Từ nội dung 4 câu thơ cuối trong bài " Nói với con " của Y Phương hãy viết bài văn nghị luận về niềm tin trong cuộc sống
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo dàn ý sau đây:
. Mở bài
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của niềm tin vào chính bản thân mình trong cuộc sống của mỗi con người.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Khái niệm niềm tin vào bản thân: Đó là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống...
2. Bình luận và chứng minh
- Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác:
- Việc đánh mất niềm tin vào bản thân đang là một thực tế nhức nhối trong cuộc sống hiện đại của một bộ phận giới trẻ:
- Phải phân biệt giữa tự tin với tự phụ. Tin vào bản thân, khẳng định giá trị của mình không có nghĩa là tự phụ, huênh hoang, kiêu ngạo. Đánh giá được vị trí của mình trong cuộc sống không có nghĩa là coi thường người khác. Niềm tin vào bản thân càng không có nghĩa là bằng mọi cách để đạt được những điều mình muốn bất chấp cương thường đạo lý, bất chấp lẽ phải.
3. Liên hệ bản thân
Phải làm gì để xây dựng niềm tin vào bản thân
Tham khảo:
Bạn có thể bị lừa dối nếu bạn tin tưởng quá nhiều nhưng nếu bạn không có lòng tin thì bạn sẽ không tồn tại được. Đúng là như vậy, niềm tin là sự tin tưởng đặt hết mọi thứ vào người khác hoặc điều gì đó. Nếu bạn là một người có niềm tin thì đảm bảo với bạn rằng bạn là một trong những người hạnh phúc nhất. Vì niềm tin chính là một loại thuốc tăng lực một nguồn động lực tuyệt vời cho chúng ta. Nó giúp chúng ta tự tin vào bản thân mình vượt qua mọi trở ngại và đạt được thành công vượt bậc trong cuộc sống. Tại sao lại có những người khuyết tật những trở thành huyền thoại chỉ đơn giản là họ có niềm tin vào bản thân và vào cả thế giới. Câu hỏi đặt ra là cuộc sống sẽ như thế nào nếu chúng ta không có niềm tin vào bất cứ thứ gì? Chắc chắn với bạn rằng sẽ vô cùng khủng khiếp. Chúng ta sẽ chẳng có động lực làm bất cứ điều gì trong cuộc sống và thậm chí cũng chẳng thể có nổi một ước mơ. Vì có mơ bạn cũng chẳng tin tưởng vào bản thân để thực hiện nó. Bạn sẽ luôn ở trong tâm trạng ngờ vực không tin vào bất cứ điều gì. Nếu vậy thì bạn sẽ không thể nào tồn tại chứ đừng nói đến chuyện tiến bộ. Đã sống ở trên đời thì phải có cho mình một niềm tin. Chỉ có niềm tin và sự quyết tâm mới có thể đưa bạn đến thành công. Nhưng phải nhớ rằng niềm tin và sự mù quáng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hãy luôn luôn tỉnh táo để vượt qua được những cám dỗ và không bao giờ mù quáng tin vào những điều không có thật. Hãy tập cho mình một thói quen tốt nên tin vào những điều tốt đẹp. Đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào bản thân mình, chỉ cần bạn tin là mình có thể làm được thì bạn lại có thêm lý do để thực hiện điều đó.
tham khảo
Yêu đất nước tức là yêu nơi chôn nhau cắt rốn, yêu con đường làng hai buổi đến trường, yêu cả những quần đảo ngoài xa khơi đang ngày đêm làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ cho tổ quốc. Phạm vi lãnh thổ của nước ta không chỉ bao gồm có đất liền, vùng trời, vùng biển mà còn cả những hòn đảo ngoài xa. Như Bác Hồ đã từng nói “Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay, ta có ngày có trời, có biển. Biển nước ta dài và tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”.
Từ thuở tấm bé ta vẫn thường nghe những lời ru ngọt ngào của bà của mẹ, đất nước ta tươi đẹp với rừng vàng biển bạc. Lớn lên theo những trang sách sử vọng về chúng ta càng thêm yêu quý thêm từng mảnh đất quê hương. Đó không chỉ là mảnh đất liền nơi ta sinh sống, vùng trời mênh mông với những cánh chim bay mà còn cả những hòn đảo nhỏ ngoài khơi đang ngày ngày làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ tổ quốc.
