HGậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiển đấu.
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Trình bày đôi nét về tác giả đó.
Câu 2: Phân tích ngữ pháp của câu văn sau và cho biết câu văn đó thuộc kiểu câu nào ,
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
Câu 3 Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong câu văn : Tre hi sinh bảo vệ con người . Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
Câu 3
Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ - Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần) - Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu. + Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre. - Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. - Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê hơng, đất nước “ Giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ngời”. - Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.Tre sừng sững như một tượng đài được tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”. > Tre là biểu tượng tuyệt đẹp về đất nước và con người Việt nam anh hùng, về người nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hương, đất nướcCâu 1
( Cây tre Việt Nam – Thép Mới)