Bằng hiểu biết của mình, em hãy giới thieeujveef 1 di sản văn hoasmaf em ấn tượng nhất ở Việt Nam
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ví dụ di sản văn hóa Vịnh Hạ Long:
Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí.
Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.
Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.
Hải Phòng là một thành phố cảng có vị thế quan trọng cả về chính trị, kinh tế, quân sự, giao thông vận tải và văn hóa đối với cả nước. Những năm gần đây, Hải Phòng còn là một trung tâm trong tam giác phát triển các tỉnh phía bắc bao gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, là đô thị loại một cấp quốc gia đã được chính phủ phê duyệt. Mặc dù là một địa danh mới xuất hiện đến nay trên một thế kỷ, nhưng trong lòng đất, ngoài bờ biển hay trên đất liền, thành phố Hải Phòng đã và đang lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức phong phú và đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc cũng như phản ánh những nét riêng của con người Hải Phòng được sản sinh, lưu giữ qua nhiều thế hệ dọc theo chiều dài lịch sử dân tộc.
Theo con số thống kê chưa đầy đủ, thành phố Hải Phòng hiện còn lưu giữ hơn 1.000 di tích, bao gồm 537 ngôi chùa, 107 nhà thờ, số còn lại là các đình đền, miếu phủ…Trong đó, có 103 di tích được Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia; 165 di tích được Uỷ ban nhân dân thành phố xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố. Đặc biệt Hải Phòng có quần đảo Cát Bà được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thiên nhiên thế giới và 3 khu danh lam thắng cảnh là vùng non nước Đồ Sơn, danh thắng Tràng Kênh Bạch Đằng, Núi Voi Xuân Sơn, hai làng nghề cổ truyền gồm tạc tượng Đồng Minh, sơn mài Bảo Hà ở huyện Vĩnh Bảo. Các khu di tích tiêu biểu của thành phố như Dương Kinh nhà Mạc huyện Kiến Thụy, tháp Tường Long Đồ Sơn, khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Vĩnh Bảo. Toàn thành phố có 252 lễ hội cổ truyền. Trong đó có một lễ hội cấp quốc gia (Hội chọi trâu Đồ Sơn), 1 lễ hội cấp ngành (Lễ hội làng cá đảo Cát Bà), 5 lễ hội cấp vùng, 91 lễ hội cấp xã và 156 lễ hội làng.
Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo. Khu di tích gồm nhiều hạng mục công trình, là nơi thờ danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm và trưng bày hiện vật về thân thế và sự nghiệp của ông. Khu di tích gồm 9 hạng mục: tháp bút Kình Thiên; đền thờ dựng sau khi cụ mất (1585) với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lý Học”; nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần mộ cụ thân sinh ở phía sau đền; tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7m, nặng 8,5 tấn; hồ bán nguyệt rộng khoảng 1.000m²; chùa Song Mai; Nhà Tổ có tượng thờ bà Minh Nguyệt, vợ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Quán Trung Tân, nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ “Trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện”.
Ngày nay khu di tích đã được xây dựng khang trang, trở thành điểm du lịch văn hóa lớn của khu vực, là nơi tổ chức các lễ hội lớn kỷ niệm danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.
* Để bảo tồn các di sản văn hoá cần phải:
Triển khai, tuyên truyền phổ biến Luật Di Sản Văn Hoá đến mọi người dân, đặc biệt là lớp trẻ, học sinh, sinh viên,… để mọi người nhận thức được giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học… của di sản văn hoá và không quên về cội nguồn dân tộc
Chính quyền phải ban hành các quy chế, quy định về việc bảo tồn, bảo vệ các di sản văn hoá ở địa phương, nhanh chóng lập đề án công nhận các di sản văn hoá chưa được Nhà nước công nhận.
Trùng tu, tôn tạo các di sản văn hoá xuống cấp phải đảm bảo nguyên trạng ban đầu không phá vỡ tính chất “cổ” của di sản.
Có chính sách đãi ngộ hợp lí đối với những người làm công tác bảo tồn các di sản văn hoá.
Tổ chức tham quan, học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu về các di sản văn hoá cho mọi tầng lớp nhân dân. Đào tạo người thuyết minh di sản bài bản, cuốn hút, có chiều sâu để lại ấn tượng tốt đẹp cho người nghe.
Đào tạo tầng lớp kế thừa các di sản văn hoá phi vật thể, các nghệ nhân phải có truyền nhân thích hợp kế thừa mình phát triển di sản văn hoá đó.
“Xã hội hoá” công tác bảo tồn các di sản văn hoá để có nguồn kinh phí cho hoạt động bảo tồn di sản.
* Để phát huy giá trị các di sản văn hoá cần phải:
Hoàn hiện cơ sở hạ tầng, các công trình phụ, cảnh quan môi trường, các khu giải trí kèm theo các di sản văn hoá lớn.
Quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, internet, mạng xã hội,… về các di sản văn hoá đặc trưng đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Mở rộng dịch vụ bán hàng lưu niệm, đồ ăn nhanh, món ăn đặc sản vùng miền, … giá cả hợp lý. Phát hành các ấn phẩm sách báo về di sản văn hoá liên quan,…
Phối hợp chặc chẽ với ngành du lịch tổ chức các chuyến tham quan trật tự, nề nếp, an toàn hấp dẫn du khách và bạn bè quốc tế.
Đảm bảo công tác an ninh, vệ sinh, cứu hộ tại các di sản. Thường xuyên tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm kịp thời các biểu hiện sai trái, tiêu cực, vi phạm thuần phong mỹ tục…
Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là điều kiện quan trọng để du lịch phát triển bền vững. Do vậy, trong nhiều năm qua, Hải Phòng vẫn luôn giành những chính sách ưu tiên cho sự nghiệp bảo tồn những di sản văn hóa quí giá. Đồng thời khuyến khích ngành du lịch phối hợp đồng bộ, khai thác để tạo ra sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Nhưng điều đó có thể là chưa đủ trước những thách thức mới đang nảy sinh cần có sự chung tay góp sức của nhiều cấp, nhiều ngành và địa phương có di sản
Điểm nhấn của ngôi đền là những ngọn tháp cao vút ở trung tâm đền, được chạm khắc thành 4 khuôn mặt nhìn về bốn hướng. Có hết thảy 37 tháp đền đá tạc hình nhiều khuôn mặt nhìn xuống và nhìn đi bốn phía. Các tháp lại có kích cỡ khác nhau, có tháp thật thấp khiến khuôn mặt như nhìn thẳng vào mắt du khách tạo nên sự bất ngờ thú vị.
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những truyền thống được lưu giữ đến ngày nay , là những truyền thống tốt đẹp , đáng để tự hào .
+ Những truyền thống tốt đẹp của VN :
- Truyền thống Đan nón
- Truyền thống Hiếu học
- Truyền thống dệt vải
- Truyền thống chèo thuyền
- ......
+ Theo em , phong tục và hủ tục khác nhau ở chỗ: phong tục là những điều được cho là điều tốt , còn hút tục là những điều không đúng đắn , chưa thật sự là đúng vâf những thứ đáng để loại bỏ .
+ Nêu tên 2 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới? ( bạn lấy trên mạng nhé )
+ Theo em hiểu :khi xây dựng nền văn hoá Việt Nam người dân cần : phải tiên tiến , có bản sắc dân tộc.Vì như vậy Việt Nam mới có những điều tốt đẹp mà con người việt nam lưu giữ đến tận ngày nay.....
Câu cuối mình làm theo ý hiểu, sai thì bạn thông cảm . Sai bạn nhắc mình luôn nhé để mình rút kinh nghiệm
* Nêu được khái niệm :
+ Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tinh, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp ...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dái của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
* Nêu được truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:
+ Yêu nước, bất khất chống giặc ngoại xâm, cần cù lao động, nhân nghĩa, hiếu học, hiếu thảo..
+ Các truyền thống về văn hóa (các phong tục tập quán, cách ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam....)
+ Các truyền thống về nghệ thuật: chèo, tuồng làn điệu dân ca...
* Phân biệt được phong tục và hủ tục
+ Phong tục tập quán là những quy định, những truyền thống tốt đẹp
+ Hủ tục là những tập tục, nếp sinh hoạt lạc hậu cần thay đổi
* Hai di sản văn hóa phi vật thể, ví dụ: Nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên (0,5đ)
* Quan điểm của Đảng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là:
+ Nền văn hóa kế thừa tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam ... Hôi nhập, học hỏi tinh hoa văn hóa của nhân loại ...
Tham khảo:
Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của con sông Hương dùng dằng chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... Nhìn từ phía ngược lại, những công trình kiến trúc ở đây như hòa lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tiết tấu diệu kỳ khiến người ta quên mất bàn tay con người đã tác động lên nó.
