bánh chín lớp vỏ bằng bột nếp có màu trắng trong, nhìn thấy rõ màu của nhân. Ví nhân bánh như tấm lòng son thì cái ẩn ý mà tác giả muôn gửi gắm đã bộc lộ ra. Hồ Xuân Hương muốn khẳng định rằng dù có bị chà đạp, vùi dập, dù cuộc đời có ba chìm bảy nổi đến đâu chăng nữa thì người phụ nữ vẫn giữ nguyên vẹn phẩm giá cao quý của mình. Cách nói khiêm nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào. Đồng thời nó như một lời thách thức ngấm ngầm mà quyết liệt với cả xã hội phong kiến bạo tàn:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Bài thơ tứ tuyệt chỉ có 4 câu, 28 chữ mà hàm chứa bao ý nghĩa. Nữ sĩ Xuân Hương với cái nhìn nhân văn, với quan điểm tiến bộ và thái độ dũng cảm hiếm có đã phác họa thành công chân dung đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam. Tư tưởng tiến bộ của Xuân Hương đã được thể hiện qua nghệ thuật thơ sắc sảo, điêu luyện. Điều đó khiến thơ của bà sống mãi trong lòng người đọc.

20 tháng 11 2016

2)

Tương truyền, Lí Thường Kiệt sáng tác bài thơ này trong một trận quân ta chiến đấu chông quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng.

Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hông và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077.

Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lí Thường Kiệt làm bài thơ này với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ tư (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm) lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giặc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lay ý chí chiến đấu của đối phương.

Tác giả khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.

Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

Bài thơ lưu lại từ xưa không có tựa đề. Các sách thường lấy mấy từ Nam quốc sơn hà trong câu đầu làm tựa đề cho bài thơ. (Dịch là Sông núi nước Nam):

Sông núi Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chìa xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây !
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi Nam Việt vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân tã phải gian khổ đấu tranh bao đời chống ngoại xâm mới giành lại được.

Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không chấp nhận.

Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xứng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện tồn tại trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xứng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu và gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.

Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải dấy binh hỏi tội. Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội… chuẩn bị cho cuộc xâm lược của chúng ngay bên đất chúng. Cho nên chủ tướng họ Lí nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng.

BẠn tham khảo nha! CHúc bn hc tốt!

12 tháng 11 2021

Mình cần gấpkhocroipls

12 tháng 11 2021

tham khảo

 

⇔  Hình tượng Thánh Gióng trong truyền thuyết cùng tên được xây dựng với vẻ đẹp phi thường. Từ sự ra đời, sinh trưởng cho đến sự ra đi của Gióng đều mang màu sắc kì ảo. Bà mẹ Gióng đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Gióng là biểu tượng cho vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc với trách nhiệm cứu nước cứu dân. Sức mạnh của Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc Việt. Qua đó, nhân dân ta gửi gắm niềm tin sẽ luôn có một người anh hùng phi thường đứng ra bảo vệ đất nước nhân dân.

6 tháng 1 2021

giúp mik đi mà 

mik rất cần 

 

6 tháng 1 2021

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/504844.html

nếu chị k nhầm thì có trong sgk âm nhạc thì phải

Trần Quang Khải (1241 - 1294) là con thứ ba của vua Trần Thánh Tông. Ông được phong chức thượng tướng vì có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông (1284 - 1287) và là một trong những anh hùng đã đem tài thao lược làm nên chiến công Chương Dương, Hàm Tử lừng lẫy muôn đời. Trần Quang Khải không chỉ là một võ tướng kiệt xuất mà còn là một thi sĩ tài hoa.

   Bài thơ Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) được sáng tác trong hoàn cảnh thượng tướng cùng đoàn tùy tùng đi đón hai vua Trần (vua cha Trần Thánh Tông và vua con Trần Nhân Tông) về Thăng Long sau khi kinh đô được giải phóng. Hình thức bài thơ tuy ngắn gọn, cô đúc nhưng đã thể hiện được hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần. Tác giả đã ghi lại hai chiến công vang dội của quân và dân Đại Việt vào xuân - hè năm Ata Dậu 1285.

   Chương Dương là bến sông nằm ở phía hữu ngạn sông Hồng, thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (cũ), nay là Hà Nội. Chiến thắng Chương Dương diễn ra vào tháng 6 năm Ất Dậu (1285) do Trần Quang Khải trực tiếp chỉ huy. Hàm Tử là địa danh ở tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. Chiến thắng Hàm Tử vào tháng 4 cùng năm do tướng Trần Nhật Duật lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ đắc lực của Trần Quang Khải.

   Đây là những trận thủy chiến dữ dội nổ ra tren chiến tuyến sông Hồng. Trận Hàm Tử diễn ra vào tháng 4, tướng Trần Nhật Duật chém được Toa Đô. Hai thán sau, Trần Quang Khải đại thắng giặc Nguyên - Mông tại Chương Dương. Hàng vạn tên lính xâm lược bị tiêu diệt, hoặc bị bắt làm tù binh. Quân ta chiếm được nhiều chiến thuyền, vũ khí và lương thảo của giặc.

   Hai cụm từ: Đoạt sáo (cướp giáo) và Cầm Hồ (bắt giặc) được đặt ở đầu mỗi câu thơ giống như những nốt nhấn trong khúc ca đại thắng. Giọng thơ sảng khoái, hào hùng, phản ánh khí thế bừng bừng của dân tộc ta thời ấy. Từ vua quan, tướng sĩ đến dân chúng ai cũng hả hê, sung sướng, tự hào.

