K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2018

2)Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.

Câu 1 :

Khổ thơ cuối đã nâng cao ý nghĩa của câu truyện lên một tầm khái quát lớn, làm cho người đọc thấu hiểu mọi chân lý đơn giản mà lớn lao, cái đêm không ngủ đc miêu tả trong bài thơ chỉ là 1 trong vô vàn những đêm Bác không ngủ . Bác không ngủ vì lo cho việc nước là lẽ thường tình của Bác Hồ vì Bác là 1 vị lãnh tụ, người cha chung thân yêu của đân tộc, cuộc đời của người gắn với dân với nước. Đó chính là lẽ sống nưng nui tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người đều thấu hiểu

Câu 2 :

Hình ảnh Bác Hồ vĩ đại hiện lên trong bài thơ với những phẩm chất cao đẹp của một vị lãnh tụ vĩ đại và một người cha già luôn dành tình yêu thương với những cử chỉ quan tâm đến những người chiến sỹ. Dù cho bên ngoài trời đã rất khuya nhưng Bác vẫn chưa ngủ mà vẫn đốt lửa sưởi ấm cho những người chiến sỹ. Hành động "nhón chân nhẹ nhàng" và "đi dém chăn từng người" của Bác chính là hành động giản dị nhưng đầy ắp tình yêu thương của Bác. Bác là ngọn lửa ấm áp dành cho dân tộc, dành cho cách mạng và con đường gian nan trước mắt. Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ không những là hình ảnh của 1 vị lãnh tụ kính yêu mà còn là 1 người cha đầy ắp tình thương dành cho các con của mình.

3 tháng 2 2021

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

Lẽ thường tình nghĩa là điều hiển nhiên, bình thường, ở đây nói việc việc Bác thức khuya suy nghĩ về việc nước là chuyện bình thường

Vì Bác Hồ là một người lo cho dân, cho nước, khuya trằn trọc, thao thức suy nghĩ về việc nước, nên việc thức suốt đêm là chuyện thường tình chứ không riêng gì đêm nay.

3 tháng 2 2021

bạn ơi ! cảm nhận bạn có thể viết lại đc ko ạ

21 tháng 7 2021

Tham khảo

 

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôiThoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơiTôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”.  Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

21 tháng 7 2021

Tham khảo

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

30 tháng 3 2022

REFER

 Khổ cuối (khổ thơ thứ tư) là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên làng Bác:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

     Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cậy tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.

30 tháng 3 2022

refer

 

 Khổ cuối (khổ thơ thứ tư) là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên làng Bác:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

     Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cậy tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.

8 tháng 4 2017

Đáp án

- HS chép chính xác khổ thơ (1đ):

   Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

   Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

   Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

   Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

- HS nêu được nội dung khổ thơ: nỗi nhớ làng quê khôn nguôi khi phải xa cách

   + Những hình ảnh không thể phai mờ trong trí nhớ: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm, con thuyền, mùi mặn nồng của biển...(0.5đ)

   + Điệp khúc nhớ thể hiện sự da diết, khôn nguôi, bâng khuâng, da diết về màu sắc, hương vị quê hương. (0.5đ)

22 tháng 7 2019

Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bài thơ khép lại bằng hình ảnh thể hiện ý chí kiên cường vì Tổ quốc, đó là sức mạnh sâu sắc, phi thường của người lính để vượt lên tất cả, bất chấp mọi nguy nan, mọi sự hủy diệt, tàn phá.

       + Biện pháp liệt kê, điệp ngữ được sử dụng nhằm nhấn mạnh sự ác liệt của chiến tranh ngày càng tăng, và sự thiếu thốn, mất mát ngày càng lớn.

    - Điều kì diệu và đặc biệt là không gì có thể cản trở, tàn phá được chuyển động của chiếc xe vì “xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”.

    - Mọi thứ trên xe không còn nguyên vẹn nhưng vẫn nguyên vẹn trái tim, ý chí của người lính. Đó chính là sự ngoan cường, dũng cảm, vượt lên trên mọi gian khổ ác liệt mà còn là sức mạnh của tinh thần yêu nước.

