tại sao lớp thú đa dạng sống trong môi trường đa dạng
giúp mình với mai là kiểm tra rồi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường đới lạnh:
* Cấu tạo
+ Bộ lông dày giúp giữ nhiệt cho cơ thể.
+ Mỡ dưới da dày giúp giữ nhiệt, dự trữ năng lượng chống rét.
+ Lông màu trắng (mùa đông) dễ lẫn vào tuyết, che mắt kẻ thù.
* Tập tính:
+ Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét giúp tiết kiệm năng lượng, tránh rét, tìm nơi ấm áp.
+ Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ.
* Đặc điểm của động vật thích nghi với khí hậu khô nóng (hoang mạc).
* Cấu tạo:
+ Chân dài giúp hạn chế ảnh hưởng của cát nóng.
+ Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày giúp đi không bị lún, đệm thịt chống nóng.
+ Bướu mỡ lạc đà giúp dự trữ mỡ, nước, trao đổi chất.
+ Màu lông nhạt giống màu môi trường giúp lẩn trốn kẻ thù.
* Tập tính:
+ Mỗi bước nhảy cao và xa, di chuyển bằng cách quăng thân giúp hạn chế tiếp xúc với cát nóng.
+ Hoạt động vào ban đêm giúp tránh nóng ban ngày.
+ Khả năng đi xa tốt, nhịn khát để tìm nguồn nước.
* Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa
+ Môi trường nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm tương đối ổn định, thích hợp cho sự sống của mọi loài sinh vật.
+ Thuận lợi cho sự phát triển của thực vật quanh năm, cung cấp thức ăn cho các loài động vật ăn cỏ.
+ Tạo điều kiện cho các loài động vật ở vùng nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những điều kiện sống rất đa dạng.
- Vì lớp Thú là lớp động vật tiến hóa nhất, cơ thể đầy đủ các bộ phận chuyên hóa khác nhau, các cơ quan phát triển hoàn thiện giúp cho cơ thể lớp Thú có thể thích nghi với môi trường sống phong phú và đa dạng:
+ Là đv có xương sống,có tổ chức cao nhất
+ Mình có lông mao bao phủ
+ Tim 4 ngăn,2 vòng tuần hoàn,máu đi nuôi cơ thể là máu pha
+ Bộ răng phân hóa thành 3 phần : răng cửa,răng nanh,răng hàm
+ Bộ não phát triển biểu hiện rõ ở đại não và tiểu cầu não
+ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
+ Là động vật hằng nhiệt
lớp cá đa dạng về môi trường sống vì:
- chúng có thể thay đổi nhiệt độ đẻ thích nghi với môi trường sông (-5oC _40oC)
- chúng sống ở các tầng nc khác nhau
+tầng nc mặt
+tâng nc giữa
+tầng nc dáy
+tầng nc bùn
(nc : nước
T | Đặc điểm môi trường | Loài điển hình | Hình dáng thân | Đặc điểm khúc đuôi | Đặc điểm vây chân | Bơi: nhanh, bình thường, chậm, rất chậm |
1 | Tầng mặt thường thiếu nơi ẩn náu | Cá nhám | Thon dài | Khoẻ | Bình thường | Nhanh |
2 | Tầng giữa và tầng đáy | Cá vền, cá chép | Tương đối ngắn | Yếu | Bình thường | Bình thường |
3 | Trong các hang hốc | Lươn | Rất dài | Rất yếu | Không có | Rất chậm |
4 | Trên mặt đáy biển | Cá bơn, cá đuối | Dẹt, mỏng | Rất yếu | To hoặc nhỏ | Chậm |
Câu 1:
- Lớp cá: Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:
+ Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.
+ Tim 2 ngăn: 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
+ Thụ tinh ngoài.
+ Là động vật biến nhiệt.
- Lớp lưỡng cư: Là những động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:
+ Da trần, phủ chất nhầy và ẩm; di chuyển bằng 4 chi
+ Hô hấp bằng phổi và da
+ Tim 3 ngăn, có 2 vogf tuần hoàn; máu nuôi cơ thể là máu pha
+ Sinh sản trong môi trường nước; thụ tinh ngoài
+ Nòng nọc phát triển qua biến thái
+ Là động vật biến nhiệt
- Lớp bò sát: Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn: da khô, vảy sừng khô, cố’ dài, màng nhĩ nam trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thế vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt. Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.
