K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2018

-Nghĩa quân Ba Đình có khoảng 300 người, bao gồm cả người Kinh, người Thái, người Mường.

-Họ tự trang bị các loại vũ khí thông thường như: súng hỏa mai, gươm, giáo, cung, nỏ.

-Đông đảo nhân dân địa phương tham gia vào các đội vận chuyển lương thực, nuôi quân, tải thương…

-Hoạt động chủ yếu của nghĩa quân là chặn đánh các đoàn xe tải của địch và tập kích các toán lính trên đường hành quân.

-Để đối phó lại, tháng 12-1886, thực dân Pháp tập trung 500 quân, mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình, nhưng thất bại.

-Ngày 6-1-1887, Pháp lại huy động khoảng 2 500 quân, dưới sự chỉ huy của Đại ta Brít-xô, có pháo binh yểm trợ, bao vây căn cứ, rồi lấn dần từng bước.

-Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt:

+Cả hai đều bị thương vong rất nhiều.

+Quân Pháp dùng vòi rồng phun dầu đốt cháy các lũy tre, cùng lúc tập trung đại bác bắn dồn dập vào căn cứ.

+Trước sức mạnh áp đảo của giặc, lực lượng nghĩa quân bị tiêu hao rất nhiều.

-Đêm 20-1-1887, họ phải mở đường rút lên Mã Cao.

-Sáng 21-1, chiếm được căn cứ, thực dân Pháp điên cuồng đốt phá và sau đó ra lệnh xóa tên ba làng Thượng Thọ , Mậu Thịnh, Mĩ Khê trên bản đồ hành chính.

-Nghĩa quân rút về Ma Cao, cầm cự được một thời gain, rồi bị đẩy lên miền Tây Thanh Hóa và sát nhập với đội nghĩa quân của Cầm Bá Thước.

-Trong cuộc chiến đấu này, nhiều thủ lĩnh nghĩa quân đã hi sinh như Nguyễn Khế, Hoàng Bật Đạt; người phải chạy sang Trung Quốc như Trần Xuân Soạn; người phải tự sát như Phạm Bành, Hà Văn Mao, Đinh Công Tráng thoát khỏi tay giặc và tiếp tục gây dựng lại phong trào.

-Nhưng đến mùa hè năm 1887, ông cũng bị giặc Pháp bắt và giết hại.

-Đến đây, khởi nghĩa Ba Đình hoàn toàn tan rã.


23 tháng 3 2018

Ba Đình thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Lợi dụng địa hình của ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê, những người lãnh đạo phong trào cần vương ở Thanh Hoá đã cho xây dựng ở đây một chiến tuyến phòng thủ kiên cố.
Chỉ huy cứ điểm là Phạm Bành và Đinh Công Tráng. Nghĩa quân gồm cả người Kinh, người Mường, người Thái... tham gia.
Cuộc chiến đấu bắt đầu quyết liệt từ tháng 12 - 1886 đến tháng 1 - 1887. Khi giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ, nghĩa quân đã anh dũng cầm cự trong suốt 34 ngày đêm, đẩy lui nhiều đợt tấn công của giặc.
Cuối cùng, để chấm dứt cuộc vây hãm, quân giặc liều chết xông vào. Chúng phun dầu thiêu trụi các luỹ tre, triệt hạ và xoá tên ba làng trên bản đồ hành chính.
Nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao. thuộc miền Tây Thanh Hoá, tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian rồi tan rã.

17 tháng 4 2018

- Chỉ huy cuộc chiến đấu ở Ba Đình là Phạm Bành, Đinh Công Tráng và một số tù trưởng miền núi.

- Cuộc chiến đấy diễn ra ác liệt từ khi giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào căn cứ.

- Nghĩa quân chiến đấu anh dũng trong suốt 34 ngày đêm, đánh lại nhiều đợt tân công điên cuồng của giặc Pháp. Nhưng thực dân Pháp đã triệt hạ ba làng, nghĩa quân phải rút lên Mã Cao để bảo toàn lực lượng và tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian nữa mới tan rã.

24 tháng 2 2021

* Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam:

- Diễn biến:

+ Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, tập đoàn Pôn Pốt ở Cam-pu-chia đã quay súng bắn vào nhân dân ta.

+ Chúng liên tiếp mở những cuộc hành quân khiêu khích dọc biên giới, lấn chiếm lãnh thổ nước ta.

