Chỉ ra cách dùng bàn là điện, nồi cơm điện, bếp điện, lò vi sóng và những lưu ý khi dùng chúng.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tên và chức năng của các bộ phận chính
Tên đồ dùng điện | Tên các bộ phận chính | Chức năng |
Bàn là điện | Dây đốt nóng Vỏ bàn là: gồm đế và nắp |
-Dòng điện chạy trong dây đốt nóng toả nhiệt -Vỏ: +đế: đế có chức năng: dùng để tích nhiệt và duy trì nhiệt độ cao khi là +nắp có gắn tay cầm bằng nhựa cứng dùng để cầm bàn khi sử dụng |
Bếp điện | Dây đốt nóng Thân bếp |
Dòng điện chạy trong dây đốt nóng toả nhiệt Là để nặt các vật cần đun |
Nồi cơm điện | Vỏ nồi Soong nồi Dây đốt nóng: + Dây chính + Dây phụ |
Cách điện, cách nhiệt, bảo vệ, gắn các bộ phận khác Chứa nước, thực phẩm Dòng điện chạy trong dây đốt nóng toả nhiệt Dùng ở chế độ nấu cơm Dùng ở chế độ ủ cơm |
Bàn là điện:
Điều chỉnh độ ủi, lượng hơi nước với từng loại vải
Sau khi bàn ủi nóng mới chỉnh chế độ ủi hơi nước
Vệ sinh bàn ủi thường xuyên
Nồi cơm điện:
Không vo gạo trong nồi
Lau khô nồi
Dùng 2 tay khi đặt lòng nồi vào nồi cơm điện
* Bàn là điện :
- Cách dùng :
1. Đặt bàn ủi dựng đứng, mũi nhọn hướng lên trên khi chưa ủi quần áo.
dụ như bàn ủi yêu cầu điện 220V thì không nên cắm vào ổ 110V.
3. Sắp xếp quần áo của bạn theo nhiệt độ cần ủi theo sự phân loại sau đây:tận dụng nhiệt từ thấp đến cao để ủi đồ dễ trước.
+ Lụa – nhiệt độ thấp
+ Len – nhiệt độ vừa phải
+ Cotton, vải lanh – nhiệt độ cao
4. Ổ cắm phải được đảm bảo là an toàn, không được rò rỉ điện.
5. Đèn báo nhiệt sáng lên, sau đó tắt (mất khoảng 1 đến 2 phút), sau đó bạn có thể bắt đầu ủi.
6. Để tránh việc cháy nổ xảy ra không lường trước được, sau khi sử dụng, bạn nên đợi bàn ủi nguội hẳn rồi hãy đem đi cất.
- Những lưu ý khi sử dụng :
+ Phải nhớ rút dây điện bàn ủi ra khỏi phích cắm và để nguội trước khi vệ sinh.
+ Làm sạch bàn ủi với một miếng vải ướt.
+ Không được sử dụng chất tẩy rửa nào để làm sạch.
+ Có thể dùng miếng vải ướt tẩm giấm để chà bụi xung quanh bàn ủi.
* Nồi cơm điện :
- Cách dùng :
+ Đong gạo theo khẩu phần ăn
+ Vo gạo thật sạch
+ Đong nước theo tỉ lệ tiêu chuẩn
+Sử dụng một chiếc khăn khô để lau hết nước, tránh làm hư hỏng cảm ứng nhiệt và đĩa nhiệt.
+ Cho nồi đựng gạo vào bên trong để nấu
+ Đóng nắp nồi lại, cắm điện rồi ấn nút “Cook” và nấu
- Lưu ý khi sử dụng :
+ Không vo gạo trong nồi
+ Lau khô nồi
+ Dùng hai tay khi đặt lòng vào nồi cơm điện
+ Hạn chế cắm dây điện của nồi cơm chung ổ cắm với các thiết bị khác có công suất cao
+ Không bít lỗ thoát hơi
+ Không bấm nấu lại nhiều lần
+ Vệ sinh nồi cơm sạch sẽ
+ Để nồi ở chỗ thoáng mát, khô ráo, không ẩm ướt
* Bếp điện :
- Cách dùng :
Bước 1: Đặt nồi thức ăn ngay giữa mặt kính bếp.
Bước 2: Cắm điện, bếp sẽ phát ra tiếng “bíp” thông báo máy ở trạng thái sẵn sàng. Đây là điều kiện đầu tiên để bạn bắt đầu sử dụng bếp từ để nấu ăn.
Bước 3: Nhấn nút ON/OFF để mở bếp.
Bước 4: Chọn chức năng nấu. Nhấn Thực đơn – MENU – FUNCTION để chọn chức năng nấu được cài đặt sẵn
Bước 5: Điều chỉnh nhiệt độ và công suất. Tùy món ăn mà yêu cầu lửa lớn và lửa nhỏ khác nhau, lúc này bạn cần chỉnh nhiệt độ mặt bếp về nhiệt độ thích hợp.
Bước 6: Sau khi nấu xong, bạn nhấn nút Mở/Tắt – ON/OFF để tắt máy, bếp sẽ ngừng hoạt động. Lúc này chờ cho cánh quạt tản mát bếp ngừng chạy mới rút dây điện ra.
- Lưu ý khi sử dụng :
1. Chú ý thông tin hiển thị của bếp
2. Không nên để bếp hoạt động ở công suất tối đa
3. Sử dụng nguồn điện phù hợp
4. Tránh tiếp xúc trực tiếp với bếp dễ bị bỏng
5. Không nên kéo lê vật dụng trên mặt bếp gây trầy xước
6. Không đặt bếp gần các thiết bị điện tử
7. Không nên ngắt điện ngay khi nấu xong * Lò vi sóng : - Cách dùng : + Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng + Tuân thủ nguyên tắc hoạt động của lò vi sóng + Lưu ý ổ cắm điện + Cài đặt thừi gian sử dụng + Bắt tay vào nấu những món ăn đơn giản - Lưu ý khi sử dụng : + Sử dụng vật dụng bằng thủy tinh, gốm, sứ thay cho kim loại+ Không cho chạy lò vi sóng khi bên trong không có thức ăn
+ Không chạy lò khi lò bị hỏng các mối hàn hay phích cắm điện
+ Tránh nướng trứng còn nguyên vỏ vì có thể gây nổ