Đưa ra y tưởng dđ làm cho trường xanh
Nhi viet thanh một bài van nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hà Nội ngày 08 tháng 10 năm 2017
Thao thân mến!
Thế là một thời gian dài đã trôi qua, chúng ta không còn là những cậu học trò nhỏ lớp 9 ngày nào, ngây thơ và cũng không kém phần nghịch ngợm. Giờ đây, mỗi chúng ta đều đã trưởng thành, và có lẽ cũng đã đạt được ước mơ của mình. Đã lâu rồi mình chưa viết cho cậu. Đầu thư, mình xin chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc cậu đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Mình biết cậu đã đạt được ước mơ trở thành nhà báo, bởi mình cũng đã đọc được một số bài viết của cậu. Còn mình, mình cũng thực hiện được ước mơ trở thành một doanh nhân. Mình hi vọng tất cả những thành viên yêu quý của 9A5 ngày ấy đều đạt được mong ước của mình.
Thao thân men ! Mình luôn ghi nhớ trong lòng rằng những thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay có công sức rất lớn của các thầy cô đã hết lòng dạy dỗ chúng ta dưới mái trường xưa. Vậy mà, sự bận rộn của cuộc sống lắm lúc đã làm mình quên thầy cô, quên trường cũ. Chúng mình thật có lỗi phải không Thao ? Và có lẽ, nếu không vì một chuyến đi công tác tình cờ thì mình cũng không nghĩ đến chuyện về thăm lại trường xưa.
Hôm ấy, vào một ngày hè, mình thong thả đi bộ dưới những tán cây xanh. Mình đang tới để giám sát công việc trong một chi nhánh, gần ngôi trường thân yêu của chúng ta. Mình bước từng bước, bỗng nhiên, mình cảm giác có gì đó là lạ. Mình liền ngoảnh sang bên và nhìn thấy. Tất nhiên rồi, sao có thể nhầm được nữa. Trong lòng mình dâng lên một cảm xúc khó tả, rất thân thuộc khi nhìn tấm biển: “Trường trung học co so....”.
Đây chính là ngôi trường mà chúng ta đã gắn bó với nó trong suốt những năm học cấp II. Mình không kìm nén được cảm xúc và bước vào bên trong, vẫn những bóng dáng, hình ảnh thân thuộc, ngôi trường của chúng ta không thay đổi nhiều, có lẽ chỉ những hàng cây trên sân trường là xanh hơn, già hơn. Mình đang miên man trong dòng cảm xúc thì có một giọng nói cất lên:
- Cau vào đây có việc gì thế!
Đúng giọng nói này rồi, giọng nói của bac bảo vệ ngày xưa. Sau một thoáng sững sờ, mình vội đáp:
- Chào bác bảo vệ, tôi trước là học sinh trường này, nhân tiện đi qua đây nên muốn ghé lại thăm trường.
Người báo vệ cười xòa và nói:
- Ra anh cũng là học sinh trường này. Tôi đã làm bảo vệ ở đây suốt hai mươi năm nay, không biết tôi có hân hạnh được biết anh không nhỉ?
Mình đáp:
- Có thể bác không còn nhớ chau, nhưng chau thì nhớ bác rõ lắm.
Rồi mình nói chuyện với người bảo vệ một lúc lâu, nói về những kỉ niệm xưa cũ. Mình cứ ngỡ mình đang còn là một học sinh bé bỏng dưới mái trường này kia đấy. Sau đó, mình tiếp tục đi vào bên trong, lên cầu thang đi lên tầng hai. Đi dọc dãy hành lang, mình lại một lần nữa bắt gặp cái cảm giác hồi hộp, xao xuyến như khi còn là cậu học trò lớp chín. Đến cửa lớp học xưa, nhìn thấy biển lớp 9A5, mình như thấy lại hình ảnh của hai mươi năm về trước.
Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã cùng học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư, tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. Bảng đen, phấn trắng, những dãy bàn học, những giờ lên lớp, những cuốn lưu bút... tất cả chỉ như mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong kí ức mình.