    - Đối lập với những cái “không có” ở trên là một cái “có”, sức mạnh từ trái tim có thể chiến thắng bom đạn kẻ thù. Những chiếc xe chạy bằng sức mạnh của trái tim.

    - Trái tim là hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, kết tinh cho vẻ đẹp về tâm hồn và phẩm chất của người lính lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ sống cao đẹp: vì miền Nam, vì sự thống nhất đất nước.

    Hình ảnh những người lính chiến đấu với lý tưởng độc lập tự do gắn với chủ nghĩa xã hội, họ ý thức về trách nhiệm của thế hệ mình. Hình ảnh của họ đã thể hiện thế hệ anh hùng, mạnh mẽ, hiên ngang.

14 tháng 5 2016

Vũ Đình Liên bước vào “Thơ mới” với tấm lòng cảm thương chân thành, và mang nặng niềm hoài cổ. Ông đồ là một kiệt tác của nhà thơ. Bài thơ khép lại với hình ảnh:

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?

Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh rất nhẹ và khép lại cũng rất khẽ khàng. Năm xưa, khi hoa đào nở, ta thấy hình ảnh ông đồ hiện lên đẹp và rực rỡ làm sao: tay viết câu đôi đỏ. Nhưng nay, cùng thời điểm khi đào nở ông đồ đã không còn nữa. Hình ảnh cũng đã nhạt dần và biến mất vào thời gian. Câu hỏi đặt ra như xoáy sâu vào lòng người đọc:

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.

Tại sao thi sĩ không nói là hoa đào nở mà lại cảm nhận bằng cảm giác “đào lại nở”. Chính hình ảnh này cũng đã gợi lên trong ta những đổi thay mới. Têt đến, xuân về, hoa đào lại đến kì nở rộ, người người háo hức đi chợ sắm Tết để đón chào năm mới đầy hy vọng và niềm tin. Tất cả đều rộn ràng, háo hức. Cảnh thì còn đó nhưng người thì đâu rồi? Hình ảnh ông đồ giờ đây chỉ còn là “cái di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn” (Vũ Đình Liên). Ông đồ đã không cồn nữa, trong mỗi dịp Tết đến xuân về, để góp vui cho mọi nhà. Hình ảnh ông đã đi vào dĩ vãng. Và có lẽ không ai còn mảy may nghĩ về ông, ngoài một thi sĩ Vũ Đình Liên. Dòng đời đã cuốn đi cuộc sông thanh bình đẹp đẽ. Giờ chỉ là sự trông trải, bâng khuâng. Thi sĩ Vũ Đình Liên xót xa về một thời đại, về cái “di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn”. Thời gian đã nhân chìm cuộc sông của các ông đồ. Vũ Đình Liên xót xa:

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Hai câu cuối là sự chốt lại rất mạnh mẽ mà rất khẽ khàng. Lời thơ đã trực tiếp diễn tả những xúc cảm dâng trào, kết đọng và mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ, thi sĩ đã liên tưởng tới hình ảnh “Những người muôn năm cũ” và thi sĩ hỏi, hỏi một cách xót xa: hỏi trời, hỏi mây, hỏi cuộc sông, hỏi cả một thời đại và hỏi chính cuộc sông đó, hỏi để mà cảm thông cho thân phận của ông đồ. Câu hỏi tu từ đặt ra là một lời tự vấn, như tiếng gọi hồn. “Những người muôn năm cũ” không còn nữa. Ôi, những giá trị tinh thần, những linh hồn đã làm phong phú cuộc sống đất nước thì bây giờ ở đâu? Câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt. Đó là nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ông đồ đã bị thời thế khước từ. Tất cả những gì của một thời hoàng kim giờ chỉ còn là một sắc màu nhạt phai, ngập ngừng, quẩn quanh, đầy tê tái. Bài thơ đã gợi lên “mối sầu vạn kỉ”, cái ra đi của ngày hôm qua khiến hôm nay chúng ta phải nao lòng. Ông đồ đã phai nhạt và biến mất cũng bởi thời thế đổi thay. Chữ quốc ngữ xuất hiện và người ta không còn để ý đến chữ nho nữa. Chữ nho dần dần như một thứ cũ kĩ bị thải đi. Đó là sự sụp đổ, ra đi của cả một thời đại, là tấn bi kịch, là nỗi buồn rơi rụng tàn phai. Ồng đồ không còn cũng như xã hội đương thời không quan tâm thậm chí đã vứt bỏ đi vẻ đẹp cuộc sống tinh thần. Mất nước là mất tất cả.