+ Ngày 22 - 12 - 1978, tập đoàn Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng với nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây - Nam nước ta.

+ Quân dân ta tổ chức cuộc phản công đánh đuổi quân Pôn Pốt.

- Kết quả:

+ Cuộc chiến tranh biên giới Tây - Nam nhanh chóng chấm dứt.

+ Toàn bộ quân xâm lược Pôn Pốt bị quét khỏi nước ta, hòa bình được lập lại trên toàn tuyến biên giới Tây - Nam.

* Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc:

- Diễn biến:

+ Từ năm 1978, Trung Quốc cho quân khiêu khích quân sự dọc biên giới, cắt viện trợ, rút chuyên gia.

+ Sáng 17 - 2 - 1979, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn mở cuộc tiến công nước ta dọc biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

+ Quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã kiên cường chiến đấu.

- Kết quả: Trung Quốc phải rút quân khỏi nước ta từ ngày 5 - 3 - 1979, đến ngày 18 - 3 -1979 thì rút hết quân.

28 tháng 5 2018

a) Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây – Nam

- Do có âm mưu từ trước, ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, tập đoàn Pôn Pốt ở Cam-pu-chia đã quay súng bắn vào nhân dân ta. Chúng liên tiếp mở những cuộc hành quân khiêu khích dọc biên giới, lấn chiếm lãnh thổ nước ta.

- Ngày 22 - 12 - 1978, tập đoàn Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng với nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây - Nam nước ta.

- Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân ta tổ chức cuộc phản công đánh đuổi quân Pôn Pốt. Cuộc chiến tranh biên giới Tây - Nam nhanh chóng chấm dứt. Toàn bộ quân xâm lược Pôn Pốt bị quét khỏi nước ta, hòa bình được lập lại trên toàn tuyến biên giới Tây - Nam.

b) Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc

- Trung Quốc là nước láng giềng thân thiết của Việt Nam. Trong quá trình đấu tranh cách mạng, nhân dân hai nước đã từng gắn bó mật thiết, đoàn kết giúp đỡ nhau.

- Nhưng từ năm 1978, Trung Quốc đã có những hành động làm tổn hại đến tình cảm giữa nhân dân hai nước như cho quân khiêu khích quân sự dọc biên giới, cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm trọng hơn, sáng 17 - 2 - 1979, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn mở cuộc tiến công nước ta dọc biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

- Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Cuộc chiến đấu ngoan cường vì độc lập tự do của nhân dân ta, cùng với sự phản đối mạnh mẽ của dư luận trong nước và thế giới, đã buộc Trung Quốc phải rút quân khỏi nước ta từ ngày 5 - 3 - 1979, đến ngày 18 - 3 -1979 thì rút hết quân.

11 tháng 2 2018

- Từ đầu tháng 4, quân Véc-xai bắt đầu tiến công Pa-ri. Đến đầu tháng 5, phần lớn các pháo đài ở phía tây và phía nam bị quân Véc-xai chiếm lại.

Đầu tháng 5-1871, chính phủ Chi-e kí hòa ước với Đức. cốt cho Đức tỉnh An-dát và một phần tinh Lo-ren giàu có, chịu bồi thường 5 tỉ phrăng vàng. Đáp lại, Đức thả 10 vạn tù binh để Chi-e có thêm lực lượng chống lại Công xã.

- Ngày 20 - 5, quân chính phủ Véc-xai bắt đầu tổng tấn công vào thành phố. Từ đó diễn ra cuộc chiến ác liệt giành giật từng ngôi nhà, góc phố, kéo dài cho đến ngày 28 - 5 – 1871, lịch sử gọi là “Tuần lễ đẫm máu" Nhân dân lao động Pa-ri, kể cả người già, phụ nữ, trẻ em đều tham gia chiến đấu. Trận chiến đấu cuối cùng của các chiến sĩ Công xã diễn ra ở nghĩa địa Cha La-se-dơ ngày 27 - 5.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Hành trình giành độc lập của các nước Đông Nam Á: Từ cuối thế kỉ XIX, sau khi chủ nghĩa thực dân áp đặt được ách cai trị đối với các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước này chuyển sang một thời kì mới - thời kì đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và trải qua ba giai đoạn phát triển chính.

- Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:

+ Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến do giai cấp phong kiến hoặc nông dân lãnh đạo, diễn ra chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Campuchia.

+ Phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở Philíppin, Inđônêxia, Mianma,… dưới sự dẫn dắt của các trí thức cấp tiến.

- Giai đoạn 2: từ năm 1920 đến năm 1945:

+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng: tư sản (do giai cấp tư sản lãnh đạo) và vô sản (do giai cấp vô sản lãnh đạo). Nhiều đảng phái tiến bộ đã ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân bằng cả phương pháp hòa bình và đấu tranh vũ trang.

+ Sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), nhân dân một số nước như: Inđônêxia, Việt Nam, Lào,.. đã tiến hành cách mạng giành độc lập dân tộc.

- Giai đoạn 3: từ năm 1945 đến năm 1975:

+ Tại Philíppin, Mianma, Malaixia, Inđônêxia diễn ra đấu tranh yêu cầu các nước thực dân phương Tây trao trả độc lập.

+ Trên bán đảo Đông Dương, nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược của Pháp và Mỹ cho đến năm 1975.

+ Năm 1984, Brunây giành được độc lập.

♦ Ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á: sau hơn 4 thế kỉ thống trị, thực dân phương Tây đã tạo ra một số thay đổi ở khu vực Đông Nam Á, như: gắn kết khu vực với thị trường thế giới, du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa,… Tuy nhiên, chế độ thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề đối với các quốc gia Đông Nam Á.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Nét chính về cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

- Nguyên nhân bùng nổ: mâu thuẫn dân tộc sâu sắc giữa nhân dân Đông Nam Á với thực dân phương Tây.

- Mục đích: chống lại ách cai trị bất công của chế độ thực dân, giành lại nền độc lập

- Thời điểm và hình thức đấu tranh không giống nhau giữa các nước.

- Cuộc đấu tranh tiêu biểu:

+ Cuộc đấu tranh của nhân dân trên quần đảo Ban-da (In-đô-nê-xi-a, thế kỉ XVII)

+ Khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô ở Gia-va (In-đô-nê-xi-a, thế kỉ XIX)

+ Các cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)

+ Các cuộc đấu tranh chống Anh của nhân dân Mi-an-ma (1824 - 1885).

- Kết quả: thất bại, bị thực dân phương Tây đàn áp.

16 tháng 3 2022

13. Ở Bán đảo Sơn Trà

Quân dân Đà Nẵng chiến đấu quyết liệt, cầm chân Pháp trên bán đảo.

14 Tham khảo

Cần Vương được hiểu  giúp vua, nó có ý nghĩa cho sự phò vua giúp nước. Thực chất phong trào Cần Vương là tập hợp hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang diễn ra trên phạm vi cả nước từ năm 1885 đến năm 1896 với sự hưởng ứng từ chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi.

Gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn I – Cần vương có vua (1885 – 1888)

Giai đoạn II – Cần vương không vua (1888 – 1896)

15. Tham khảo

 

- Hạn chế của các đề nghị cải cách: lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải quyết mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.

- Nguyên nhân khiến cho những đề nghị cải cách không thực hiện được: chủ yếu là do triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ không muốn chấp nhận, những thay đổi, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh.

- Ý nghĩa của những đề nghị cải cách: 

+ Gây tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời.

+ Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX ở Việt Nam.

 

 

 

17 tháng 3 2022

bạn lên mạng tra đúng ko :)

4 tháng 1 2020

- Cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong 60 ngày đêm (19/12/1946 đến ngày 17/2/1947) của Trung đoàn Thủ đô:

Khoảng 20 giờ ngày 19/12/1946, Hà Nội tắt điện báo hiệu cuộc tấn công vào quân Pháp mở đầu Toàn quốc kháng chiến. Vật cản, chiến lũy dựng lên khắp đường phố. Vệ quốc đoàn và tự vệ đồng loạt tiến công vào các mục tiêu đã định. Tại Liên khu I (khu vực trung tâm Hà Nội), dựa vào địa thế hiểm hóc, quân ta liên tục nổ súng, kiềm chế địch khi chúng tỏa ra các cửa ô. Thực hiện phương châm vừa đánh địch vừa xây dựng lực lượng, Trung đoàn Thủ đô được chính thức thành lập ngày 6/1/1947 tại Liên khu I, gồm có 3 tiểu đoàn với 2000 người. Sự ra đời của Trung đoàn Thủ đô đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang Hà Nội. Trung đoàn Thủ đô chiến đấu trên từng nóc nhà, căn phố với quyết tâm “Sống chết với Thủ đô” và ý chí “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Nhiều trận đánh diễn ra ác liệt từ ngày 10-13/2/1947. Địch cho máy bay ném bom, nã pháo dữ dội vào trận địa của Trung đoàn Thủ đô ở các phố Hàng Cót, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Khoai. Nhiều công sự, ụ chiến đấu của ta bị hỏng, 74 Hoa kiều bị bom địch sát hại, một số chiến sĩ và đồng bào bị thương. Ngày 14/2/1947, chợ Đồng Xuân trở thành điểm quyết chiến giữa Trung đoàn Thủ đô và quân Pháp. Tại đây địch sử dụng xe tăng tấn công vào trận địa ta. Bằng các loại vũ khí thô sơ như giáo mác, dao găm, các chiến sĩ xông tới đánh giáp lá cà khiến cho nhiều tên lính lê dương phải đền mạng. Tuy nhiên, trong quá trình chiến đấu liên tục, ác liệt, chiến trường ngày càng thu hẹp, lương thực, vũ khí đạn dược đã cạn, nguồn tiếp tế bổ sung từ ngoài vào không kịp. Trước tình hình đó, Trung đoàn Thủ đô được lệnh của Trung ương rút ra ngoài, bảo toàn lực lượng kháng chiến lâu dài.

Đêm 17/2/1947, Trung đoàn Thủ đô bí mật tổ chức cuộc hành quân rút ra khỏi thủ đô, vượt đê sông Hồng qua gầm cầu Long Biên, rồi vượt sông Hồng qua Phúc Yên an toàn. Mãi đến 9 giờ sáng ngày 18/2/1947 địch mới phát hiện và cho lực lượng truy đuổi. Chúng đã bị tiểu đội Hồng Hà chặn đánh, kìm chân địch. Cả tiểu đội du kích Hồng Hà do Nguyễn Văn Nại chỉ huy đã anh dũng hy sinh. Cuộc hành quân chiến đấu rút khỏi Thủ đô Hà Nội của Trung đoàn Thủ đô sau 2 tháng chiến đấu kìm giữ và tiêu hao sinh lực địch tại chiến trường Hà Nội đã thắng lợi vẻ vang.

- Ý nghĩa: + Trải qua 60 ngày đêm (19/12/1946 đến 17/2/1947) chiến đấu anh dũng, sáng tạo và quyết liệt, Trung đoàn Thủ đô và nhân dân Hà Nội đã đánh gần 200 trận, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu gần 2000 tên địch, phá hủy nhiều xe các loại, bắn chìm 1 ca nô, bắn rơi và phá hủy 5 máy bay, thu nhiều quân trang quân dụng, giam chân địch dài ngày để hậu phương có điều kiện tổ chức và triển khai thế trận chiến đấu lâu dài. Các cơ quan Đảng và Nhà nước di chuyển về các căn cứ, hàng chục vạn đồng bào thủ đô đã tản cư an toàn.

+ Làm phá sản bước đầu âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc, gây thanh thế cho kháng chiến. Đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm về tác chiến phòng ngự trong thành phố và giáng một đòn mạnh vào ý chí xâm lược của kẻ thù, đặt tiền đề vững chắc cho thắng lợi trong những năm tiếp theo.

5 tháng 7 2019

- Cuộc chiến đấu của quân và dân ta trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 diễn ra sôi nổi, rộng khắp, thu hút nhiều thành phần tham gia.

- Ở Hà Nội, nhân dân đã tận dụng mọi đồ vật có thể dùng được làm cản trở quá trình tiến công của Pháp, tiến hành xây dựng các căn cứ an toàn để bảo vệ lực lượng.

- Ở các đô thị khác như Bắc Ninh, Nam Định, Huế, Đà Nẵng... quân dân ta đã bao vây, tiến công và tiêu diệt được nhiều tên địch.

- Cuộc chiến đấu của quân dân ta những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp đã tạo ra khí thế cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trong cả nước, tạo điều kiện chuẩn bị lực lượng tiến hành kháng chiến lâu dài.