Câu 1:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội với bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật
- Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
- Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân
Câu 1: Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con.
- Những việc làm bảo vệ Môi trường:
- Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định.
- Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng.
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi.
- Trồng cây xanh góm phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan.
- Không hút thuốc là nơi công cộng.
- Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá.
- Ðóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh.
- Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên.
Câu 2:
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường có thể kể đến là ý thức con người, sự phát triển công nghiệp như vũ bão kéo theo nhiều tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Trước tiên chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân, họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm ô nhiễm môi trường.Hoặc nhiều người cho rằng việc bảo vệ môi trường không phải là trách của mình mà là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền. Một số khác lại nghĩ rằng môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng sẽ không ảnh hưởng gì tới mình nhiều…Vậy nhưng thực tế không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người phá hoại môi trường lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là trách nhiệm của nhà nước nhưng quan trọng lại là ý thức của người dân. Nếu chúng ta làm ô nhiễm môi trường, có thể bây giờ chúng ta chữa thấy ngay tác hại nhưng sau này chúng ta sẽ thấy rõ được nó sẽ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta như thế nào?
Một nguyên nhân khác nữa gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ chỉ đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà không để ý đến vấn đề xử lý chất thải, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường.
Như nước thải công nghiệp, khí thái, rác thải không xử lý được. Và nguy hiểm hơn là rác thải của lò điện nguyên tử, rác thải của chiến tranh còn tồn đọng nguy hại trực tiếp đến con người. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho những hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn.Ngoài ra, môi trường ngày càng ô nhiễm cũng một phần do sự quản lý của nhà nước đối với người dân quốc gia là chưa chặt chẽ. Cụ thể đối với Việt Nam, những điều luật liên quan đến môi trường còn chưa thiết thực hoàn toàn, vẫn còn chưa phù hợp đối với hành vi vi phạm khiến cho những hành động làm tổn hại đến môi trường vẫn cứ thế mà tiếp tục diễn ra bất chấp sự can thiệp của nhân tố bên ngoài. Môi trường bị hủy hoại, đồng nghĩa cuộc sống của con người và sinh vật trên Trái Đất cũng bị hủy hoại.
Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
- Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội.
- Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ và đạo đức
- Tạo cuộc sống tinh thần : con người vui tươi khỏe mạnh và làm giầu đời sống tinh thần.
Vịnh Hạ Long (vịnh nơi rồng đáp xuống) là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh.
Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 335 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo[1]. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể[2]. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờvới nhiều tiểu hệ sinh thái[3]. 14 loài thực vật đặc hữu[4] và khoảng 60 loài động vật đặc hữu[5] đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại Vịnh.
Những kết quả nghiên cứu, thám sát khảo cổ học và văn hóa học cho thấy sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyên, văn hóa Cái Bèo trong 7.000-5.000 năm trước Công Nguyên[6] và văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 3.500-5.000 năm[7]. Tiến trình dựng nước và truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam, trong suốt hành trình lịch sử, cũng khẳng định vị trí tiền tiêu và vị thế văn hóa của vịnh Hạ Long qua những địa danh mà tên gọi gắn với điển tích còn lưu truyền đến nay, như núi Bài Thơ, hang Đầu Gỗ, Bãi Cháy[7] v.v. Hiện nay, vịnh Hạ Long là một khu vực phát triển năng động nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có như có một tiềm năng lớn về du lịch, nghiên cứu khoa học, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông thủy đối với khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung[8].
Từ hơn 500 năm về trước trong bài thơ Lộ nhập Vân Đồn, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là "kỳ quan đá dựng giữa trời cao"[9]. Năm 1962 Bộ Văn hóa - Thông tin (Việt Nam) đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo vệ[10]. Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị thẩm mỹ (tiêu chuẩn vii), và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo (tiêu chuẩn viii) vào năm 2000[11]. Cùng với vịnh Nha Trang và vịnh Lăng Cô của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003[12].
Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà tạo thành một trong 21 khu du lịch quốc gia đầu tiên ở Việt Nam. Năm 2015, Cục Di sản văn hóa đã công bố về số lượng khách tham quan vịnh Hạ Long là trên 2,5 triệu lượt khách
Truyền thuyết về vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long có từ xa xưa do những kiến tạo địa chất. Tuy nhiên, trong tâm thức của người Việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con Rồng cháu Tiên, một số truyền thuyết [14] cho rằng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và nơi đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ.
Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.