À, cậu vẫn còn nhớ chỗ ngồi ngày xưa của tụi mình chứ? Hàng thứ hai, dãy bên trái - nơi tập trung những cây văn nghệ của lớp, là hạt nhân trong các buổi liên hoan, tổng kết cuối năm. Chỗ ngồi này đã gắn bó với mình suốt bốn năm học, với biết bao kỉ niệm.
Bao năm học trôi qua, mỗi người khi rời xa mái trường lại mang theo biết bao kỉ niệm, chỉ riêng điều đó thôi, lớp mình đã trở thành “kho lưu trữ tình cảm” của bao con người rồi, phải không Vũ?
Rời khỏi lớp cũ, mình đi tiếp và dừng lại ở cửa phòng thầy hiệu trưởng, mình gõ cửa và một giọng nói thân quen cất lên:
- Xin moi vao
Mình mở cửa bước vào phòng. Trước mắt mình vẫn là thầy hiệu trưởng ngày xưa ấy nhưng thời gian đã nhuộm mái đầu thầy bạc trắng. Mình lễ phép cúi đầu chào:
Em chào thầy ạ.
Thầy hiệu trưởng nói với giọng ngập ngừng:
- Xin lỗi, cau là...
- Thưa thầy, có thể thầy không nhận ra em. Bởi em chỉ là một trong bao học sinh của trường ta. Thầy cũng không phải là người trực tiếp dạy dỗ em. Nhưng em, cũng như tất cả những học sinh khác phải cảm ơn công lao của thầy cũng như các thầy, cô giáo khác dìu dắt chúng em dưới mái trường này. Bởi vậy, hôm nay đi ngang qua đây, em đã ghé lại thăm trường, nơi đã ươm mầm và chắp cánh cho những hoài bão của chúng em.
Thầy hiệu trưởng nhìn mình bằng ánh mắt hiền từ, trìu mến như ngày nào:
- Cảm ơn em, cảm ơn những suy nghĩ và tình cảm mà em đã dành cho các thầy, các cô. Thầy chúc em luôn thành đạt trong cuộc sống, hãy phát huy tốt những gì mà em đã tích lũy được trong những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường này.
- Vâng, thưa thầy! Em sẽ cố gắng để không phụ lòng thầy cô. Giờ em xin phép thầy cho em được đi thăm trường.
Mình đã gặp lại nhiều thầy cô trước đây, khi chúng mình học, các thầy cô mới ra trường, giờ đây có người tóc đã điểm bạc. Tuy nhiên, không vì thế mà tinh thần và lòng hăng hái của những con người ấy vơi hụt đi. Trong mắt mình, họ vẫn là những giáo viên trẻ đầy năng nổ và nhiệt huyết, yêu nghề.
Hôm đó, mình nhớ nhất là cuộc gặp gỡ với cô Tâm dạy Toán của lớp mình hai năm cuối cấp. Chắc cậu vẫn còn nhớ chứ? Bây giờ, cô đã lớn tuổi hơn nhiều nhưng cô vẫn không thay đổi nhiều lắm. Vừa trông thấy cô, mình đã vội chào ngay:
- Em chào cô ạ!
Có thể thầy hiệu trưởng không nhận ra mình nhưng cô thì khác, cô nhận ra mình sau một thoáng ngỡ ngàng.
- Em là ... Tuấn có phải không? Có phải Tuấn lớp 9A5 năm xưa đây không?
- Vâng thưa cô, em là Tuấn đây ạ!
- Sau ngần ấy thời gian, em đã trở thành người chín chắn, đĩnh đạc như thế này rồi. Bây giờ em đang làm gì?
- Thưa cô, em đang làm phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu ạ. Hôm nay nhân buổi đi công tác em mới có dịp về thăm trường. Rồi mình và cô vào phòng hội đồng để nói chuyện. Mình sực nhớ ra là chưa hỏi thăm sức khỏe cô:
- Thưa cô, dạo này cô và gia đình vẫn khỏe chứ ạ?
- Cảm ơn em, cô vẫn khỏe. Thế còn em? chắc em đã lập gia đình rồi chứ?
- Vâng, thưa cô. À! Cô ơi, những học sinh cũ của lớp mình có thường hay đến thăm cô không ạ?
- Có một số người thỉnh thoảng vẫn đến chơi với cô. Còn một số thì đã lâu cô không gặp lại.