Thật vậy, biển đảo chính là máu thịt của tổ quốc. Thật may mắn cho chúng ta khi được sinh ra và lớn lên trong thời đại hòa bình. Thế nhưng lịch sử 14 cuộc chiến tranh cướp nước của giặc ngoại xâm thì có đến 10 cuộc chiến bắt đầu từ biển. Thế mới biết biển có vai trò quan trọng thế nào trong việc giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ. Nhất là đối với Việt Nam, nắm giữ một trong những đường hàng hải quan trọng nhất thế giới.
Biển không chỉ là người bạn của con người mà nó còn là người mẹ vĩ đại nuôi sống con người. Biết bao nhiêu làng chài ven biển đang ngày ngày bám biển tìm kiếm hạt ngọc cho đời. Những mẻ cá trĩu nặng, những vựa muối óng ánh chính là phần quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Không những thế, biển còn có những hòn đảo, những vị trí quân sự trọng yếu để bảo vệ đất mẹ từ xa. Chúng ta tự hào với những Hoàng Sa, Trường Sa sừng sững với những người lính quê hương đang ngày ngày vững cây súng bảo vệ tổ quốc.
Không những thế biển còn là một chứng nhân lịch sử, một minh chứng hùng hồn cho những năm tháng đau thương mà anh hùng của cả dân tộc. Nhà tù Côn Đảo thuộc huyện đảo Phú Quốc là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng. Nơi chứng kiến biết bao nhiêu lớp người đã anh dũng ngã xuống vì bình yên độc lập của quê hương. Biển yên bình nhưng vùi sâu trong nó là biết bao chiến tích được viết nên bằng máu và hoa. Như một nhạc sĩ nào đó đã từng viết “Ôi biển Việt Nam, ôi sóng Việt Nam. Qua bao nhiêu thăng trầm lửa thử vàng mới nên người. Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương”.
Trong cuộc sống hiện đại, thì biển càng đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống. Không chỉ cung cấp cho con người nguồn tài nguyên dồi dào về hải sản, dầu khí… Biển còn là nơi để con người tìm được sự cân bằng sau những ngày lao động mệt mỏi. Và nơi đây cũng mang một ý nghĩa chính trị lớn lao. Những năm qua, biết bao nhiêu thế hệ trẻ đã xung phong được ra đảo để bảo vệ tổ quốc. Các anh thực sự là những tấm gương sáng ngời để thế hệ trẻ chúng em noi theo tiếp nối truyền thống yêu nước vĩ đại của dân tộc.
Yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của cả dân tộc. Yêu nước là yêu những thứ bình dị và nhỏ bé nhất. Và tình yêu biển đảo chính là một phần trong thứ tình cảm mãnh liệt đó. Thế hệ trẻ chúng ta, những người lớn lên trong thời buổi hòa bình hãy tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước yêu biển đảo quê hương đó. Bởi biển đảo chính là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ trái tim của Tổ quốc.
Đâu sẽ là nơi sưởi ấm tâm hồn của chúng ta - những con người luôn có cảm xúc mạnh mẽ về nhiều điều trong cuộc sống?. Đấy phải chăng là mảnh đất mang tên "tình yêu thương" hay sao.