Với cách sử dụng thành công các biện pháp tu từ Vũ Đình Liên đã tái hiện lên hình ảnh ông đồ, trong chúng ta, và cái “di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”. Chúng ta cảm thương cho số phận của ông đồ. Ông đã không còn trong mùa hoa đào năm ấy và những giá trị tinh thần của một thời đại cũng biến theo. Lời thơ khép lại với cuộc đời đầy bất hạnh của ông đồ nhưng lại làm sáng lên một tấm lòng — tâm lòng thi sĩ Vũ Đình Liên.

15 tháng 5 2016

Còn duyên kẻ đón người đưa 
Hết duyên đi sớm, về trưa mặc lòng.

Không hiểu sao, đến với bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên tôi lại bị ám ảnh đến day dứt bởi câu hát xa xôi vùng quan họ. Nhưng câu chuyện còn duyên, hết duyên ở đây lại là chuyện khác, chuyện còn và mất của một lớp người một thời đã qua đi không trờ lợi, thông qua hình tượng trung tâm : ông đồ, nói như chính tác giả thì đó là di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn.

Bài thơ ngũ ngôn gồm 5 khổ, khắc họa trọn vẹn một chỉnh thể nghệ thuật: ông đồ, trên trục thời gian tuyến tính, từ quá khứ đến hiện tại, từ còn đến mất, từ thời khắc hoàng kim cho đến khi chỉ còn vang bóng.

Nếu coi bài thơ là một bức họa về hình ảnh về chân dung ông đồ thì ở góc nhìn thứ nhất là ông đồ – người nghệ sỹ tài hoa thuở còn duyên.

Sự xuất hiện của ông đồ gắn liền với vòng quay đều đặn của thời gian, cứ thế không thể khác:

Mỗi năm hoa đào nở 
Lại thấy ông đồ già 
Bày mực tàu giấy đỏ 
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết 
Tấm tắc ngợi khen tài 
“Hoa tay thảo những nét 
Như phượng múa, rồng bay”.

Thời gian được tính bằng hoa đào nở y tín hiệu báo xuân, sắc màu được dệt nên bởi sắc đào tươi thắm, giấy đỏ rực rỡ, nhịp sống được tính bằng phố đông người qua, tình cảm của người đời được biểu hiện bằng hình ảnh: Bao nhiều người thuê viết, tấm tắc ngợi khen tài.

Nổi bật trên phông nền rực rỡ, tươi vui đó là chân dung ông đồ, người nghệ sỹ trong niềm thán phục, ngưỡng mộ của mọi người:

Hoa tay thảo những nét 
Như phượng múa, rồng bay.

Hoa đào đến đây đã nhường chỗ cho hoa tay y bàn tay tài hoa của ông đồ đưa đến đâu mà như gấm hoa nở ra đến đó. Nét chữ từ bàn tay như có phép tiên của ông được so sánh như phượng múa rồng bay. Đây là hình ảnh so sánh đẹp, giàu giá trị tạo hình, nét thăng hoa trong ngôn ngữ của Vũ Đình Liên gợi tả nét chữ mềm mại mà linh thiêng, phóng khoáng mà cao nhã, có hồn như phượng múa, rồng bay. Nét chữ ấy dường như cũng chấp chới bay lên giữa hào quang của trời xuân, của sắc đào tươi thắm. Đây là một nét vẽ đẹp, ngợi ca ông đồ, một tài năng nghệ thuật.

Ta nhớ tới cây bút thần của Lê Mã Lương trong một câu chuyện cổ Trung Quốc, nét bút đưa đến đâu, vạn vật như có thần sống dậy, sinh sôi đến đó, vẽ chim, chim cất cánh bay, vẽ công, công xòe ra múa lượn… Bao nhiêu tài năng, tâm huyết của ông đồ được gửi gắm trong nét chữ tài hoa đó. Đây là thời kỳ đắc ý nhất của ông: cái đẹp lên ngôi, tài năng được trân trọng.