Mình đáp, lòng ngập tràn hối hận:
- Chúng em thật là có lỗi vì đã không đến thăm hỏi các thầy cô được thường xuyên.
- Cô cũng biết là cuộc sống của các em rất bận rộn nên cũng không trách các em đâu. Các em không cần thường xuyên đến thăm cô, chỉ cần trong kí ức các em còn lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp về các thầy cô và mái trường xưa là được.
- Vâng, em cảm ơn cô.
Sau cuộc nói chuyện dài, mình tạm biệt thầy cô ra về, lòng đầy cảm xúc bâng khuâng khó tả.
Từ hồi vào Thành phố Hồ Chí Minh, cậu đã từng về thăm lại ngôi trường của chúng mình chưa? Nếu chưa thì cậu hãy ít nhất một lần trở về đó. Cậu sẽ được sống lại với bao kỉ niệm, và cậu sẽ gặp lại những thầy cô yêu quý đã từng dạy dỗ chúng ta.
Thôi thư đã dài, mình xin dừng bút. Hi vọng một ngày gần đây sẽ được gặp lại cậu tại ngôi trường của chúng ta.
" Mặt trăng, 12 tháng 6 năm 2033
Khánh thân mến !
Tớ viết thư này trước hết là để hỏi thăm cậu, cậu dạo này có khỏe không ?
Cuộc sống của cậu như thế nào? Có gì đặc biệt không? Nghe nói vẫn chưa có vợ à, phải cố gắng lên, sắp 40 rồi đấy. Tớ dạo này vẫn khỏe, cuộc sống của tớ rất tuyệt vời lắm. Cậu có biết thành phố thứ 3 trên mặt trăng không ?
Tớ có một biệt thự ở khu ngoại ô trên ấy, hàng năm cứ cuối hè tớ lại lên đấy chơi cùng với gia đình, nhắc mới nhớ, tớ cưới vợ được gần một năm rồi. Vợ tớ xinh lắm, mặt không tì vết. Gia đình tớ sống rất tốt. Hiện tại, tớ đang trên phi cơ riêng bay sang Anh để tiếp xúc cùng các đại biểu cấp cao của Liên Hợp Quốc.
Cách đây ba hôm, khi đang trên đường sang Mĩ để giải quyết một số việc quan trọng và nhận giải thưởng Nô-ben về hòa bình, tớ có dừng lại ở Hải Phòng - nơi mà hồi nhỏ anh em mình còn học ở đây. Tớ về chính ngôi trường Trần Phú từ thuở nào, ngày nay nó đã được tu sửa lại khang trang hơn và được dát toàn bộ bạch kim ở khắp trường.
Không những thế, nó đã được đưa lên trên không, cao hơn 100m so với mặt đất để mở rộng chỗ ở cho người dân. Khi bước vào trường, tớ mới phát hiện ra hiệu trưởng ở đây chính là Hiền Thảo - một trong những người bạn đã học chung với anh em mình trong bốn năm cấp hai.
Cậu ấy giờ đã khác, với vị trí hiệu trưởng, cậu ấy chín chắn ,cứng rắn hơn nhưng vẫn đầy tình cảm và tình yêu thương ấy. Cậu đón tiếp tôi với sự niềm nở, tự hào kể cho tôi về những việc cậu đã làm nào là các dãy nhà đã được tăng lên thành sáu tầng, được lắp cầu thang máy, được xây thêm khu liên hợp, khu thể thao có thêm bề bơi, sân bóng đá, bóng rổ, sân tenis, bãi giữ xe,... Ngoài ra, tớ thấy được mới vài điểm quen thuộc trong khuôn viên trường, đó là cây hoa sữa trước cửa lớp mình, nó đã cao hơn , to hơn.
Tớ vẫn nhớ hồi anh em mình học thể dục, vì trời nắng nên lại chạy ào về gối cây này tránh nắng, đứa này tranh đứa kia, bàn tán rôm rả để rồi bị trực ban nhắc hay cái lần thằng Hùng, thằng Phát thi nhau trèo cây để xem ai giỏi hơn ai, cuộc thi chưa kết thúc, thì bảo vệ đuổi, chạy tóe khói khắp trường để rồi bị bắt lên phòng bảo vệ.