Sự yêu thương là tình cảm, là cái nôi nuôi dưỡng nên "gia đình", "bạn bè", "tình yêu''. Không ai có thể sống mà thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm với mọi thứ trên con đường cuộc đời. Vậy tình yêu thương là gì?. Cách mà chúng ta giải thích sẽ thể hiện nên kiến thức xã hội, cuộc sống của ta. Và tôi lý giải như thế này: tình yêu thương là sự đại diện cho một trái tim biết yêu quý mọi người xung quanh, biết thương cho sự khổ nhọc của cha mẹ, biết ơn cho công ơn dạy dỗ của thầy cô, biết xót cho sự khó khăn khốn khổ của những con người không may mắn. Nói rõ hơn, khi ta biết thấu hiểu và cảm thông cho lỗi lầm, sai phạm của người khác thì đó cũng là tình yêu thương. Biết thương cha mẹ mới biết hành động giúp đỡ cha mẹ việc nhà, biết ăn uống tiết kiệm, biết học hành chăm ngoan giỏi giang sau này báo hiếu. Biết ơn thầy cô mới biết hành động tặng hoa, quà cảm ơn người lái đò. Biết xót cho sự khó khăn nghèo khổ của người khác thì mới biết giúp đỡ tặng đồ ăn thức uống, vật chất, tình thương cho họ. Từ đây, ta thấy rằng tình yêu thương đã mở ra một thế giới ấm áp, vui vẻ, đầy ắp tình người và hơn hết nó tượng trưng cho nền văn minh của nhân loại - trái tim của con người. Và tất nhiên, người có lòng yêu thương luôn được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ. Bởi khi bạn đối xử với người khác ra sao thì đó cũng là cách mà họ đối xử với bạn. Không một ai muốn yêu thương một con người vô cảm, lạnh lùng vì thế chúng ta hãy luôn có cho mình một tấm lòng yêu thương bao dung nhân hậu với mọi người. Hơn hết, tình yêu thương trong cuộc sống sẽ đem đến sự hạnh phúc, xây dựng một xã đầy nhân cách sống cao đẹp đáng quý. Như một người nhạc sĩ, chỉ khi có một tấm lòng yêu lấy nghề chân thành thì mới có thể đàn lên khúc nhạc du dương tuyệt mĩ; như một người nghệ sĩ luôn tìm kiếm cái đẹp, chỉ khi thực sự có tấm lòng thương yêu con người và đất nước thì mới có thể chấm phá những con chữ ý nghĩa đi sâu vào lòng người đọc. Khép lại, hãy để bản thân được sống hạnh phúc khi bạn sống có tình yêu thương với mọi người, hãy để cho mọi người được cảm nhận tình yêu thương của bạn và hãy để một xã hội trở nên phát triển hơn nhờ vào cả tài năng, trái tim yêu thương của ta.
☕T.Lam
Nềm tin của bé Hồng vào mẹ đã gợi cho em những suy nghĩ về lòng tin trong cuộc sống. Lòng tin đơn giản là cảm giác tin tưởng của con người vào điều gì đó, sức mạnh niềm tin là năng lượng vào sự tin tưởng đạt được mong ước của chúng ta. Có thẻ ví niềm tin hay chính là lòng tin như ngọn hải đăng mà ở đó biển khơi bao la rộng lớn là cuộc đời, con thuyền đang đi trên biển chính là bản thân mỗi chúng ta. Không những thế, lòng tin còn tạo cho con người một năng lực tích cực, một suy nghĩ lạc quan để không ngừng xuyên qua khó khăn đó. Con người tin rồi mọi khó khăn sẽ qua đi, ngày mai bình minh lại đến với những tia nắng lấp lánh. Vì vậy, con người có động lực để bước tiếp trên con đường mà mà mình đã chọn dẫu cho thử thách. Tuy nhiên, lòng tin là sức mạnh để vượt qua những thử thách nhưng không phải chỉ cần niềm tin là đủ. Niềm tin ấy phải dưa trên những thực lực thực tế. Tin vào điều gì đó trống rỗng sẽ càng làm chúng ta ảo tưởng vào bản thân mà thôi.Vì vậy mỗi chúng ta cần phải rèn luyện chính là không ngừng học hỏi, lắng nghe, hợp tác, tu dưỡng phẩm chất và trau dồi những năng lực của bản thân. Những thứ ấy sẽ giúp ta hiểu rõ đâu là niềm tin mù quáng, đâu là niềm tin đích thực.
