Gíup mình với ạ
1. Nêu các nội dung về sự cấu tạo nguyên tử, phân tử của các chất
2. Nhận biết khi nào nhiệt năng của vật tăng hay giảm?
3. Nêu các hình thức truyền nhiệt. Nêu ứng dụng của mỗi hình thức truyền nhiệt vảo trong đời sống. So sánh sự giống và khác nhau giữa ba hình thức truyền nhiệt
4. Nêu 3 ứng dụng của mỗi hình thức truyền nhiệt vào trong đời sống. So sánh sự giống và khác nhau giữa ba hình thức truyền nhiệt.
5. Nhiệt lượng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu cụ thể về sự phụ thuộc đó
6. Nhiệt dung của một chất là gì? Nêu ý nghĩa nhiệt dung riêng của một chất.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, nguyên tử và phân tử là thành phần tạo nên các vật chất
b, Nhiệt năng là tổng động năng của các nguyên tử, phân tử tạo nên vật (do các hạt chuyển động ko ngừng nên có động năng). Nhiệt độ càng cao thì tốc độ của các nguyên tử, phân tử càng lớn, nghĩa là động năng càng lớn nên nhiệt năng càn lớn, nhiệt năng dươccj đo bằng đơn vị Jun
Tham khảo
Câu 4: Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật đó có cơ năng.
Có hai dạng cơ năng: động năng và thế năng.
+ Động năng.
Ví dụ: Một quả bi-a số 1 đang chuyển động, khi nó va vào một quả bi-a khác thì nó thực hiện công làm quả bi - a đó dịch chuyển, ta nói quả bi-a số 1 có động năng.
Câu 5:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, còn phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Lực liên kết giữa các phân tử:
+ Lực liên kết giữa các phân tử chất khí rất yếu
+ Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn
+ Lực liên kết giữa các phân tử chất rắn mạnh
Tham khảo
câu 4 : Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật đó có cơ năng. Vật có khả năng thực hiện công càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn.
cơ năng có 2 dạng : thế năng và động năng
Tham khảo
Câu 1: Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại. Nhiệt lượng của vật này toả ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào.
Câu 2:
Các hình thức truyền nhiệt là: Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.
- Chất rắn: chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt;
- Chất lỏng và chất khí: chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu;
- Chân không: chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức bức xạ nhiệt.
Câu 3: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại
Câu 4: Cơ năng vật tồn tại ở những dạng là: thế năng, động năng
Câu 6: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
Câu 1 : Nguyên lí :
+ Nhiệt được truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn
+ Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ hai vật bằng nhau thì ngừng lại
+ Nhiệt lượng của vật này tỏa ra bằng hiệt lượng của vật kia thu vào
Câu 2 : Có ba hình thức truyền nhiệt : dẫn nhiệt , đối lưu , bức xạ nhiệt
+ Chất rắn : chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt
+ Chất lỏng và chất khí : chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu
Câu 3 : Định luật về công : không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công , được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu về đường đi và ngược lại
Câu 4 :
Động năng : phụ thuộc vào : khối lượng và vận tốc vật chuyển động
Thế năng trọng trường : phụ thuộc vào : độ cao của vật so mặt đất hoặc một vị trí khác được chọn làm môc
Thế năng đàn hồi : phụ thuộc vào : độ biến dạng đàn hồi của vật
Câu 6 : Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
Chúc bạn học tốt
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
+ Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, còn phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.