Đang xao xuyến vì những kỉ niệm, đột nhiên có một giọng nói khàn khàn, nhưng đầy sự trìu mến, gọi : "Trường Ân đó hả em?" Tôi ngờ ngờ rồi quay lại. Hóa ra đó chính là thầy Nguyên, Khánh ạ. Thầy bây giờ trông đã già hơn hẳn .
Đầu thầy đã không còn tóc, bóng loáng rồi đột nhiên , tôi xúc động đến tột cùng - Thầy Nguyên đây ư ? Người thầy đã dạy tôi đây ư ?" Trời, thầy giờ già quá, người đã dạy cho tôi cấp hai và cũng là người đã dành hơn bốn thập kỉ để cống hiến cho giáo dục nước, nhờ thầy, bao thế hệ đã lớn lên, trở thành những trụ cột, những người đi xây dựng đất nước, là người cống hiến thầm lặng ... Ôi, chả có nhẽ mái tóc của thầy đã ra đi cùng với sư cống hiến ấy. Khi nghĩ về những điều đó, Khánh ạ, tớ chỉ chực bật khóc.
Thầy quá tận tâm với nghề, cống hiến hết mình. Thầy giờ là một ông lão ngoài bảy mươi cũng về thăm trường rồi tình cờ gặp tôi... Tôi dìu thầy ra ghế đá, nó đã được lắp đặt thêm một bộ tản nhiệt nên mặc cho trời hôm ấy nóng hơn 30 độ, tôi và thầy vẫn thoải mái ngồi nói chuyện... Tớ hỏi thầy rất nhiều, và cũng tự hào kể ra những thành tựu mình đã đạt được nhưng không quên cảm ơn thầy vì những công lao như biển cả của thầy .
Nhìn thầy, tôi lại nhớ về những kỉ niệm với thầy, như lần thầy cho tôi và lũ bạn kiểm tra 15 phút một bài cực dài nhưng rồi lại không thu khiến cả lũ lăn đùng ngã ngữa , nghĩ đến đó, tớ và thầy lại bật cười. Mặc dù không muốn, nhưng cuối cùng cũng phải rời đi, tôi chào thấy ,từ biệt Hiền Thảo, rồi hẹn một lần khác gặp sau. Buổi chia tay ấy đầy xúc động , rồi tớ lên phi cơ bay đi, ngó lại, tớ thấy được bóng dáng của thầy mờ dần, nhỏ dần rồi cuối cùng biến mất sau làn mây làm tôi lại suy nghĩ viển vông.
Tớ chỉ viết đến đây thôi, Cho tớ gửi lời chào đến gia đình của cậu và chúc cậu gặp thành công trong mọi mặt cuộc sống .
Bạn cũ của cậu"
1)Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. nhận định của Hoài Thanh là vô cùng chính xác .vì sao vậy ?chúng ta có thể thấy hình ảnh của cuộc sống trong những trang văn. đó có thể là cuộc sống vất vả lận lật của người nông dân Việt Nam xưa qua hình ảnh con cò trong ca dao đó có thể là những chàng thanh niên tốt bụng trong những câu chuyện cổ tích đó có thể người mẹ yêu con người bạn học thân thiết trong các bài văn tả người của chúng ta ở thời tiểu học trong các trang văn của chúng ta cũng có thể hình dung đất nước Việt Nam tươi đẹp như thế nào qua những hình ảnh cây tre Việt Nam Sông nước Cà Mau... có thể nói cuộc sống là chất được tạo thành phần trường hàng gần trường phản ánh kinh nghiệm của cuộc sống này.
Câu thành ngữ "Công cha nghĩa mẹ" đề cao công lao to lớn của cha, nghĩa tình cao cả của mẹ nuôi dạy con trưởng thành, khôn lớn. Thật vậy, công ơn của cha to lớn như ngọn núi Thái Sơn hùng vĩ. Tình nghĩa của mẹ dào dạt, ngọt ngào như nước suối trong nguồn. Cha mẹ vừa có công sinh thành vừa có công dưỡng dục chúng ta. Cha mẹ là người luôn dõi theo từng bước đi của con cái từ khi còn non dại tới tận khi đã trưởng thành nên người. Vì vậy, con cái phải luôn ghi nhớ điều đó để phụng dưỡng đền ơn cha mẹ. Thế mới là người có hiếu, có nhân đức.
FRIED RICE
We will prepare : 1 - 2 green onions, 2 large eggs, 1 teaspoon of salt, a teaspoon of pepper, 4 tablespoons of oil, 4 cups of cold cooked rice , 1 - 2 tablespoons of light soy sauce.
Firstly, we beat the eggs with salt, pepper and onion. Then we heat the pan and add 2 tablespoons of oil. When the oil is hot, pour the mixture into the pan When it is hot, take it out and clean out the pan . Next, we add 2 tablespoons oil, add the rice, stir-fry for a few minutes, using chopsticks to break it apart, stir in the soy sauce. When the rice is heated through, we add the mixture back into the pan. Remember to serve hot
Có lẽ ai cũng có một thần tượng mà mình yêu quý nhất riêng đối với em thì nghệ sĩ Trấn Thành là người mà em khâm phục và là thần tượng của em.
Chú có dáng người cao, chú rất hay làm cho mọi người cười mà khi chú đã làm trò cười thì không ai có thể nhị cười được. Đôi mắt của chú nhìn mọi người rất trìu mến.Đôi mắt của chú rất đẹp em thích nhất là đôi mắt của chú. Miệng chú lúc nào cũng tươi cười.Chú ăn mặc rất giản dị dù ở nhà hay đi diễn chú cũng vậy.Có hôm em xem chú diễn mà xúc động đến phát khóc. Chú dàng được rất nhiều tình cảm của mọi người không phải vì chú có năng khiếu mà vì chú rất hiền chú biết cách làm cho mọi người cười mà mỗi khi cười là ai ai cũng cảm thấy sảng khoái.
Em rất yêu quý chú có lẽ mai này em lớn sẽ có những thần tượng khác nhưng làm sao em có thể quên được chú người đã trao tặng cho em và mọi người những cảm xúc bài học hay. Nên em sẽ không bao giờ quên chú đâu kể khi em lớn nữa!
Cứ mỗi sáng thứ 7 em lại được xem chương trình gặp nhau cuối tuần. Trong đó em yêu thích nhất là chú Tự Long. Với dáng người nhỏ nhắn chú diễn thật là hay và ấn tượng.
Chú Tự Long có khuôn mặt tròn tròn và nổi bật nhất trên khuôn mặt chú đó chính là nụ cười tươi tắn, dễ gần. Chú có cặp mắt đen tròn, khuôn mặt chú lúc nào cũng tươi tỉnh, hiền hòa với mọi người khiến mọi người ai cũng yêu quí. Miệng chú lúc nào cũng dành nụ cười cho mọi người nên ai cũng cảm thấy gần gũi, có lẽ vì thế chú sinh ra để diễn hài. Chú diễn hài rất thành công, chắc là nhờ ánh mắt nhân hậu và khả năng nói tài tình. Dáng người chú không to nhưng trông chú vẫn khỏe khoắn. Chân tay khéo léo, nào là múa hát tăng lên vẻ sinh động cho vở hài. Hình ảnh chú trên màn ảnh nhỏ thật là khó có thể nào quên.
Em mong sau này cũng là một nghệ sĩ hài tài như chú Tự Long vậy, chú sẽ mãi là thần tượng của em
bài làm:
Nowadays, the environment is very important in our life. So, we must make it more "green". Firstly, we will use energy-saving lights to save electricity. Secondly, we will take care of trees, flowers regularly. Thirdly, we will give old things to charity. Beside, we will propaganda for everyone is take the bus to save energy and more fun. Then, we will turn off electrical appliances when we don't use it. In short, we must improve the environment.
dịch:
Ngày nay, môi trường là rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải làm cho nó "xanh" hơn. Thứ nhất, chúng tôi sẽ sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng để tiết kiệm điện. Thứ hai, chúng tôi sẽ chăm sóc cây, hoa thường xuyên. Thứ ba, chúng tôi sẽ cung cấp những thứ cũ cho tổ chức từ thiện. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tuyên truyền cho tất cả mọi người là đi xe buýt để tiết kiệm năng lượng và vui vẻ hơn. Sau đó, chúng tôi sẽ tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. Tóm lại, chúng ta phải cải thiện môi trường.