K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2021

Tham khảo ý thứ 2

Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU:

 10 - 1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với ViệtNam.

 Tháng 7 - 1995, Việt Namvà EU kí “Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC

 Năm 2004, Hội nghị Cấp cao ViệtNam- EU lần thứ I tại Hà Nội.

  Ngày 27 - 6 - 2012, Việt Namvà EU, đã ký chính thức “Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện” (PCA).

 Hiện EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

8 tháng 10 2023

Trước đây, Việt Nam và Trung Quốc là hai đất nước có nền văn hóa, lịch sử và truyền thống tương đồng, thường xuyên tiếp xúc, giao lưu, thương mại và kết hôn qua các triều đại. Tuy nhiên, sự đổi thay của lực lượng chính trị, kinh tế và quân sự trong khu vực đã dẫn đến nhiều khác biệt và mâu thuẫn giữa hai nước. Trong lịch sử gần đây, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều biến động. Trung Quốc đã tấn công biên giới Việt Nam vào năm 1979 và còn có những tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, sau đó hai nước đã tìm đường thoả hiệp và tăng cường quan hệ kinh tế hơn, đặc biệt sau khi ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc vào năm 2010.
Hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn nhiều thách thức và tranh cãi. Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng Trung Quốc chiếm đóng các vùng biển và đảo ở Biển Đông, đồng thời cả hai bên còn có những định kiến và mâu thuẫn về chính trị và văn hóa. Tuy nhiên, hai bên đều cần nhau về mặt kinh tế và thương mại, và hiện đang cố gắng giải quyết các mâu thuẫn và tăng cường hợp tác để ổn định quan hệ trong tương lai.

14 tháng 5 2022

Quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc luôn là vấn đề nóng bỏng trong suốt mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam; dù ở thời đại nào và chế độ nào, giống hay khác nhau đều mang tính thời sự, phức tạp và nhạy cảm. Điểm nổi bật xuyên suốt là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”.

Trong thời hiện đại, qua gần 70 năm, kể từ khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (18-1-1950 - 18-1-2019), quan hệ giữa hai nước cũng trải qua nhiều bước thăng trầm. Cách đây 40 năm, ngày 17-2-1979, Trung Quốc đã huy động hơn 60 vạn quân tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam, gây ra cuộc chiến vô cùng tàn khốc và những xung đột quân sự dai dẳng suốt 10 năm sau đó. Trước hành động quân sự của Trung Quốc, với truyền thống yêu nước và ý chí quật cường, cả dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng, kiên quyết đánh bại hành động gây chiến tranh, buộc quân Trung Quốc phải rút khỏi Việt Nam ngày 18-3-1979, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

3 tháng 5 2022

Do có tranh chấp lãnh thổ biên giới trên đất liền và biển Đông.

15 tháng 7 2019

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (Quan hệ Việt Trung) là chủ đề nóng bỏng trong hơn 4.000 năm lịch sử của Việt Nam, cho dù thời đại nào và chế độ nào, giống hay khác nhau đều mang tính thời sự. Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã làm cho Quan hệ Việt Trung trở nên vô cùng phức tạp và nhạy cảm. Có thể tóm gọn mối quan hệ Việt Trung trong 6 chữ "vừa hợp tác, vừa đấu tranh"[1]

Quan hệ Việt-Trung trong gần 2.200 năm tồn tại từ thế kỷ 2 trước Tây lịch đến nay có thể chia ra bốn thời kỳ cơ bản. Thời kỳ thứ nhất quen gọi là "thời kỳ Bắc thuộc", dài khoảng một ngàn năm, từ lúc nước Âu Lạc của An Dương Vương thuộc về nước Nam Việt của Triệu Đà (năm 179 tr. TL), khi mối liên hệ địa chính trị đầu tiên giữa miền châu thổ sông Hồng với miền Trung nguyên Trung Quốc được thiết lập thông qua quan hệ Hán-Nam Việt, cho đến thời điểm Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938 sau TL). Thời kỳ thứ hai gọi chung là "thời kỳ Đại Việt", dài tương đương, từ khi Ngô Quyền xưng vương (939) đến khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Việt Nam và nhà Thanh công nhận chủ quyền của Pháp ở đây (1883). Thời kỳ thứ ba quen gọi là "thời kỳ Pháp thuộc", kéo dài khoảng 6 thập niên, từ 1883 đến 1945, khi Việt Nam tuyên bố độc lập. Thời kỳ thứ tư từ 1945 đến nay. Thời kỳ này gồm 3 giai đoạn: (1) từ cuối thập niên 40 đến cuối thập niên 60, (2) từ đầu thập niên 70 đến cuối thập niên 80, (3) từ đầu thập niên 90 đến nay.[2][3]

17 tháng 11 2017

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (Quan hệ Việt Trung) là chủ đề nóng bỏng trong hơn 4.000 năm lịch sử của Việt Nam, cho dù thời đại nào đều mang tính thời sự. Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã làm cho Quan hệ Việt Trung trở nên vô cùng phức tạp và nhạy cảm. Có thể tóm gọn mối quan hệ Việt Trung trong 6 chữ "vừa hợp tác, vừa đấu tranh"[1]

