K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2018

- Tim bồ câu có 4 ngăn hoàn chỉnh, giữa tâm nhĩ và tâm thất có van đảm bảo cho máu đi 1 chiều

- Gồm 2 vòng tuần hoàn
- Máu từ tâm thất trái theo động mạch phổi lên phổi lấy O2 rồi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhỉ phải. Từ tâm nhĩ phải máu đi xuống tâm thất phải theo động mạch chủ đi đến các cơ quan để cung cấp 02.Máu sau khi cung cấp đủ O2 theo tĩnh mạch chủ về tâm nhĩ trái, từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái,kết thúc một chu trình tuần hoàn.

3 tháng 3 2018

Gạch đầu dòng thứ 3 là đường đi của vòng tuần hoàn lớn ở chim bồ câu????

3 tháng 5 2016

- Tim bồ câu có 4 ngăn hoàn chỉnh, giữa tâm nhĩ và tâm thất có van đảm bảo cho máu đi 1 chiều 

- Gồm 2 vòng tuần hoàn 
- Máu từ tâm thất trái theo động mạch phổi lên phổi lấy O2 rồi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhỉ phải. Từ tâm nhĩ phải máu đi xuống tâm thất phải theo động mạch chủ đi đến các cơ quan để cung cấp 02.Máu sau khi cung cấp đủ O2 theo tĩnh mạch chủ về tâm nhĩ trái, từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái,kết thúc một chu trình tuần hoàn. 

3 tháng 5 2016

bạn có thể nêu chi tiết hai vòng tuần hoàn của chimboof câu được ko?

21 tháng 12 2021

Tham khảo

 

- Dựa vào hình:

+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5). 

+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).

- Vai trò chủ yếu của tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch. Vai trò chủ yếu của hệ mạch: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ).

- Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Lưu chuyên máu trong toàn cơ thể.

 

21 tháng 12 2021

Các cơ quan trong hệ hô hấp: - Đường dẫn khí: + Mũi: Có nhiều lông mũi, có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có lớp mao mạch dày đặc. + Họng: Có tuyến amidan và tuyến VA chứa nhiều tế bào limpho. + Thanh quản: Có nắp thanh quản có thể cử động để đậy kín đường hô hấp. + Khí quản: - Cấu tạo bởi 15 – 20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau, có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục. + Phế quản: Cấu tạo bởi các vòng sụn. Ở phế quản là nơi tiếp xúc cá phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ. -> Chức năng: Dẫn khí vào ra, làm ấm, làm ẩm không khí đi vào và bảo vệ phổi. - Hai lá phổi: Lá phổi phải có 3 thùy, lá phổi trái có 2 thùy. Đặc điểm: + Bao ngoài 2 là phổi có 2 lớp màng, lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa 2 lớp có chất dịch. + Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi mạng lưới mao mạch dày đặc. -> Là nơi trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài.Tham khảo

Câu 2

 

Khái niệm hô hấp

Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể

Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:

+ Sự thở: trao đổi khí ở phổi với môi trường

+ Trao đổi khí ở phổi: CO2 từ máu vào tế bào phổi, O2 từ tế bào phổi vào máu

+ Trao đồi khí ở tế bào: O2 từ máu vào tế bào, CO2 từ tế bào vào máu

Ý nghĩa của hô hấp: Cung cấp oxi cho tế bào tạo ATP cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể, thải caconic ra khỏi cơ thể

Các thực nghiệm khoa học ngày nay đã làm sáng tỏ cơ chế của hiện tượng trên : Mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể đều cần năng lượng. Sự sản sinh và tiêu dùng năng lượng trong cơ thể có liên quan với O2 và CO2 (sơ đồ sau).


 

Câu 3

Những biến đổi của thức ăn trong khoang miệng :

- Biến đổi vật lý : Nhờ có hoạt động phối hợp của răng , lưỡi , các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng thành thức ăn mềm , nhuyễn , thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt .

- Biến đổi hóa học : hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantôzơ .

16 tháng 12 2021

Tham khảo

 

+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5). 

+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).

16 tháng 12 2021

Tham Khảo đâu r bn ơi?

