BẠN NÀO CÓ ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH RỒI CHIA SẺ CHO MÌNH VỚI!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ĐỀ ÔN SINH HỌC:
I. Học bài 6, 9, 18, 25, 27, 29.
II. Các câu hỏi khác:
- Nêu sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi.
- Cách phòng tránh bệnh giun, sán kí sinh.
- Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả?
- Tại sao nhiều ao thả cá, không thả trai mà tự nhiên có trai?
- Nêu một số sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương.
- Trong số ba lớp của Chân khớp (Giáp xác, Hình nhện, Sâu bọ) thì lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất? Cho ví dụ?
- Trong số các đặc điểm của Chân khớp thì các đặc điểm nào ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng?
- Nêu tác hại của trùng kiết lị đối với sức khỏe con người.
- Tại sao bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi?
nấu lớp 7 thì
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HKI
A/ PHẦN VĂN:
I/ Học tác giả, tác phẩm, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật:
1/ Phò giá về kinh:
a/ Tác giả:
- Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con trai thứ 3 của vua Trần Thái Tông
b/ Tác phẩm:
- Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, cách gieo vần như thể thư Thất ngôn tứ tuyệt
- Sáng tác lúc ông đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử
c/ Ý nghĩa:
- Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần
- ...............................................................................................
d/ Đặc sắc, nghệ thuật:
- Hình thức diễn dạt cô đọng, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng
- Đảo ngữ về các địa danh (Chương Dương → Hàm Tử)
- ..........................................................................................................
2/ Bạn đến chơi nhà:
a/ Tác giả:
- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909): lúc nhỏ tên là Thắng. Quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
b/ Tác phẩm:
- Sáng tác sau giai đoạn ông cáo quan về quê
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
c/ Ý nghĩa:
- Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay
d/ Đặc sắc, nghệ thuật:
- Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà, và cuối cùng òa ra niềm vui .....................
- Lập ý bất ngờ, vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện
3/ Qua Đèo Ngang:
a/ Tác giả:
- Bà Huyện Thanh Quan tên Thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thể kỉ XIX (? - ?)
- Quê ở làng Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội
b/ Tác phẩm:
- Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
- Đèo Ngang là địa danh nối liền hai tỉnh Quảng Bình & Hà Tĩnh
c/ Ý nghĩa:
- Thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của Nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang
d/ Đặc sắc, nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện
- Sử dụng bút pháp nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ động âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm
- Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình
4/ Bánh trôi nước:
a/ Tác giả:
- Hồ Xuân Hương (? - ?) →Bà Chúa Thơ Nôm
- Nhiều sách nói bà là con của Hồ Phi Diễn (1704 - ?) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà từng sống ở phường Khán Xuân gần Tây Hồ, Hà Nội
b/ Tác phẩm:
- Sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật → bằng chữ Nôm
c/ Ý nghĩa:
- Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến
- Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng tỏ sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ
d/ Đặc sắc, nghệ thuật:
- Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật
- Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày với Thành ngữ, Mô típ dân gian
- Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa
5/ Tiếng gà trưa:
a/ Tác giả:
- Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam
b/ Tác phẩm:
- Được viết trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh
- Thuộc thể thơ 5 chữ
c/ Ý nghĩa:
- Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận
d/ Đắc sắc nghệ thuật:
- Sử dụng hiệu quả điệp từ Tiếng gà trưa có tác dụng nổi mạnh cảm xúc, gợi nhắc những kỉ niệm lần lượt hiện về
- Thể thơ 5 chữ phù hợp với việc vừa kể chuyện, vừa bộc lộ tâm tình
6/ Sông núi nước nam:
a/ Tác giả:
- Chưa rõ tác giả bài thơ là ai
- Sau này có nhiều sách ghi là Lý Thường Kiệt
b/ Tác phẩm:
- Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
c/ Ý nghĩa:
- Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức manh chính nghĩa của dân tộc ta
- Bài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của nước ta
d/ Đặc sắc nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gon, xúc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước
- Dồn nén cảm xúc trong hình thức nghiêng về nghị luận, bày tỏ ý kiến
- Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc
- Hùng hồn, đanh thép
đề văn nha đề thi khảo sát học kì 2 năm nay của trường mình luôn nha
- Nêu đặc điểm của môi trường hoang mạc và môi trường đới lạnh
- Cho 4 cụm từ: khí hậu lạnh, băng tuyết phủ quanh năm, thực vật nghèo nàn, ít người sinh sống. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ
- Em hiểu thế nào là hiệu ứng nhà kính? Tác hại của hiệu ứng nhà kính.
- Đô thị hoá là gì? Tình hình đô thị hoá ở đới nóng hiện nay, hậu quả, cách giải quyết.
- Kể tên các châu lục, lục địa theo thứ tự thừ bé đến lớn
- Tại sao nói: " Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng
*Bạn có thể tham khảo đề sau
Câu 1. Đới ôn hoà nằm trong khu vực hoạt động của: A. Gió mậu dịch B. Gió mùa C. Gió tây ôn đới D. Tất cả đều sai Câu 2.Trên thế giới có mấy châu lục và mấy đại dương? A. 6 châu lục, 4 đại dương B. 7 châu lục, 4 đại dương; C. 6 châu lục, 5 đại dương D. 5 châu lục, 4 đại dương. Câu 3. Khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200mm phù hợp với môi trường: A. Nhiệt đới khô B. Địa trung hải C. Nhiệt đới ẩm D. Hoang mạc Câu 4. Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc lớn thuộc: A. Nam Phi B. Bắc Phi C. Đông Phi D. Tây Phi Câu 5. Châu Phi có diện tích hơn 30 triệu km2 là châu lục: A. Lớn thứ nhất thế giới B. Lớn thứ hai thế giới C. Lớn thứ ba thế giới D. Lớn thứ tư thế giới Câu 6. Đới lạnh ở mỗi bán cầu có phạm vi trải dài từ khoảng: A. Vĩ độ 60º đến 90º B. Vĩ độ 30º đến 40º C. Vĩ độ 50º đến 60º D. Vĩ độ 40º đến 50º Câu 7. Nơi có nền công nghiệp sớm nhất thế giới là ở các nước: A. Nhiệt đới B.Nhiệt đới gió mùa C. Ôn đới D. Cận nhiêt đới Câu 8. Các nước châu Phi có nguồn dầu mỏ dồi dào nhất thuộc khu vực: A. Bắc Phi B. Nam phi C. Tây Phi D. Đông Phi II. Phần tự luận. Câu 9. Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hoà? Câu 10. Giải thích tại sao khí hậu Châu Phi nóng khô bậc nhất Thế Giới? Câu 11. Tại sao cho đến nay nhiều tài nguyên ở đới lạnh vẫn chưa được khai thác? :>
lớp 8 hk2 ạ !
HỌC KÌ 2 LỚP 8 NHA!