Nhưng thời kỳ hoàng kim đó của ông chỉ thoáng qua như một ảo ảnh, theo dòng hồi tưởng của nhà thơ, một hiện thực đau lòng đã xảy ra:

Nhưng    mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm! 
Mực đọng trong nghiên sầu…
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy! 
Ngoài giời mưa bụi bay.

Góc nhìn thứ hai, ông đồ – người sinh bất phùng thời, lúc hết duyên.

Hai khổ ba, bốn với giọng kể và lời thơ miêu tả hiện lên ảnh hình ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa:

Ngày xuân trước, là phố đông với bao nhiêu người thuê viết thì nay đã vắng, đông giờ đã vắng. Ngày trước, họ tấm tắc ngợi khen tài thì bây giờ vẫn những con người đó nhưng qua đường không ai hay; thân quen thành xa lạ. Ngày trước, họ trầm trồ thán phục nay họ dửng dựng lạnh nhạt, tình thế đã đảo ngược, tình đời đã đổi thay. Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền văn minh lạnh lùng kiểu đô thị dù ông vẫn muôn có mặt với đời. Ông đồ vẫn ngồi đấy, ông vẫn kiên gan bám lấy cuộc đời, ông càng lẻ loi, lạc bước: nên đã trở thành người sinh bất phùng thời.

Xót xa thay, nét chữ như phượng múa, rồng bay ngày trước, giờ ngậm ngùi vì bị chôn vùi trong lãng quên nên:

Giấy đỏ buồn không thắm 
Mực đọng trong nghiên sầu.

Giấy đỏ, nghiên mực, hành trang gắn liền với kẻ sĩ trên hành trình sáng tạo ra cái đẹp nhưng giờ đây cũng lặng lẽ, ủ ê trong nỗi buồn ế khách của ông đồ.

Giấy bẽ bàng, buồn tủi, đỏ mà cứ phai dần, nhạt nhẽo không thắm lên được, mực không được bút lòng chấm vào, mực cũng đọng lại như giọt lệ khóc.

Với thủ pháp nhân hóa giàu sức gợi, Vũ Đình Liên đã diễn tả thật tinh tế nỗi buồn không nói không cất lên được, từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri khiến mực tàu, giấy đỏ cùng trĩu nặng nỗi buồn.

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu 
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Người buồn, cảnh cũng buồn theo. Nỗi buồn của ông đồ không chỉ chiếu lên nghiên mực, giấy đỏ mà còn lan tỏa, mênh mang khắp không gian, khiến bức tranh xuân năm ấy mang gam màu xám lạnh, u buồn:

Lá vàng rơi trên giấy! 
Ngoài trời mưa bụi bay.

Lá vàng rơi không nghe tiếng, mưa bụi bay không ướt áo ai, mà nghe như có từng thu chết, từng thu chết cuốn ra đi theo hình bóng một lớp người.
Quá khứ vàng son của ông đồ nay đâu còn nữa. Ông và những người như ông dường như đang lỡ nhịp, lậc bước giữa mênh mông, gió cuốn, sóng xô của cơn bão táp đô thị hóa.

Ông chỉ là cái bóng vô hồn, tiều tụy đáng thương của một thời tàn.

Góc nhìn thứ ba: ông đồ – người thiên cổ.

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ 
Hồn ở đâu bây giờ?

Năm nay đào lại nở mùa xuân tuần hoàn trở lại hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ nhưng không thấy ồng đồ xưa. Cảnh vẫn như cũ nhưng người dã không còn.

Ông đồ già đã thành ông đồ xưa ông đã nhập vào những người muôn năm cũ ông đã thuộc về những gì quá khứ xa xôi, chỉ còn vương vấn hồn ở đâu bây giờ .