17 tháng 2 2019

Tim bồ câu có 4 ngăn hoàn chỉnh, giữa tâm nhĩ và tâm thất có van đảm bảo cho máu đi 1 chiều . -gồm 2 vòng tuần hoàn 
máu từ tâm thất trái theo động mạch phổi lên phổi lấy O2 rồi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhỉ phải. Từ tâm nhĩ phải máu đi xuống tâm thất phải theo động mạch chủ đi đến các cơ quan để cung cấp 02.Máu sau khi cung cấp đủ O2 theo tĩnh mạch chủ về tâm nhĩ trái, từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái,kết thúc một chu trình tuần hoàn

17 tháng 2 2019
  • Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẩm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
  • Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải.
4 tháng 6 2016

- Đặc điểm của hệ tuần hoàn, bài tiết, sinh dục và hô hấp của chim bồ câu :

+ Tuần hoàn : Gồm 2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn (2 tâm thất, 2 tâm nhĩ) nên máu không bị pha trộn.

+ Hô hấp : Có hệ thống túi khí thông với phổi.

+ Bài tiết : Cơ quan bài tiết là thận sau, không có bóng đái.

+ Sinh dục : Con đực gồm tinh hoàn và ống dẫn tinh; con cái có buồng trứng và ống dẫn trứng phát triển

4 tháng 6 2016

Tuần hoàn:

– Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

– Máu nuôi cơ thể giàu oxi (máu đỏ tươi).

Hô hấp:

– Phổi có mạng ống khí

– 1 số ống khí thông với túi khí ” bề mặt trao đổi khí rộng.

– Trao đổi khí:

+ Khi bay – do túi khí

+ Khi đậu – do phổi

Bài tiết:

- Thận sau

- Không có bóng đái

- Nước tiểu thải ra ngoài cùng phân

 Sinh dục:

- Con đực: 1 đôi tinh hoàn

- Con cái: buồng trứng trái phát triển

- Thụ tinh trong.

18 tháng 2 2019

 Sự tuần hoàn máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và lớn của lớp chim cũng tương tự như ở động vật có vú. 
_ Co của tâm thất phải bơm máu tới phổi qua các động mạch phổi. Khi máu chảy qua các mao mạch ở phổi trái và phổi phải, nó thu O2 và nhả CO2. Máu giàu O2 trở về từ phổi qua các tĩnh mạch phổi tới tâm nhĩ trái, kết thúc vòng tuần hoàn nhỏ. 
_ Đến vòng tuần hoàn lớn, máu giàu O2 chảy vào tâm thất trái ra động mạch chủ, chuyển máu tới các động mạch dẫn đi khắp cơ thể, sau đó đi tới các mao mạch ở đầu và chi trước, ổ bụng và chi sau. Trong các mao mạch có sự khuếch tán của O2 từ máu vào mô và của CO2 sinh ra bởi hô hấp tế bào vào máu. Các mao mạch nhập lại tạo thành các tiểu tĩnh mạch chuyển tiếp máu vào tĩnh mạch. Máu nghèo O2 từ đầu, cổ và chi trước được dẫn vào tĩnh mạch chủ trên, thân và chi sau được dẫn vào tĩnh mạch chủ dưới. Hai tĩnh mạch chủ đổ máu vào tâm nhĩ phải, từ đây máu nghèo O2 chảy vào tâm thất phải.

co của tâm thất, chữ "co" là gì vậy bạn

13 tháng 12 2021

Tên các bộ lưỡng cưĐại diệnĐặc điểm đặc trưng nhất

Bộ lưỡng cư không đuôiẾch đồng- Thân ngắn - Hai chi sau dài hơn 2 chi trước - Đa số hoạt động về đêm
Bộ lưỡng cư không chânẾch giun- Thiếu chi, thân dài - Có mắt, miệng, răng - Hoạt động cả ngày lẫn đêm
13 tháng 12 2021

1.

