Trinh bay cuoc tien quan ra bac cua le loi tren luoc do
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Diễn biến:
Giữa lúc đó, ở phương Bắc, nhà Tần thống nhất Trung nguyên. Năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt cùng sống với người Tây Âu (hay Âu Việt), vốn có quan hệ gần gũi với nhau từ lâu đời. Cuộc kháng chiến bùng nổ. Người thủ lĩnh Tây Âu bị giết nhưng nhân dân Tây Âu - Lạc Việt không chịu đầu hàng. Sử cũ Trung Quốc chép: "Người Việt trốn vào rừng, không ai chịu để quân Tần bắt... Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày ở yên, đêm đến ra đánh quân Tần".
Người kiệt tuấn đó là Thục Phán.
Cuộc chiến đấu kiên cường, quyết liệt của cư dân Tây Âu - Lạc Việt đã làm quân Tần như "đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong". Sáu năm sau, "người Việt đã đại phá quân Tần, giết được hiệu úy Đồ Thư". Nhà Tần phải hạ lệnh bãi binh.
*Lối đánh độc đáo:
+ Đánh kiểu "du kích", đêm đánh ngày nghỉ
+ Tinh thần kiên cường, không để cho địch bắt
+ Làm cho quân Tần như "đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong"
Vì không cảnh giác đối với kẻ thù.
Làm nội bộ mất đoàn kết.
Chủ quan, không chuẩn bị vũ khí.
Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà :
Dựa vào những sự kiện lịch sử nêu trong bài học và truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy nêu rõ : Quân dân Âu Lạc đã đánh bại cuộc xâm lược của Triệu Đà, khiến y phải xin hòa. Sau đó, do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn thống nhất (tướng giỏi là Cao Lỗ và Nổi Hầu bất mãn bỏ về quê) để cùng nhau chống giặc...
- 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hòang đế , lấy hiệu là Quang Trung , rồi tiến quân ra Bắc ,mộ thêm quân ở Nghệ An .
- Tới Thanh Hóa tuyển thêm quân , làm Lễ Thệ Sư và đọc bài Hiểu dụ tướng sĩ .
- Đến Tam Điệp(Ninh Bình), cho binh sĩ ăn tết trước rồi đánh quân Thanh trong tết Kỷ Dậu, với tinh thần quyết đánh tan quân giặc .
Trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh... Sử dụng SGK và lược đồ H.59 để trình bày diễn biến trận đại phá quân Thanh của vua Quang Trung. Cần thấy được tính thần tốc trong cuộc tiến công này để chớp thời cơ tiêu diệt quân Thanh trong dịp Tết Kỉ Dậu (1789).
Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán :
- Về phía quân xâm lược Hán : thời gian - tướng chỉ huy - lực lượng - tấn công Hợp Phố - chia hai đạo thuỷ bộ tấn công vào đất Giao Chỉ - hợp quân ở vùng Lãng Bạc...
- Về phía quân ta : chiến đấu anh dũng ở Hợp Phố - Hai Bà Trưng kéo quân về Lãng Bạc, cuộc chiến ác liệt - quân ta lùi về cổ Loa. Mê Linh — quân ta lùi về Cấm Khê - tháng 3- 43 Hai Bà hi sinh anh dũng — cuộc kháng chiến tiếp tục đến tháng 11 -43 thì chấm dứt...
Giải thích vì sao cuộc kháng chiến của nhà hồ bị thất bại nhanh chóng
- Do nhà Hồ đã cướp ngôi của nhà Trần => Không được lòng dân.
- Khi chiến tranh không tận dụng được sức mạnh của nhân dân (mặc dù cũng bắt nhân dân thực hiện "vườn không nhà trống" giống nhà Trần nhưng còn bắt nhân dân nhổ lúa để quân Minh không có lương thực, đồng thời nhân dân cũng không có lương thực)
- Khi lên ngôi chưa ổn định được đất nước nhưng nhà Hồ đã tiến hành một loạt cải cách. Những cải cách ấy tuy tiến bộ nhưng nhân dân chưa kịp thích nghi thì nhà Hồ đã sử dụng những biện pháp hà khắc, cưỡng chế nên nhân dân oán than
Diến biến quá trình quân Minh xâm lược nước ta và cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ :
- Tháng 11 - 1406 , quân Minh tiến vào biên giới nước ta . Quân Minh lần lượt đánh bại quân nhà Hồ ở một số địa điểm ở Lạng Sơn .
- Hồ Quý Ly phải lui về đóng ở bờ Nam sông Nhị , lấy thành Đa Bang , làm trung tâm phòng ngự .
- Ngày 22-1-1407 , sau khi đánh bại quân nhà Hồ ở thành Đa Bang , quân Minh chiếm Đông Đô ( Thăng Long ) . Quân nhà Hồ phải lui về cố thủ ở thành Tây Đô ( Thanh Hóa )
- Tháng 4-1407 , quân Minh tấn công vào Tây Đô , Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh và bị bắt vào cuối tháng 6-1407 .
Cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng vì :
- Do đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ , đã không biết dựa vào nhân dân , đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc , không kế thừa được bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên . Trong lúc đó , quân Minh đang mạnh mà quân nhà Hồ chỉ còn biết dựa vào các thành chống giặc ,
- Thêm vào đó , những hạn chế trong các chính sách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quẩn chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh .
Kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long là: Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị ở Đàng Ngoài cho vua Lê (năm 1786), mở đầu việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt.
Sau khi nghe tin quân Thanh kéo sang nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung →Tiến quân Ra Bắc ngay.
tháng 4-1288 , đoàn quân ô mã nhi rút theo đường thuỷ trên sông bạch đằng . khi quân ô mã nhi tiến đến bãi cọc . quân trần khiêu khích rồi bỏ chạy , chờ nc rút tổ chức tấn công.
- Đầu năm 981, quân Tống theo 2 đường thủy bộ tiến đánh nước ta
- Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy và lãnh đạo cuộc kháng chiến
- Nhiều trận chiến ác liệt diễn ra trên sông Bạch Đằng
- Trên bộ, quân ta chặn đánh quân địch quyết liệt
=> Quân Tống đại bại
Vì :
- Quân ta chỉ tấn công căn cứ quân sự, kho lương thảo, vũ khí - là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược Đại Việt.
- Khi hoàn thành mục đích ta rút quân về nước.
=> Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng. => Việc chủ động tấn công làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống.
Vì cuộc tấn công này chỉ để tiêu diệt những khu tập trung nhiều lương thực,vũ khí chứ không phải tấn công để xâm lược. Lí Thường Kiệt đã có ý tưởng rất độc đáo , sáng tạo để tránh sự xâm lược của quân Tống làm như vậy để nhà Tống không còn lương thực vũ khí để xâm lược nước ta
- Đạo I: tiến quân, giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam
- Đạo II: giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị và chặn đường rút quân của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây
- Đạo III: tiến thẳng ra Đông Quan