   Hai câu thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với nhịp thơ nhanh, gấp và các động từ biểu thị động tác mạnh mẽ, dứt khoát (đoạt: cướp lấy; cầm: bắt) thể hiện nhịp độ dồn dập, sôi động, quyết liệt của chiến trận. Tác giả không nói nhiều về những chiến công và cũng không tỏ ra say sưa với chiến thắng nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được niềm phấn khởi, kiêu hãnh vô bờ toát lên từ âm hưởng của bài thơ.

   Mùa hè năm Ất Dậu là một mốc son trọng đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Hiện thực sôi động đã truyền cảm hứng vào những vần thơ hùng tráng khiến bài thơ mang đậm phong vị anh hùng ca.

   Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp liệt kê và phép đói để làm nổi bật hai sự kiện lịch sử mang tầm chiến lược. Chiến thắng Chương Dương diễn ra sau nhưng lại được nói đến trước là do nhà thơ đang sống trong khống khí hào hùng của chiến thắng Chương Dương vừa diễn ra. Kế đó, nhà thơ làm sống lại không khí sôi động của chiến thắng Hàm Tử trước đó chưa lâu.

   Hai chiến công Chương Dương độ và Hàm Tử quan đã làm thay đổi cục diện thế trận của quân ta. Từ chỗ rút lui theo chiến lược, quân ta đã tiến lên phản công như vũ bão. Mới ngày nào, 50 vạn quân Nguyên do tướng Thoát Hoan cầm đầu ồ ạt sang cướp phá nước ta. Kinh thành Thăng Long chìm trong khói lửa ngút trời. Hai mũi tấn công của giặc từ Nam Quan đánh xuống, từ Chiêm Thành đánh ra, kẹp lại như hai gọng kìm sắt. Vận nước lúc đó như "chỉ mành treo chuông" nhưng với tài thao lược của các vị danh tướng, quân ta đã lấy đoản binh chế trường trận, lấy yếu đánh mạnh. Với chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử, quân ta đã giáng sấm sét xuống đầu lũ giặc phương Bắc hung hăng, ngạo mạn. Kinh thành Thăng Long được giải phóng. Quân xâm lược đã bị quét sạch ra khỏi bờ cõi nước ta.

   Trần Quang Khải là nhà thơ đầu tiên đã đưa địa danh sông núi Đại Việt thân yêu vào thơ ca. Cái tên Chương Dương và Hàm Tử đã in đậm vào lịch sử chống ngoại xâm, vào lịch sử văn chương như một dấu son chói lọi. Phải là người trong cuộc, tha thiết yêu non sông gấm vóc của đất nước mình, Trần Quang Khải mới viết được những câu thơ hào hùng đến thế!

   Hai câu thơ sau:

   Đây là lời vị thượng tướng động viên dân chúng hãy bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình và tin tưởng sắt đá vào sự bền vững muôn đời của Tổ quốc.

   Danh tướng Trần Quang Khải vừa từ chiến trường trở về, áo bào còn vương khói súng, chưa kịp nghỉ ngơi đã lo ngay đến nhiệm vụ trước mắt cũng như kế sách lâu dài cho quốc gia, dân tộc. Ông nhấn mạnh: Trong thời bình, mọi người cần phải dốc hết sức lực để xây dựng non sông. Nước mạnh, dân giàu thì mới đánh tan được tham vọng ngông cuồng của giặc ngoại xâm, đồng thời chủ quyền độc lập mới được giữ gìn lâu dài. Điều đó chứng tỏ Trần quang Khải vừa là một chiến tướng, vừa là một vị đại thần có tài kinh bang tế thế, luôn đặt trách nhiệm với dân, với nước lên hàng đầu.

   Ngôn ngữ bài thơ Phò giá về kinh rất giản dị nhưng ý tưởng chứa đựng bên trong thật lớn lao. Khi Tổ quốc đứng trước họa xâm lăng thì vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức (Trần Quốc Tuấn). Trong hòa bình, từ vua quan đến tướng sĩ, từ vương hầu đến chúng dân, ai ai cũng phải tu trí lực để đất nước Đại Việt được trường tồn. Câu thơ hàm chứa một tư tưởng vĩ đại, cho thấy tầm nhìn xa rộng và sáng suốt của Trần Quang Khải.

   Tuy bài thơ ra đời cách đây gần tám trăm năm nhưng cho đến nay ý nghĩa của nó vẫn còn nguyên vẹn. Bài học rút ra từ bài thơ là nếu chúng ta không chăm lo xây dựng đất nước hùng mạnh, dân trí mở mang thì làm sao chống lại được ý đồ xâm lược, đồng hóa của các thế lực phản động nước ngoài đang rình rập, nhòm ngó đất nước ta?!

   Tương tự bài Sông núi nước Nam, bài thơ Phò giá về kinh cũng thể hiện lòng yêu nước theo kiểu mộc mạc, tự nhiên nhưng mạnh mẽ, hào hùng. Hai bài thơ đều phản ánh bản kĩnh vững vàng, khí phách hiên nagng của dân tộc ta. Một bài nêu cao chủ quyền độc lập thiêng liêng, khẳng định nước Nam là của vua Nam, không kẻ nào được phép xâm phạm, nếu cố tình xâm phạm tất sẽ chuốc lấy bại vong. Một bài thể hiện khí thế hào hùng và bày tỏ khát vọng xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin đất nước sẽ bền vững nghìn thu.

   Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng; ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn veefsuwcs mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và sây dựng đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.