Ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kênh đào Pa-na-ma rút ngắn được khoảng cách đường biển từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận chuyển đường biển.
REFER
- Kênh đào đã đem lại lợi ích kinh tế rất lớn cho chủ sở hữu. Tóm lại: Kênh đào Pa-na-ma rút ngắn được khoảng cách đường biển từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương và ngược lại, giảm được rất nhiều chi phí vận chuyển đường biển.Tham khảo
- Kênh đào Pa-na-ma đã rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, giúp giảm chi phí vận chuyển hàng hóa trên biển.
- Nhờ kênh đào này mà việc giao lưu kinh tế - văn hóa giữa khu vực châu Á - Thái Bình Dương với Hoa Kì và các nước châu Mĩ thuận lợi hơn.
- Kênh đào đã đem lại lợi ích kinh tế rất lớn cho chủ sở hữu.
Kênh đào Panama đóng vai trò quan trọng trong hàng hải quốc tế, rút ngắn được thời gian vận chuyển, giao lưu kinh tế được dễ dàng, đặc biệt cho Hoa Kì. Không chỉ vậy, kênh đào Panama còn giúp giảm chi phí vận tải, giảm giá thành sản phẩm, an toàn cho người và hàng hoá, đem lại nguồn thu lớn cho Panama thông qua thuế hải quan. Nếu kênh đào bị đóng cửa thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới Hoa Kỳ và toàn thế giới.
Kênh đào Panama đóng vai trò quan trọng trong hàng hải quốc tế, rút ngắn được thời gian vận chuyển, giao lưu kinh tế được dễ dàng, đặc biệt cho hoa kì. Không chỉ vậy, kênh đào Panama còn giúp giảm chi phí vận tải , giảm giá thành sản phẩm, an toàn cho người và hàng hóa,đem lại nguồn thu lớn cho Panama thông qua thuế hải quan. Nếu kênh đào bị đóng cửa sẽ ảnh hưởng rất lớn tới Hoa Kỳ và toàn thế giới .
# họctốt #
Giải thích : Mục III, SGK/150 địa lí 10 cơ bản.
Đáp án: B
Giải thích : Mục III, SGK/150 địa lí 10 cơ bản.
Đáp án: D
a, Xác định kênh Pa-na-ma trên bản đồ Các nước trên thế giới và bản đồ Tự nhiên thế giới.
b, Tính phần quãng đường được rút ngắn
QUÃNG ĐUỜNG ĐUỢC RÚT NGẮN KHI ĐI QUẠ KÊNH PA-NA-MA SO VỚI TUYẾN VÒNG QUA NAM MĨ
c, Bài viết ngắn về kênh Pa-na-ma
Kênh Pa-na-ma, con đường hàng hải nối hai khu vực kinh tế năng động Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
1. Vị trí địa lí của kênh Pa-na-ma
- Kênh đào Pa-na-ma nằm ở vị trí cực Nam của eo đất Trung Mĩ, cũng là nơi khởi đầu của lục địa Nam Mĩ. Kênh Pa-na-ma cắt qua eo đất, nơi có chiều ngang hẹp nhất chỉ 50km, nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.
2. Đặc điểm của kênh đào và quá trình khai thác
- Kênh Pa-na-ma được khởi công xây dựng từ năm 1882, nhưng do sai lầm về thiết kế, đến năm 1904, khi Hoa Kì thay Pháp, công trình mới được tổ chức thi công và năm 1914 thì chính thức đưa vào khai thác. Kênh có chiều dài 64km nhưng do độ chênh mực nước biển của hai đại dương đến 26m nên các kĩ sư phải thiết kế thêm nhiều âu tàu. Do vậy, kênh chỉ có.khả năng tiếp nhận được tàu có trọng tải dưới 65.000 tấn.
3. Những lợi ích của kênh đào khi hoạt động
- Kênh đào Pa-na-ma cho phép rút ngắn lộ trình hàng hải từ các cảng cửa hai bờ Đại Tây Dương sang các cảng hai bờ Thái Bình Dương từ 14 đến 81%. Kênh Pa-na-ma là con đường hàng hải quan trọng đối với nền kinh tế và các hoạt động quản sự nối thông hai bờ đông-tây của Hoa Kì. Vì vậy, bằng mọi giá Hoa Kì đã tìm cách kiếm soát kênh đào này lâu dài.
- Nhờ sự đấu tranh bền bỉ, tháng 12/1999, Hoa Kì đã phải traọ trả hoàn toàn chủ quyền kiểm soát kênh đào và vùng đất rộng 1.430km2 dọc hai bờ kênh về cho nhân dân Pa-na-ma.
- Kênh đào Pa-na-ma còn là tuyến hàng hải liên kết kinh tế và tình hữu nghị giữa các nước hai bờ đông tây của khu vực kinh tế Mĩ Latinh đầy năng động hiện nay.