Quan hệ Việt-Trung trong gần 2.200 năm tồn tại từ thế kỷ 2 trước Tây lịch đến nay có thể chia ra bốn thời kỳ cơ bản. Thời kỳ thứ nhất quen gọi là "thời kỳ Bắc thuộc", dài khoảng một ngàn năm, từ lúc nước Âu Lạc của An Dương Vương thuộc về nước Nam Việt của Triệu Đà (năm 179 tr. TL), khi mối liên hệ địa chính trị đầu tiên giữa miền châu thổ sông Hồng với miền Trung nguyên Trung Quốc được thiết lập thông qua quan hệ Hán-Nam Việt, cho đến thời điểm Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938 sau TL). Thời kỳ thứ hai gọi chung là "thời kỳ Đại Việt", dài tương đương, từ khi Ngô Quyền xưng vương (939) đến khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Việt Nam và nhà Thanh công nhận chủ quyền của Pháp ở đây (1883). Thời kỳ thứ ba quen gọi là "thời kỳ Pháp thuộc", kéo dài khoảng 6 thập niên, từ 1883 đến 1945, khi Việt Nam tuyên bố độc lập. Thời kỳ thứ tư từ 1945 đến nay. Thời kỳ này gồm 3 giai đoạn: (1) từ cuối thập niên 40 đến cuối thập niên 60, (2) từ đầu thập niên 70 đến cuối thập niên 80, (3) từ đầu thập niên 90 đến nay.

9 tháng 8 2023

Tham khảo

- Năm 2021, thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng gần cuối năm, hiện tượng ách tắc trong thông quan hàng hóa ở khu vực biên giới gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp, cũng được dư luận hết sức quan tâm.

- Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 165,8 tỷ USD, tăng 24,6% so năm trước; còn theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch hai chiều lần đầu tiên vượt ngưỡng 200 tỷ USD, đạt 230,2 tỷ USD, tăng 19,7% so năm trước. Với kết quả này, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam; Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ sáu của Trung Quốc trên thế giới.

- Trong nhiều năm trở lại đây, tại nhiều thời điểm hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gặp khó khăn và đối mặt với hiện tượng ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới đất liền, tuy nhiên, trong năm vừa qua, hiện tượng ùn tắc xảy ra nghiêm trọng hơn khi nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của hai bên đều tăng cao vào dịp cuối năm.

- Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh là một trong những cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại Trung Quốc. Trong những năm vừa qua, Thương vụ luôn đặt công tác hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Thương vụ luôn tích cực phối hợp với cơ quan hữu quan Việt Nam tích cực giao thiệp với các đơn vị đối tác phía bạn nhằm mở cửa thị trường cho nhiều sản phẩm nông sản có thế mạnh của Việt Nam sang Trung Quốc.

30 tháng 12 2017

Mối liên hệ Việt - liên hiệp quốc: phiên hợp ngày 20.9.1977 chủ tịch khóa họp của hội đồng liên hiệp quốc. thủ trưởng ngoại giao nam tư lada mỗip trịnh trọng tuyên bố nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam là thành viên 149 của liên hợp quốc
Liên hợp quốc giúp việt nam chăm sóc trẻ em, bà mẹ có thai, nuôi con nhỏ: tiêm chủng, đào tạo nhân lực, trồng rừng...

22 tháng 12 2020

Những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc bao gồm:

- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền các dân tộc.

- Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.

Vai trò

• Giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế

• Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực.

• Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

• Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế,văn hóa, khoa học kĩ thuật

17 tháng 11 2016

+) Các tổ chức Liên hợp quốc đang hoạt động ở Việt Nam là :

- Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Giáo dục, Văn hóa và Khoa học Liên hợp quốc (UNESCO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), ...

11 tháng 12 2017

Các tổ chức có mặt tại Việt Nam:

FAO: Quĩ Nông nghiệp và Lương thực LHQ
ILO: Tổ chức Lao động quốc tế
IOM: Tổ chức DI dân quốc tế
UNAIDS: Chương trình phối hợp của LHQ về AIDS
UNDP: Chương trình phát triển LHQ
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của LHQ
UNFPA: Quĩ Dân số LHQ
UNHCR: Cao ủy LHQ về người tị nạn
UNICEF: Quĩ Nhi đồng LHQ
UNIDO: Tổ chức phát triển công nghiệp LHQ
UNIFEM: Quĩ phát triển LHQ cho phụ nữ
UNODC: Văn phòng ma túy và tội phạm LHQ
UNV: Tổ chức tình nguyện LHQ
WHO: Tổ chức Y tế thế giới
IMF: Quĩ tiền tệ quốc tế
IFAD: Quĩ phát triển nông nghiệp quốc tế
WB (WORLD BANK): Ngân hàng thế giới
WIDO:TỔ chức sở hữu tri thức thế giới
IMF:Quỹ tiền tệ thế giới
IPU:Tổ chức Bưu chính thế giới
ICAO:Cơ quan hàng Không Dân Dụng Quốc Tế
IMO:Cơ quan Hàng Hải Quốc Tế
UNEP:Chương trình môi trường LHQ
CERF:Quỹ Cứu trợ khẩn cấp trung ương

Quan hệ Việt Nam - LHQ:

- Việt Nam gia nhập LHQ n\gày 20/9/1977 và là thành viên thứ 149 của tổ chức này. LHQ đã giúp đỡ Việt Nam chăm sóc bà mẹ có thai và nuôi con nhỏ, trẻ em, phòng ngừa đại dịch HIV, tiêm chủng phòng dịch, giúp đỡ các vùng thiên tai, phát triển giáo dục...

- Việt Nam đã góp phần vào sự phát triển của LHQ có tiếng nói ngày càng quan trọng.

- Tháng 10/2007 Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực của hội đồng bảo an nhiệm kì 2008-2009