Nềm tin của bé Hồng vào mẹ đã gợi cho em những suy nghĩ về lòng tin trong cuộc sống. Lòng tin đơn giản là cảm giác tin tưởng của con người vào điều gì đó, sức mạnh niềm tin là năng lượng vào sự tin tưởng đạt được mong ước của chúng ta. Có thẻ ví niềm tin hay chính là lòng tin như ngọn hải đăng mà ở đó biển khơi bao la rộng lớn là cuộc đời, con thuyền đang đi trên biển chính là bản thân mỗi chúng ta. Không những thế, lòng tin còn tạo cho con người một năng lực tích cực, một suy nghĩ lạc quan để không ngừng xuyên qua khó khăn đó. Con người tin rồi mọi khó khăn sẽ qua đi, ngày mai bình minh lại đến với những tia nắng lấp lánh. Vì vậy, con người có động lực để bước tiếp trên con đường mà mà mình đã chọn dẫu cho thử thách. Tuy nhiên, lòng tin là sức mạnh để vượt qua những thử thách nhưng không phải chỉ cần niềm tin là đủ. Niềm tin ấy phải dưa trên những thực lực thực tế. Tin vào điều gì đó trống rỗng sẽ càng làm chúng ta ảo tưởng vào bản thân mà thôi.Vì vậy mỗi chúng ta cần phải rèn luyện chính là không ngừng học hỏi, lắng nghe, hợp tác, tu dưỡng phẩm chất và trau dồi những năng lực của bản thân. Những thứ ấy sẽ giúp ta hiểu rõ đâu là niềm tin mù quáng, đâu là niềm tin đích thực.
tham khảo
Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: “Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó”.
Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.
Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.
Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.
Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.
Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!
Em viết theo các ý này nhé:
Nêu lên câu chủ đề (Ví dụ: Sách là một trong những người bạn lớn của mỗi con người...)
Nêu khái niệm sách là gì?
Vai trò của sách?
Đọc sách giúp gì cho em trong các lĩnh vực?
Dẫn chứng?
Trái với việc coi trọng sách?
Liên hệ bản thân em?
Kết luận
Em tham khảo:
Để thành công trong cuộc sống thì phải có sự nỗ lực, kiên quyết và bất khuất nhưng ngoài ra còn một yếu tố quan trọng đó chính là giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin trong cuộc sống. Niềm tin là một điều rất quan trọng trong tâm hồn lẫn thể xác. Niềm tin là một bí quyết, là động lực và là chìa khoá dẫn đến thành công. Nếu không kó niềm tin chúng ta như con người vô cảm, giả tạo. Nhờ niềm tin chúng ta quen biết lẫn nhau, tin tưởng và tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Trong gia đình làng xóm trường lớp cũng vậy, mọi người cần niềm tin lẫn nhau thì mới tạo nên tập thể. Trong công cuộc đấu tranh mọi người cần có niềm tin vững chắc để có nguồn động lực chiến đấu. Vì vậy, luôn giữ trong lòng niềm tin là vô cùng quan trọng, nó chính là trọng điểm trong nước đường xây dựng thành công của chúng ta.
Tình cảm gia đình, tình yêu đối với quê hương xứ sở là những tình cảm nguyên sơ nhưng là những tình cảm thiêng liêng nhất đối với con người Việt Nam. Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng truyền thống của tổ tiên, dân tộc, quê hương là sự thể hiện cụ thể của tình cảm cao đẹp đó. Nhiều nhà thơ đã giãi bày những sắc thái tình cảm ấy lên trang giấy. Chúng ta bắt gặp trong bài thơ Nói với con của tác giả Y Phương những lời tâm tình thiết tha, những lời dặn dò ân cần của người cha đối với con được diễn đạt bằng cách nói mộc mạc, chân chất của người miền núi, bằng những hình ảnh giản dị tưởng như thô ráp nhưng vẫn mang vẻ đẹp tinh khôi của cảnh và tình nơi rừng núi quê hương.
Mở đầu bài thơ, bằng những lời tâm tình với con, Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người. Gia đình và quê hương là cái nôi êm, để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn.
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Thoạt tiên, những câu thơ đầu của bài thơ rất dễ được cho là đang miêu tả một tình huống cụ thể thường gặp trong đời sống: con đang tập đi, cha mẹ vây quanh mừng vui, hân hoan theo mỗi bước chân con. Tuy nhiên, đằng sau lối nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát thành một điều lớn hơn, có tính chất chiêm nghiệm: con lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón, vỗ về, mong chờ của cha mẹ. Những hình ảnh ấm êm với cha và mẹ, những âm Ihanh sống động, vui tươi với tiếng nói, tiếng cười là những biểu hiện của không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt, hạnh phúc tràn đầy. Không khí gia đình đầm ấm, thân thương ấy là một hành trang quý báu đối với cuộc đời, tâm hồn con. Đó cũng là yếu tố đầu tiên hình thành nên những phẩm chất tâm hồn mỗi con người.
Bên cạnh tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên. Ở khổ thơ tiếp theo này, tác giả đã sử dụng những cách nói, những hình ảnh của người miền núi – nơi sinh dưỡng của chính mình – để nói những điều chân thực về quê hương rừng núi:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Nan lờ cài đan hoa
Vách nhà ken câu hát
Khi tâm tình với con về cuộc sống lao động của “người đồng mình”, tác giả đã lựa chọn đưa vào những hình ảnh đẹp đẽ “nan lờ cài đan hoa” và tươi vui “vách nhà ken câu hát”. Những động lừ đan, ken, cài bên cạnh việc giúp cho người đọc hình dung được những công việc cụ thể của con người trên quê hương còn gợi ra tính chất gắn bó, hòa quyện, quấn quýt của con người và của quê hương xứ sở. Phải chăng đó chính là nguồn cội nuôi dưỡng tâm hồn con người?
Mỗi vùng quê, mỗi mảnh đất quê hương cụ thể trong mình nó chứa bao nhiêu truyền thống quý báu. Truyền thống đó có thể là những phẩm chất tâm hồn của cộng đồng người sống trên mỗi cùng quê đó và họ luôn tự hào về nó. Trong bài thơ Nói với con tiếp theo sự khái quát gia đình và sự lao động trên quê hương là nguồn cội sinh dưỡng mỗi con người, nhà thơ Y Phương đã tiếp tục đi tìm nơi sinh thành ra những phẩm chất của “người đồng mình” mà ông đã cất tiếng yêu tha thiết ngay ở khổ thơ đầu “Người đồng mình yêu lắm con ơi”.
Nói đến quê hương cũng là nói đến cảnh quan đặc trưng của nơi con người cụ thể sinh ra và trưởng thành từ đó. Quê hương của “người đồng mình” với hình ảnh rừng, một hình ảnh gắn liền với cảnh quan miền núi, hiện ra thật thơ mộng, đẹp đẽ “rừng cho hoa”. Hình dung về một vùng núi cụ thể, chắc hẳn mỗi người có thể gắn với nó những hình ảnh khác, và cũng có thể “rừng” hơn cách nói của Y Phương: là thác lũ, là bạt ngàn cây hay rộn rã tiếng chim thú hoặc cả những bí mật bất trắc của rừng. Y Phương chỉ chọn một hình ảnh thôi, hình ảnh hoa để nói về cảnh quan rừng. Trong tiếng Việt, hoa nhiều khi được hiểu như những gì đẹp, quý. Hoa trong Nói với con có thể là hoa thực – như một đặc điểm của rừng – và khi đặt trong mạch của bài thơ, hình ảnh này là một tín hiệu thẩm mĩ đáng giá. Nó góp phần diễn đạt điều tác giả đang muốn khái quát: chính những gì đẹp đẽ của quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao đẹp của con người ở đó.
Quê hương còn hiện diện trong những gì gần gũi, thân thương với con. Đó cũng chính là một nguồn mạch yêu thương vẫn tha thiết chảy trong lâm hồn mỗi người, bởi “Con đường cho những tấm lòng”, vẻ như mộng ấy của thiên nhiên, nghĩa tình sâu đậm ấy của “những tấm lòng” đã che chở, nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn cũng như lối sống của con.