Tên các bộ lưỡng cư

Đại diện

Đặc điểm đặc trưng nhất

Bộ Lưỡng cư có đuôi

Cá cóc Tam Đảo

- Thân dài, đuôi dẹp bên

- Hai chi sau và trước tương đương nhau

- Hoạt động chủ yếu vào ban ngày

Bộ lưỡng cư không đuôi

Ếch đồng

- Thân ngắn

- Hai chi sau dài hơn 2 chi trước

- Đa số hoạt động về đêm

Bộ lưỡng cư không chân

Ếch giun

- Thiếu chi, thân dài

- Có mắt, miệng, răng

- Hoạt động cả ngày lẫn đêm

 

31 tháng 12 2020

Câu 1:

Chức năng của vòng tuần hoàn nhỏ: Dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2 

Chức năng của vòng tuần hoàn lớn: Dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện sự trao đổi chất.

Huyết áp 120/80 mmHg có ý nghĩa:

+ Con số ở trên chỉ áp lực trong động mạch của bạn trong lúc cơ tim co lại; đây gọi là huyết áp “tâm thu”.

+ Số dưới chỉ huyết áp khi cơ tim của bạn đang giãn ra, đây gọi là huyết áp “tâm trương”.

 

31 tháng 12 2020

Câu 2:

a,b.

Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào

- Sự thở ( thông khí ở phổi ) : Là sự hít vào và thở ra làm cho khí trong phổi thường xuyên đc đổi mới .

- Trao đổi khí ở phổi :

+ Sự trao đổi khí theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đén nơi có nồng độ thấp

+ Không khí ở ngoài phế nang (động tác hít vào) giàu khí ôxi, nghèo cacbonic. Máu từ tới phế nang giàu khí cacbonic, nghèo ôxi. Nên ôxi từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic từ máu khuếch tán vào phế nang .

- Trao đổi khí ở tế bào:

Máu từ phổi về tim giàu oxi sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn diễn ra quá trình ôxi hóa các chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân hủy là cacbonic, nên nồng độ ôxi luôn thấp hơn trong máu và nồng độ cacbonic thấp hơn trong máu. Do đó ôxi được khuếch tán vào máu và cacbonic từ tế bào khuếch tán vào máu

c.

Khi lao động nặng bằng tay chân, thể dục chạy, nhảy, chơi thể thao, ... thì nhịp hô hấp lại tăng

Vì vận động mạnh hoặc tập thể dục, nhu cầu năng lượng tăng để vận động các cơ. Do đó cần oxi hóa chất dự trữ năng lượng để tạo ra năng lượng. Nhu cầu oxi tăng lên → Tăng hoạt động lấy O2 vào và thải CO2 ra → Nhịp hô hấp tăng.

  

15 tháng 2 2016

Vòng tuần hoàn máu của chim bồ câu: Tim 4 ngăn; 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, chứa ôxi. 

Vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi): Máu đỏ thẫm chứa nhiều CO2 ở tâm nhĩ phải chảy xuống tâm thất (nhờ van một chiều) phải rồi theo động mạch phổi đi đến phổi. Tại phổi, máu nhường CO2 và nhận O2 trở thành máu đỏ tươi chứa nhiều O2, theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái rồi chảy xuống tâm thất trái (nhờ van một chiều).

Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi (chứa nhiều O2) ở tâm thất trái theo các động mạch đi nuôi ơ thể: động mạch cảnh đi lên đầu và ra hai cánh; động mạch ruột, động mạch thận, động mạch gan, động mạch chân,.. đến các cơ quan bộ phận để nuôi cơ thể. Tại đó, máu trao đổi khí: nhường O2, nhận CO2 trở thành máu đỏ thẫm (chứa nhiều CO2) theo các tĩnh mạch để veeftinhx mạch chủ và đi về tâm nhĩ phải.

Hình dưới cùng là so sánh vòng tuần hoàn của cá, bò sát và chim thú.

 

 Hỏi đáp Sinh học

Hỏi đáp Sinh học

5 tháng 2 2017

cô ơi cko e hỏi mao mạch phổi vs phổi là 1 phải hk ạ ?.....hihi mà cô ơi cô có cách nào tóm gọn lại phần mô tả vòng tuần hoàn máu của chim bồ câu hk z ạ ???