Với kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng mỗi năm hoa đào nở năm nay đào lại nở…9 bài thơ như sự nối kết hai mảng thời gian quá khứ và hiện tại. Hình ảnh ông đồ cứ mờ dần, mờ dần rồi mất hút trên con đường vô tận của thời gian. Cái bóng của ông không còn, địa chỉ của ông cũng không còn nữa bởi vì nhan nhản trên phố phường ngày ấy là lớp người hãnh tiến kiểu đô thị chẳng kỷ, không thông cũng cậu bồi.

Chính vì thế hai câu kết khép lại bài thơ giống như tiếng gọi hồn cất lên thăm thẳm, day dứt:

Những người muôn năm cũ 
Hồn ở đâu bây giờ?

Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây. Hồn, cách gọi đến chính xác lạ lùng những gì đã qua không thể mất, hồn là bất tử vì thác là thể phách, còn là tinh anh. Hồn có lẽ cũng cổ thể hiểu là vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm chứ không bao giờ mất.

Bài thơ đã chạm đến những rung cảm sâu xa nhất thuộc về tâm linh của giống nòi nên còn tha thiết mãi.

9 tháng 9 2017

Chép lại chính xác khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

   Vẫn còn bao nhiêu nắng

   Đã vơi dần cơn mưa

   Sấm cũng bớt bất ngờ

   Trên hàng cây đứng tuổi.

HS nêu cảm nhận về đoạn thơ đó, về cơ bản phải nêu được những nét sau:

   - Vẻ đẹp của sự giao mùa, của tâm hồn con người giao cảm với thiên nhiên và mang đầy dự cảm, thể hiện sự chiêm nghiệm và suy tư của nhà thơ.

   - Những tia nắng hạ vẫn còn, cơn mưa ồ ạt cũng vơi dần đi. Nắng – mưa là hai hình ảnh tương phản chuyển giao của đất trời trước thời khắc giao mùa.

   - Hai dòng thơ cuối vừa mang nét nghĩa tả thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ :

      + Ý nghĩa tả thực: sấm gắn với cơn mưa mùa hạ cũng đã bớt dần.

      + Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm - những gì bất thường dữ dội trong cuộc sống, hàng cây đứng tuổi - người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.

Khổ thơ nêu bật ý chí quyết tâm giải phóng miền nam của người chiến sĩ lái xe.Hai câu đầu tác giả sử dụng biện pháp liệt kê , điệp ngữ nhấn mạnh sự thiếu thốn đến trần trụi của chiếc xe''ko kính '',''ko đèn'',''ko mui'',''thùng xe xước'' qua đó cho ta thấy mức độ ác liệt của chiến trường.Những chiếc xe trần trụi ấy vẫn băng ra chiến trường dù mọi thứ trong xe không còn nguyên vẹn chỉ cần vẹn nguyên 1 trái tim người lính -trái tim vì miền nam-thì xe vẫn chạy.Đó không chỉ là sự ngoan cường,dũng cảm,vượt lên mọi gian khổ ác liệt mà còn là sức mạnh của tình yêu nước.Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng ko đè bẹp đươc tinh thần,ý chí chiến đấu của những chiến sĩ lái xe,xe vẫn chạy ko chỉ vì có động cơ máy móc mà con có cả động cơ tinh thần''vì miền nam phía trước''.Nghệ thuật đối lập những cái ''ko có'' ở bên ngoài là mốt cái ''có ''ở bên trong -đó là trái tim người lính .Trái tim thay thế cho mọi thiếu thốn,hợp nhất vs người chiến sĩ trở thành 1 cơ thể sống ko gì ngăn cản tàn phá dc trái tim chạy bằng xương máu của người chiến sĩ .Trái tim ấy tạo ra niềm tin,niềm lạc quan và sức mạnh chiến thắng .Trái tim yêu thương,trái tim cam trường của người chiến sĩ lái xe vừa là hình ảnh hoán dụ vừa là hinh ảnh ẩn dụ gợi ra bao ý nghĩa .Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp thiêng liêng tất cả vì miền nam thân yêu.Trái tim người lính tỏa sáng rực rỡ đến muôn thế hệ mai sau khiến ta ko quên được 1 thế hệ thanh niên thời kháng chiến chống mĩ oanh liệt của dân tộc.