Khi đọc những lời thơ này, chắc hẳn nhiều người liên tưởng đến một bài thơ quen thuộc: bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân. Không chọn cách nói hoàn toàn giống Y Phương trong Nói với con song những điều tác giả muôn nói lại có những điểm tương đồng. Trong hình thức trả lời cho câu hỏi của một em bé “Quê hương là gì hở mẹ? Mà cô giáo dạy phải yêu! Quê hương là gì hở mẹ! Ai đi xa cũng nhớ nhiều?” Tác giả đã đi đến định nghĩa quê hương trong hàng loạt những câu trúc khẳng định: Quê hương là chùm khế ngọt! Đường đi học! Cánh diều! Con đò nhỏ! cầu tre nhỏ! Đêm trăng tỏ. Nếu như những hình ảnh núi rừng được Y Phương chấm phá trong Nói với con thì hình ảnh một miền quê mang đậm cảnh sắc nông thôn yên ả cũng hiện ra trong bài thơ Quê hương. Và tác giả của quê hương cũng luôn láy lại rằng, mỗi cảnh vật cụ thể ấy đều gắn với những hành động của con, với hình dáng mẹ – hình ảnh thân thương nhất đời của mỗi con người. Hai tác giả dường như đã gặp nhau ở cùng một cách hiểu: quê hương là những gì gần gũi thân thương nhất và cũng là nguồn cội của những tình cảm sâu sắc, tha thiết nhất của con người. Và tình cảm cũng sẽ lại khởi nguồn cho những tình cảm lớn lao, bền vững hơn như tình yêu đất nước, như Xuân Diệu đã từng khái quát: “Tình yêu tổ quốc là đỉnh núi bờ sông”. Trong Nói với con chỉ vài câu thơ ngắn, vài lời thơ giản dị nhưng đã mở ra những ý tứ sâu xa, thâm trầm gần như được nâng lên tầm triết lý. Sức mạnh của thơ, quyền năng, sự quyến rũ của thơ là ở đó chăng?
“Người đồng mình” không chỉ “yêu lắm” với những hình ảnh đẹp đẽ, giản dị ghi nhắc nguồn cội sinh dưỡng tâm hồn, tình cảm, lối sống cho con người mà còn với những đức tính cao đẹp, đáng tự hào. Trong lời chân tình của cha có niềm ước mong con sẽ kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của tổ tiên, của quê hương xứ sở.
Tự hào con người quê hương với những phẩm chất, đức tính quý báu mà người cha muôn truyền đạt lại cho con:
Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn
Sống trên đá không chê đá gập ngềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc.
Tác giả dùng nhiều ảnh cụ thể để gợi ra cuộc sống nơi quê hương còn vất vả cực nhọc, đói nghèo. Nhưng đó chưa phải là tất cả những gì tác giả muốn gợi ra và nhắc tới. Tác giả tự hào về “người đồng mình” với những đức tính cao quý: khoáng đạt, mạnh mẽ, tình cảm thủy chung như nhất gắn bó với quê hương dẫu còn bao khó khăn cực nhọc.
Không chỉ vậy, “người đồng mình” còn có những đức tính khác nữa mà người cha rất đỗi tự hào: tuy có thể mộc mạc, thô sơ da thịt nhưng giàu chí khí, niềm tin, không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Chính những đức tính tốt đẹp cùng với sự lao động cần cù, nhẫn nại hàng ngày tạo nên sức mạnh để làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục tập quán tốt đẹp: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương, còn quê hương thì làm phong tục”.
Gửi trong những lời tự hào không giấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải tiếp nối, phát huy ưuyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa, chung thủy với quê hương đồng thời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống của quê hương. Không chỉ gửi ước mong của mình đầy tự hào, người cha còn bộc lộ trực tiếp niềm mong ước này trong lời thủ thỉ dặn dò con thiết tha, trìu mến: “Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn”. Trong những bài thơ cuối cùng: “Con ơi tuy thô sơ da thịt! Lên đường! Không bao giờ nhỏ bé được! Nghe con” người cha dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đời, tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của “người đồng mình”.
Bài thơ Nói với con của Y Phương góp thêm một tiếng nói yêu thương của cha mẹ đối với con cái cũng như những kì vọng lớn lao, mong muốn thế hệ sau sẽ kế tục, phát triển những truyền thống quý báu của quê hương. Bằng cách diễn đạt mộc mạc “thô sơ”, bằng những hình ảnh cụ thể mà giàu khái quát, bài thơ đã thể hiện một cách độc đáo mà cũng thật thấm thía về tình cảm thiết tha sâu sắc nhất của con người: tình cảm gia đình và tình yêu quê hương xứ sở.