- Lớp chim: là động vật xương sống thích nghi cao với sự bay lượn và với những điều kiện sống khác nhau:
- mình có lông vũ bao phủ
- có mỏ sừng
- chi trước biến thành cánh
- phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp
-tim có 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
- trứng có lớp vỏ đá vôi, được ấp và nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ
- là động vật hằng nhiệt
- Lớp thú: Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất:
_ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
_ Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm
_ Tim 4 ngăn máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, và là động vật hằng nhiệt
_ Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
Rừng Nhiệt Đới Amazon:
Đại Dương Cực Nam:
Thảo Nguyên Châu Phi:
Vùng Cao Himalaya:
Vì
-Thú là động vật hằng nhiệt.Hoạt động trao đổi chất mạnh mẽ
-Có bộ lông mao bao phủ, tim 4 ngăn.Hệ tiêu hóa phân hóa rõ
-Diện tích trao đổi khí rộng ở phổi.Cơ hoành tăng cường hô hấp
-Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ đảm bảo thai phát triển đầy đủ trước và sau khi sinh
-Hệ thần kinh có tổ chức cao. Bán cầu não lớn nhiều nếp cuộn ,lớp vỏ bán cầu nào dày giúp cho hoạt động của thủ có những phản ứng linh hoạt phù hợp với những tình huống phức tạp của mỗi trường sống.
Tại sao phải bảo tồn đa dạng sinh học
- Bảo tồn sự phong phú và đa dạng nguồn gen của hệ sinh vật.
- Bảo vệ sự đa dạng sinh học chính là bảo tồn sự đa dạng di truyền. Điều này có rất nhiều lợi ích cho nông nghiệp, y học ...
- Tạo sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên.
- Giữ gìn lợi ích đa dạng sinh học tác động lên đời sống con người.
- Giảm nguy cơ tuyệt chủng của các loài sinh vật.
* Ta cần phải bảo tồn đa dạng sinh học vì bảo tồn sự đa dạng sinh học chính góp phần:
- Bảo tồn sự phong phú và đa dạng nguồn gen của hệ sinh vật.
- Bảo vệ sự đa dạng sinh học chính là bảo tồn sự đa dạng di truyền. Điều này có rất nhiều lợi ích cho nông nghiệp, y học ...
- Tạo sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên.
- Giữ gìn lợi ích đa dạng sinh học tác động lên đời sống con người.
- Giảm nguy cơ tuyệt chủng của các loài sinh vật.
* Biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học:
- Bảo vệ môi trường tự nhiên (đất, nước, ko khí...)
- Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loài sinh vật (thành lập các khu dự trữ sinh vật, các công viên quốc gia...)
- Sự phát triển của loài người phải hài hòa với tự nhiên.
- Những loài sinh vật quý hiếm cần phải chú trọng và bảo tồn.
- Lưu trữ nguồn gene sinh vật.
- Phát triển các môi trường sống nhân tạo cho các loài sinh vật (VD như các khu bảo tồn,...).
- Ban hành các luật lệ và chính sách (ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật, cắm săn bắt bừa bãi các loài động vật quí hiếm...)
- Thực hiện nâng cao ý thức của mọi người ...
Biểu hiện đa dạng sinh học ở nước ta:
a. Sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao, thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.
- Đa dạng về hệ sinh thái:
+ Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
+ Rừng nhiệt đới gió mùa phân thành các kiểu: rừng thường xanh, rừng rụng lá, rừng thưa khô rụng lá, xavan, rừng ngập mặn...
+ Ngoài ra còn có rừng cận nhiệt và ôn đới trên núi
- Thành phần loài:
+ Thực vật: 14500 loài
+ Thú: 300 loài
+ Chim 830 loài
+ Cá: nước ngọt 550 loài, nước mặn 2000 loài
- Hệ thực vật cây trồng ở Việt Nam cũng khá đa dạng: khoảng 734 laoì cây trồng phổ biến, thuộc 79 họ được gieo trồng trên lãnh thổ Việt Nam.
Cũng là 1 khu vực rất đa dạng về các laoị vật nuôi...
- Việt Nam được công nhận là 1 trong 16 nước trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao.
Lớp thú đa dạng sống trong môi trường đa dạng vì : Trong môi trường đa dạng, khác nhau thì chúng mới có các cách thích nghi với môi trường sống khác nhau nên chúng mới đa dạng. Cũng bởi vì lớp thú đa dạng sống ở những nơi khác nhau để chúng phân bố khắp nơi trên trái đất và có đủ nguồn thức ăn cho chúng.
Tại sao lướp thú đa dạng sống trong môi trường đa dạng ?
Lớp thú đa dạng sống trong môi trường đa dạng vì:
- Thú là động vật hằng nhiệt.Hoạt động trao đổi chất mạnh mẽ
- Có bộ lông mao bao phủ, tim 4 ngăn.Hệ tiêu hóa phân hóa rõ
- Diện tích trao đổi khí rộng ở phổi.Cơ hoành tăng cường hô hấp
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ đảm bảo thai phát triển đầy đủ trước và sau khi sinh
- Hệ thần kinh có tổ chức cao. Bán cầu não lớn nhiều nếp cuộn ,lớp vỏ bán cầu não dày giúp cho hoạt động của thủ có những phản ứng linh hoạt phù hợp với những tình huống phức tạp của môi trường sống.