Kênh đào Suez (thuộc Ai Cập), là kênh thuỷ lợi nhân tạo chạy từ phía Bắc tới phía Nam đi ngang qua eo đất Suez phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối giữa Biển Địa Trung Hải với Vịnh Suez, là một nhánh của Biển Đỏ. Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu- Châu Mỹ đến những cảng phía Nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Biển Đại Dương ( Oceania). Kênh đào Suez dài 195 km (121 dặm), sâu 16,5-17m, rộng 120-150m, điểm nhỏ nhất là 60m, và độ sâu chỗ đó là 16 m đủ khả năng cho tàu lớn 150.000 tấn qua được. Công việc sửa chữa và xây mới kênh được tiến hành trong gần 11 năm. Hầu hết công việc được tiến hành bởi những lao động khổ sai người Ai Cập. Người ta ước tính luôn có một lực lượng 30.000 người lao động trên công trường và cho đến khi hoàn thành, có 125.000 người đã bỏ mạng tại đây. Sau lần tu bổ vào năm 1984, tàu chở dầu 250 nghìn tấn qua được kênh. Thời gian qua kênh trung bình từ 11 đến 12 giờ.
Ý tưởng nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ có từ thời Pha-ra-ông, tuy nhiên, phải đến năm 1859 công trình mới được khởi công do Cty Universal Suez Ship Canal điều hành. Hơn 2,4 triệu công nhân Ai Cập đã tham gia xây dựng. Trải qua nhiều năm xây dựng với rất nhiều khó khăn, ngày 17-11-1869, kênh đào Xuy-ê khánh thành và đi vào sử dụng.
Năm 1956 tổng thống Ai Cập tuyên bố quốc hữu hoá kênh và ý định xây dựng một căn cứ quân sự ở dọc kênh. Hành động này của Ai Cập được hậu thuẫn bởi Liên Xô và đã gây lo ngại sâu sắc cho Mỹ, Anh, Pháp, Israel. Vào năm 1957 liên hợp quốc đã cử lực lượng gìn giữ hoà bình tới đây để bảo đảm tính trung lập của kênh. Kênh bị đóng cửa một lần duy nhất từ 1967 tới 1975 trong cuộc chiến A rập – Israel
Hiện nay, cùng với du lịch, việc khai thác kênh đào Xuy-ê là một trong những ngành dịch vụ thương mại quan trọng của Ai Cập. Trong năm 2005, hơn 18.700 tàu của các nước chở theo 665 triệu tấn hàng hóa các loại qua kênh đào này, mang lại cho Ai Cập một khoản thu nhập lên đến 3,42 tỷ USD so với 3,275 tỷ USD của năm 2004. Đặc biệt, kênh Xuy-ê có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển. Chính phủ Ai Cập đang có kế hoạch đào sâu thêm kênh Xuy-ê để đủ khả năng đón những con tàu tải trọng lớn hơn và từ năm 2006 này, Ai Cập đã tăng lệ phí quá cảnh lên 3% cho các tàu nước ngoài qua lại kênh đào.
Ý nghĩa của kênh đào Xuyê.
+ Rút ngắn khoảng cách, thời gian đi lại giữa các khu vực trên thế giới
+ Nối liền các trung tâm kinh tế với nhau, làm tăng mối quan hệ giữa các nước các quốc gia.
+ Mang lại nhiều lợi ích cho các nước, đặc biệt là những nước có kênh đào.
+ Thúc đẩy giao thông đường biển phát triển mạnh hơn nữa
+ Tích kiệm được năng lượng thời gian vận chuyển, bảo đảm được an toàn hằng hải
- Kênh đào Panama là một tuyến đường thủy nhân tạo dài 82 km ở Panama nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương và phân chia Bắc và Nam Mỹ.
- Kênh đào cắt ngang eo đất Panama và là đường dẫn cho thương mại hàng hải. Một trong những dự án kỹ thuật lớn nhất và khó nhất từng được thực hiện, kênh đào Panama giúp giảm đáng kể thời gian tàu thuyền đi lại giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Giải thích : Mục III, SGK/150 địa lí 10 cơ bản.
Đáp án: C
Tàu qua kênh Panama phải đóng cước phí rất cao. Nếu không đi qua kênh đào mà đi bằng đường biển thì đường gần nhất là 10.585 hải lý (19.603,5 km). Như vậy đường đi sẽ dài gấp 245 lần và thời gian trên biển sẽ hơn một tháng (gấp khoảng 90 lần thời gian qua kênh). Một tàu 60.000 tấn một ngày tiêu thụ khoảng 35 tấn dầu đốt và giá thuê tàu cũng vài chục ngàn USD, như vậy không qua kênh còn tốn gấp trăm lần trong khi đường biển xuống cực nam châu Mỹ lại rất nguy hiểm vì nước xoáy và từ trường lớn nên qua kênh là sự lựa chọn duy nhất.
Hàng năm,tiền cước phí qua kênh panama đã mang về khoản lợi nhuận không nhỏ cho nhà nước Panama vì vậy hiện nay họ đang tiến hành sửa chữa để có thể cho tàu có trọng tải lớn có thể qua kênh .Không chỉ vậy nó còn đóng vai trò to lớn về mặt chính trị vì nối liền châu Mĩ với các châu lục khác