Hãy viết đoạn văn miêu tả tâm trạng của nhân vật tôi trên đường tới trường
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Những ngày mùa thu khai trường thật đẹp và nhiều ý nghĩa, nhất là đối với các bạn nhỏ lần đầu đến trường. Tác giả Thanh Tịnh đã ghi lại những xúc cảm đó của mình qua câu chuyện ngắn Tôi đi học. Bằng việc hóa thân thành nhân vật tôi, ông đã miêu tả vô cùng sâu sắc và chân thực về ngày đầu tiên đi học. Dòng cảm xúc trong ngày đầu đi học được thể hiện theo trình tự thời gian: cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, say mê nhìn ngắm ngôi trường; hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Mọi cử chỉ, hành động đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người. Qua văn bản, ngày đầu tiên đi học lại hiện về trong mỗi chúng ta. Mỗi người có những trải nghiệm, những cảm xúc khác nhau về ngày đầu đến trường, nhưng nó sẽ đọng lại mãi mãi trong tâm trí ta. Bước qua cánh cổng trường, chúng ta đến với một thế giới mới, thế giới của tri thức, của trải nghiệm, của bài học. Truyện ngắn mang những ý nghĩa sâu sắc và là một lời nhắn nhủ đầy ý nghĩa đến với những người đang bận rộn với cuộc sống hoặc đang chán nản, mệt mỏi trên con đường mình chọn rằng chúng ta đã có một ngày đầu đi học ý nghĩa, tốt đẹp đến thế.
Bạn ơi bạn làm được chưa chỉ mình với mình cũng đang cần
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi.
Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần "Mèo" (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. "Mèo" yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt "khó ưa" của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào ! Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.
Có người nói rằng những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. Thật như thế, ông đã thể hiện rõ ràng nhất điều này ở văn bản "Tôi đi học ". Và chi tiết nổi bật nhất trong văn bản này theo em là ở phần miêu tả tâm trạng của nhân vật "tôi" trên đường đi học. Chúng ta có thể thấy được cái điều mà nhân vật "tôi" cảm giác được cũng như bao bạn học sinh mới chân bước vào trường. Nhân vật ấy tự nhiên thấy được con đường quen thuộc mà mình hằng ngày đi học tự nhiên lại lạ lẫm trong hôm nay. Hòa chung với suy nghĩ đó là cảm giác cậu thấy mình như lớn hơn, trong lòng cậu thì háo hức rộn ràng. Đó là suy nghĩ chung của biết bao nhiêu các bạn học sinh bình thường ngày đầu đi học. Đó là những gì chân thực nhất, tinh tế nhất qua dòng hồi ức của nhà văn. Phải chăng con người ta luôn luôn cảm thấy hồi hộp,thấy lạ lẫm,thấy rộn ràng khi mà họ sắp phải đối mặt với những điều mới lạ?. Có lẽ,ai ai cũng thế. Con người ai cũng có cảm xúc cảm giác đối với vạn điều, vạn chuyện trong cuộc sống bản thân mình. Đối với em,c ảm xúc kỳ lạ mới mẻ nhất là cảm xúc mà nhân vật "tôi" trong tác phẩm "tôi đi học" cảm nhận. Không gì là quá xa lạ, gần ngay trước mắt nhưng đối với một thứ ta chưa từng được tiếp xúc, tự nhiên người ta sẽ thấy bồi hồi, mơn man, tưng bừng và rộn rã. Khép đóng lại đoạn văn trên, chúng ta có thể thấy được tâm trạng của nhân vật "tôi'' là tâm trạng chân thực, rõ ràng và quen thuộc với các bạn học sinh mới bước vào một ngôi trường lạ lẫm, mới bước vào một thế giới kỳ diệu.
✿Tuệ Lâm☕
Tham khảo
Trong tác phẩm Tôi đi học, Thanh Tịnh đã xuất sắc khi cho người đọc thấy được những cung bậc cảm xúc, tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. Tác phẩm kết cấu theo dòng hồi tưởng của nhân vật, trình tự thời gian của buổi tựu trường, với ba phân đoạn chính: trên đường đến trường, ở sân trường và trong lớp học. Với lối kết cấu này giúp tác giả vừa miêu tả được sự việc diễn ra vừa thể hiện được tâm trạng của nhân vật một cách tinh tế, hợp lí. Không gian đậm chất thu với “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” chính là những tác nhân khiến nhân vật tôi mơn man nhớ đến những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường. Và cũng từ đây những cảm xúc, những kỉ niệm về ngày đầu tiên ấy cứ thế ùa về trong tâm trí nhân vật tôi. Trên con đường đến trường là cảm giác mới lạ. Cảnh vật cậu bé đã đi lại lắm lần, vốn thân quen mà hôm nay bỗng nhiên thấy lạ. “Tôi” cảm thấy mình “trang trọng” “đứng đắn” khi lần đầu tiên mặc bộ quần áo học sinh do mẹ kĩ lưỡng chuẩn bị, cảm giác trang trọng ấy còn là bởi lần đầu tiên cậu được cầm sách vở, được đến trường. Cảm thấy bản thân đã khôn lớn, trưởng thành, bởi vậy cậu còn mạnh dạn đề nghị mẹ cho cầm thêm bút, thước. Cảnh vật bên ngoài và bản thân nhân vật đều có sự thay đổi, bởi trong lòng chính tôi đã có sự thay đổi lớn: “hôm nay tôi đi học”, tôi đã bước sáng một ngưỡng cửa mới của cuộc đời, tôi khôn lớn và trưởng thành, tôi ý thức được trách nhiệm của bản thân. Tác phẩm đã cho thấy những cung bậc cảm xúc phong phú, đa dạng của nhân vật tôi trong ngày đâu tiên đến trường.