Bài 1: Trình bày cách nhận biết các dd Ba(OH)2; NaOH; HCl; H2SO4 mà chỉ sử dụng giấy quỳ tím.
Bài 2: Hòa tan 1,2g hỗn hợp gồm Fe và Cu vào 10g dd HCl dư thu được 0,224 lít khí (đktc)
a) tính thành phần phần trăm của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
b) tính nồng dộ phần trăm của dd axit HCl cần dùng vừa đủ
Bài 3: Hòa tan 8,8g hh gồm bột sắt và bột đồng bằng lượng dư dd H2SO4 loãng thu đc 2,24 lít khí sinh ra ( đktc) và chất rắn X
a) tính phần trăm khối lượng các kim loại có trong hh
b) hòa tan hoàn toàn chất rắn X bằng dd H2SO4 đặc, thì thu được bao nhiêu lít khí bay ra ( đktc)
giúp mik vs nhé, làm được bài nào trong 3 bài này thì cố gắng làm giúp mik nhé, lm hết đc thì càng tốt. thank you so much
giúp mik vs, cảm ơn rất nhiều
Bài 1:
- Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.
- Dùng quỳ tím cho vào các dung dịch:
+ Hóa xanh -> dd Ba(OH)2 và dd NaOH (Nhóm I)
+ Hóa đỏ -> dd HCl và dd H2SO4 (Nhóm II)
- Nhỏ vài giọt dung dịch Na2SO4 vào các dd nhóm I, quan sát:
+ Có kết tủa trắng BaSO4 => dd Ba(OH)2
+ Không có kết tủa => dd NaOH
PTHH: Ba(OH)2 + Na2SO4 -> BaSO4 + 2 NaOH
- Nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào nhóm II, quan sát:
+ Có kết tủa trắng BaSO4 => dd H2SO4
PTHH: H2SO4 + BaCl2 -> BaSO4 + 2 HCl
+ Không có kết tủa => dd HCl
Bài 3:
\(a.n_{H_2}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\\ Fe+H_2SO_4\rightarrow FeSO_4+H_2\\ n_{Fe}=n_{H_2}=0,1\left(mol\right)\\ m_{Fe}=0,1.56=5,6\left(g\right)\\ \%m_{Fe}=\dfrac{5,6}{8,8}.100\approx63,636\%\\ \Rightarrow\%m_{Cu}\approx36,364\%\\ b.2Fe+6H_2SO_4\left(đặc,nóng\right)\rightarrow Fe_2\left(SO_4\right)_3+3SO_2+6H_2O\\ Cu+2H_2SO_4\left(đặc,nóng\right)\rightarrow CuSO_4+SO_2+2H_2O\\ n_{SO_2\left(tổng\right)}=\dfrac{3}{2}.n_{Fe}+n_{Cu}=\dfrac{3}{2}.0,1+\dfrac{8,8-5,6}{64}=0,2\left(mol\right)\\ V_{SO_2\left(đktc\right)}=0,2.22,4=4,48\left(l\right)\)