1.Đọc câu thơ sau và cho biết trong trường hợp nào cụm từ miền Nam được dùng như là hoán dụ.
-Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
- Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy
Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Miền Nam: chỉ 1 phương trong 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc.
b. Miền Nam: là hoán dụ, hoán dụ kiểu: lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng.
Gửi Miền Bắc lòng miền Nam thực chất là tấm lòng thủy chung của người miền Nam dành tặng người miền Bắc.
Tham khảo:
Nguồn: Cô Nguyễn Thu Hương
a. Miền Nam: chỉ 1 phương trong 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc.
b. Miền Nam: là hoán dụ, hoán dụ kiểu: lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng.
Gửi Miền Bắc lòng miền Nam thực chất là tấm lòng thủy chung của người miền Nam dành tặng người miền Bắc.
Tham khảo:
Không chỉ dừng lại ở nghĩa tả thực, cây tre còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa, ẩn dụ: ” Hàng tre xanh xanh Việt Nam ” chỉ con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Kết hợp với thành ngữ ” bão táp mưa sa ” và nghệ thuật nhân hoá ” đứng thẳng hàng ” đã khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp thanh cao, ý chí bất khuất, kiên cường, bền bỉ của con người Việt Nam. Một dân tộc với lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đã trải qua biết bao biến cố, thẳng trầm nhưng vẫn vững vàng đi lên phía trước. Nhìn thấy ” hàng tre xanh xanh Việt Nam ” đứng thẳng hàng gần gũi, thân thiết bên lăng Bác, tác giả đã không giấu được nỗi xúc động, một cảm xúc dâng trào mãnh liệt. Đó là niềm tự hào sâu sắc về Tổ quốc Việt Nam, con người Việt Nam trong đấu tranh gian khổ nhưng phẩm chất tốt đẹp luôn luôn ngời sáng, mà Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu nhất.
Quao tui đêy đố biết ai nè :>>> tính cờ lướt qua trong khi đang xử lí rp @@
Em tham khảo:
Hình ảnh cây tre, hàng tre xuất hiện ngay khổ đầu bài thơ: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.” Với hình ảnh hàng tre, lăng Bác trang nghiêm bỗng trở nên thật gần gũi, thân thuộc như mọi xóm làng Việt Nam. Hàng tre xanh ấy hay cũng chính là hình ảnh một đất nước Việt Nam bình dị, đằm thắm yêu thương. Sự xuất hiện của hàng tre trong thơ Viễn Phương không chỉ có ý tả thực, nhà thơ đã viết hình ảnh hàng tre xanh với bút pháp tượng trưng, biểu tượng nhằm gợi ra một điều gì đó từ một hình ảnh ẩn dụ lớn. Hàng tre xanh chính là biểu tượng của sức sống bền bỉ, lòng quả cảm, kiên trung, ý chí bất khuất của dân tộc ta. Hình ảnh cây tre một lần nữa được lặp lại ở cuối bài thơ, khép lại cảm xúc yêu thương của nhà thơ, đồng thời thể hiện khát vọng được gắn kết cuộc đời mình với cuộc đời chung của dân tộc, của tổ quốc: Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…” Phép ẩn dụ “cây tre trung hiếu chốn này” ở cuối bài thơ vừa khắc sâu ý nghĩa biểu tượng ở khổ đầu vừa gợi thêm ý nghĩa mới. Đó là tâm nguyện của tác giả muốn được mãi ở bên Người, muốn sống xứng đáng với sự hi sinh cao cả của Người.
Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy
Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu
- Trường hợp này là kiểu hoán dụ vì lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng